Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

Thứ Tư Tuần 8 Thường Niên Mc 10,32-45.


Lời Chúa: Này chúng ta lên Giê-ru-sa-lem, và Con Người sẽ bị nộp.
Ha-lê-lui-a. Con Người đến để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người. Ha-lê-lui-a.
Cõi biên cương, Người thiết lập hòa bình,
và cho ngươi no đầy lúa mì tinh hảo.
Người tống đạt lệnh truyền xuống đất,
lời phán ra, hỏa tốc chạy đi.

Giê-ru-sa-lem hỡi, nào tôn vinh Chúa.


Ngày 27/05 – Thánh Augustinô Canterbury, Giám mục (qua đời năm 605?)
Năm 596, khoảng 40 tu sĩ đến Rôma để giảng đạo cho người Anglo-Saxon. Trưởng đoàn là Augustinô, Bề trên tu viện tại Rôma. Nghe nói người ta bách hại nên nhóm của ngài không tới Gaul (Pháp). Ngài trở lại Rôma và gặp ĐGH Grêgôriô Cả, vị giáo hoàng đã phái ngài đi, và được biết chuyện bách hại là vô căn cứ.
Thế là ngài lên đường. Lần này, ngài tới lãnh thổ Kent do vua Ethelbert cai trị. Nhà vua là người ngoại giáo kết hôn với một phụ nữ Kitô giáo. Nhóm ngài được tiếp đón đàng hoàng, cho cư trú tại Canterbury. Khoảng 1 năm sau, vào Chúa nhật lễ Hiện xuống năm 597, nhà vua nhập đạo. Sau khi được tấn phong giám mục tại Pháp, ngài trở lại Canterbury và lập tòa giám mục. Năm 1070, ngài cho xây một nhà thờ và một tu viện gần nhà thờ chính tòa ngày nay – và hiện nay vẫn còn. Đạo Chúa lan rộng, các tòa giám mục được thành lập tại London và Rochester. Đôi khi tiến độ công việc chậm, Augustinô không thường xuyên thành công. Các nỗ lực giải hòa các Kitô hữu người Anglo-Saxon Christians với các Kitô hữu gốc Anh (những người bị quân xâm lăng Anglo-Saxon đẩy tới miền Tây Anh quốc) đều không thành công. Ngài còn thất bại trong việc thuyết phục dân Anh bỏ tục lệ Celtic nào đó at, kể cả việc giúp họ truyền bá púc âm cho người Anglo-Saxon.
Cần mẫn làm việc, ngài khôn ngoan chú ý các quy luật truyền giáo do ĐGH Grêgôriô Cả đề xuất: Thanh lọc hơn là hủy diệt các đền thờ và tục lệ của dân ngoại; hãy thay thế các lễ hội của dân ngoại bằng các lễ của Kitô giáo; giữ lại các lễ hội địa phương nếu có thể. Ngài qua đời tại Anh năm 605, sau 8 năm ngài giảng đạo tại đây và thu được nhiều kết quả. Ngài được mệnh danh là “Tông đồ của Anh quốc” (Apostle of England).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét