Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Ngày 01/06/1852 - 1862 Giuse Túc Giáo dân Tử đạo.

Giuse Túc, Sinh năm 1852 tại Hoàng Xá, Bắc Ninh, Giáo dân, bị xử trảm ngày 1/06/1862 tại Nam Ðịnh dưới đời vua Tự Ðức, Ngày 29.04.1951. Ngày 29.04.1951, Đức Piô XII suy tôn anh Giuse Túc lên bậc Chân Phước. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên hàng Hiển thánh. Lễ kính hằng năm vào ngày 01/06.

Giuse Túc Giáo dân Tử đạo
* Vì sao lấp lánh.
Sử liệu về thánh Giuse Túc có sự khác biệt nhau khá xa về số tuổi tác của ngài khi bị bắt và tử đạo. Một số sử liệu ghi rằng : Khi bị bắt và tử đạo, cậu Giuse Túc chỉ mới chín tuổi. Sử liệu khác lại cho là 19 tuổi hoặc 21 tuổi. Tuy nhiên khi xem xét kỹ các chi tiết về bắt bớ, tù đáy và xử án thánh nhân, chúng tôi nghĩ rằng dù dã man, các quan cũng không thể xử quá tàn bạo như thế với một cậu bé chỉ mới chín tuổi đầu. Việc tra tấn hành hạ của các quan phải dành cho một thanh niên đã khôn lớn, hơn là cho một em nhỏ còn thơ dại.
Vâng, giữa tuổi thanh niên, tuổi của những ước mơ và hy vọng, tuổi của hăng say và nhiệt thành, tuổi mà sự chăm sóc và dưỡng dục đòi hỏi biết bao công phu đang chín dần, để trở thành người hữu ích cho gia đình và xã hội. Với cái tuổi thanh xuân đáng quý ấy, Giuse Túc đã chiếu sáng như một vì sao.
Giuse Túc sinh năm 1843 tại họ đạo Hoàng Xá, xứ Ngọc Đồng, tỉnh Hưng Yên (nay là Hải Hưng). Cha là Giuse Cẩn và mẹ là bà Trí. Trong cái nôi của gia đình nông dân đạo đức ấy, cậu Giuse Túc đã sinh ra và lớn lên với cuộc sống cần cù, hiền hòa như hầu hết mọi thanh niên Việt Nam ngày ngày miệt mài với nương ruộng. Nhưng thân phụ cậu không muốn cậu tiếp tục với công việc ruộng nương này, đã khuyến khích và lo liệu cho cậu theo nghiệp khoa cử. Cậu Túc vâng lời thân phụ chăm chỉ học chữ Nôm.
Những cuộc bách hại đạo của vua Tự Đức dai dẳng ngày càng khốc liệt hơn. Vì với chiếu chỉ Phân sáp ngày 05.08.1861, thì không một người nào, không một căn nhà nào của người công Giáo được bình yên. Biết bao người dân hiền hòa vô tội bị đạo đày, bị tàn sát và bị ghép cho những tội trạng mà họ không bao giờ nghĩ đến.

* Gian truân thử đức.
Anh Giuse Túc bị bắt vào đầu năm 1862 khi đang ở độ tuổi thanh xuân tươi đẹp : tuổi 19. Anh bị tạm giam ít ngày ở huyện rồi bị giải về tỉnh. Sau đó, anh bị biệt giám 4 tháng tại Đông Khê, phủ Khoái Châu. Ban ngày phải mang gông nặng, ban đêm chân bị cùm xích. Dù vậy anh Túc vẫn trung kiên với đức tin chân chính. Nhiều bạn bè cùng bị giam với anh như Phêrô Kiên (18 tuổi), Phêrô Ngân (15 tuổi), Phêrô Lương (20 tuổi) cũng được kể vào số tôi tớ Chúa đang được chuẩn bị suy tôn Chân Phước. Các anh thường gặp nhau đọc kinh chung và an ủi khích lệ nhau can đảm đến cùng( 2).
Một số thân hữu lo lót quân lính để tạo cơ hội cho anh chốn khỏi ngục, nhưng anh nói : "Tôi sẽ không trốn bất cứ cách nào, vì nếu tôi trốn sẽ làm khổ người khác. Chúa muốn thế nào, tôi xin nhận như thế".
Khi một bạn tù tỏ vẻ lo âu không biết khi bị xử, người nhà có được tin để lãnh xác hay không anh Túc bình thản bày tỏ tâm trạng của mình : "Tôi an tâm, không lo lắng gì cả. Nếu Thiên Chúa cho tôi đổ máu vì đạo, tôi tin chắc sẽ được về trời. Còn thân xác này chôn được thì chôn, bằng không chôn được thì thôi.
Theo lá thư đề ngày 02.08.1862, cha Estévez Nam cho chúng ta biết tình hình ở tỉnh Hưng Yên: "… Trong tỉnh Hưng Yên, các quan còn giữ tợn hơn. Cuối tháng 5 rất nhiều giáo hữu bị dẫn lên tỉnh. Ngày 01.06, các quan giết 100 người, hôm sau giết 600, ngày mùng 3 giết nhiều hơn nữa. Các làng ngoại giáo được lệnh giết hết các tù nhân có đạo, và họ đã triệt để thi hành, nên tôi không biết được con số phải chết trong ký này…"
Cuối tháng 5 năm đó, anh túc bị giải về Hưng Yên. Sau những lời dụ dỗ, dọa nạt và tra khảo nhiều lần không làm nay chuyển được lòng tin sắt đá của anh, các quan nhất trí kết án trảm quyết anh.
Khi lập án phong thánh cho anh Giuse Túc, một số giáo dân hiên diện trong cuộc tử đạo đã làm chứng, trong đó, ông Đaminh Hưng kể lại rằng : "Tôi đi theo cậu Túc ra tới pháp trường. cậu sốt sắng cầu nguyện và luôn kêu tên cực thánh Chúa Giêsu. Sau khi cậu bị xử chém đầu, tôi đã mai táng thi thể cậu rất tử tế".
Bà Maria Linh kể lại bà đã nhìn thấy đầu của vị tôi tớ Chúa bị quân lính tung lên cao cho quan thấy, để minh chứng với quan là họ đã triệt để thi hành mệnh lệnh. Hôm đó là ngày 01.06.1862. Thi hài anh Giuse Túc, người chiến sĩ đức tin được chôn tại chỗ, sau được cải táng và đem về nhà thờ xứ Ngọc Đồng, tỉnh Hưng yên. Ngày 29.04.1951, Đức Piô XII suy tôn anh Giuse Túc lên bậc Chân Phước. Ngày 19-06-1988, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên hàng Hiển thánh.

Thứ Tư Tuần 9 Thường Niên Mc 12,18-27.

Lời Chúa: Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là của kẻ sống.
Ha-lê-lui-a. Chúa nói: Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống; ai tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết. Ha-lê-lui-a.
Như mắt của nữ tỳ hướng nhìn tay bà chủ,
mắt chúng ta cũng hướng nhìn lên Chúa
là Thiên Chúa chúng ta,

tới khi Người xót thương chút phận.

Ngày 01/06 – Thánh Justinô, Tử đạo (qua đời năm 165)
Thánh Justinô không ngừng đòi hỏi sự thật tôn giáo, ngay cả khi ngài trở lại Kitô giáo sau nhiều năm nghiên cứu các triết học ngoại giáo.
Khi còn trẻ, ngài theo trường phái của Plato. Tuy nhiên, ngài thấy Kitô giáo trẻ lời được những vấn đề quan trọng về cuộc sống và sự hiện hữu hơn hẳn các triết gia.
Khi trở lại đạo, ngài tiếp tục mặc loại áo choàng (mantle) dành cho triết gia, và trở thành triết gia Kitô giáo. Ngài kết hợp Kitô giáo với các yếu tố tốt nhất của triết học Hy Lạp. Theo ngài, triết học là nhà mô phạm (pedagogue) của Đức Kitô, nhà giáo dục dẫn người ta đến với Đức Kitô.
Thánh Justinô có tiếng là nhà biện giải tôn giáo (apologist), bảo vệ bằng những bài viết về Kitô giáo phản bác những khích bác và hiểu lầm của người ngoại giáo. Hai bài biện giải của ngài còn truyền lại cho chúng ta, hai bài này được gởi cho hoàng đế Rôma và thượng viện. Vì trung thành với Kitô giáo, ngài bị xử trảm tại Rôma năm 165.

Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2016

Thứ Ba Đức Mẹ Đi Viếng Bà Ê-li-sa-bét Lễ kính Lc 1,39-56.

Lời Chúa: Bởi đâu tôi được thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này.
Ha-lê-lui-a. Lạy Đức Mẹ đồng trinh Maria, Mẹ thật diễm phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã cho Mẹ biết. Ha-lê-lui-a.
“ Linh hồn tôi ngợi khen Ðức Chúa,
Thần trí tôi hớn hở vui mừng
Vì Thiên Chúa, Ðấng cứu độ tôi.
Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới;
Từ nay hết mọi đời, sẽ khen tôi diễm phúc.
Ðấng toàn năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả.
Danh Người thật chí thánh chí tôn!
Ðời nọ tới đời kia,
Chúa hằng thương xót những ai kính sợ người
Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh,
Dẹp tan phường lòng trí kiêu căng.
Chúa hạ bệ những ai quyền thế,
Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.
Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư,
Người giàu có, lại đuổi về tay trắng.
Chúa độ trì, Ít-ra-en, tôi tớ của Người,
Như đã hứa cùng cha ông chúng ta.
Vì Người nhớ lại lòng thương xót
Dành cho tổ phụ Áp-ra-ham

Và cho con cháu đến muôn đời.”

Ngày 31/05 – Đức Mẹ thăm viếng
Trở lại thế kỷ XIII và XIV. Lễ này được mừng kính rộng rãi trong giáo hội để cầu nguyện cho hiệp nhất. Lễ này được ấn định từ năm 1969 sau lễ Truyền Tin (ngày 25/3) và trước lễ sinh nhật thánh Gioan Tẩy giả (ngày 24/6).
Chũng như đa số lễ về Đức Mẹ, lễ này liên quan gần với Chúa Giêsu và công cuộc cứu độ của Ngài. Các “diễn viên” trong “vở kịch” thăm viếng (x. Lc 1:39-45) là Đức Maria và thánh Êlizabet. Tuy nhiên, Chúa Giêsu và thánh Gioan Tẩy giả lấy kịch bản này theo cách bí ẩn. Chúa Giêsu làm cho thánh Gioan nhảy lên vì vui mừng – niềm vui của Ơn Cứu Độ. Êlizabet, đầy tràn niềm vui của Chúa Thánh Thần và nói những lời ngợi khen Đức Maria – những lời còn vang vọng qua mọi thời đại.
Thánh Êlizabet khen Mẹ Maria là “Mẹ Thiên Chúa” có thể được coi là lòng sùng kính đầu tiên của giáo hội đối với Đức Mẹ. Bài ca ngợi khen (Magnificat – Lc 1:46-55) là lời Đức Mẹ tán tụng Thiên Chúa.

Thứ Hai Tuần 9 Thường Niên Mc 12,1-12.

Lời Chúa: Họ đã bắt người con yêu dấu, giết chết rồi quăng ra bên ngoài vườn nho.
Ha-lê-lui-a.  Lạy Chúa Giê-su Ki-tô là vị chứng nhân trung thành, là Trưởng Tử trong số những người từ cõi chết trỗi dậy, Chúa đã yêu mến chúng con, và đã lấy máu mình rửa sạch tội lỗi chúng con. Ha-lê-lui-a.
Chúa phán: Kẻ gắn bó cùng Ta sẽ được ơn giải thoát,
người nhận biết danh Ta sẽ được sức phù trì.
Khi kêu đến Ta, Ta liền đáp lại

lúc ngặt nghèo có Ta ở bên.

Ngày 30/05 – Thánh Grêgôriô VII, Giáo hoàng (1020-1085)
Thế kỷ X và nửa đầu thế kỷ XI là những tháng năm tăm tối đối với giáo hội, một phần vì chức vụ giáo hoàng là thứ cầm cố của nhiều gia đình Rôma. Năm 1049, mọi sự bắt đầu thay đổi khi ĐGH Leo IX, được bầu chọn. Ngài là một nhà cải cách. Ngài đưa tu sĩ trẻ Hildebrand tới Rôma làm cố vấn và đại diện trong các sứ vụ quan trọng. Sau đó tu sĩ này là ĐGH Grêgôriô VII.
Lúc đó có 3 “đại dịch” trong giáo hoàng: Buôn thần bán thánh (simony), hôn nhân phi pháp của các giáo sĩ và truyền chức cho giáo dân (vua chúa và các nhà quý tộc kiểm soát việc bổ nhiệm các viên chức trong giáo hội). Đối với các việc này, tu sĩ Hildebrand hướng dẫn sự chú ý của nhà cải cách, đầu tiên là cố vấn cho các giáo hoàng và sau đó (1073-1085) chính tu sĩ Hildebrand là giáo hoàng. Các tông thư của ĐGH Grêgôriô nhấn mạnh vai trò của giám mục Rôma là linh mục của Chúa Kitô và trung tâm hữu hình của sự đoàn kết trong giáo hội. Ngài đấu tranh nhiều với hoàng đế Rôma Henry IV về việc ai kiểm soát việc bầu chọn các giám mục và các tu viện trưởng.
ĐGH Grêgôriô chống lại mọi sự tấn công vào tự do của giáo hội. Về điều này, ngài chịu đau khổ và chết khi bị đi đày. Ngài nói: “Tôi yêu công lý và ghét bất công; do đó tôi chết vì bị đày”. 30 năm sau, giáo hội chiến thắng trong việc chống lại việc phong chức cho giáo dân.

Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2016

Chúa Nhật IX TN Năm C Mình Và Máu Thánh Chúa Ki-tô

Lời Chúa: Tất cả đều ăn no nê.

       Khi ấy, Chúa Giêsu nói với dân chúng về nước Thiên Chúa và chữa lành những kẻ cần được cứu chữa. Vậy khi đã xế chiều, nhóm mười hai đến thưa Người rằng: "Xin Thầy giải tán dân chúng, để họ đi vào trong các làng mạc và trại quanh đây mà trú ngụ và kiếm thức ăn, vì chúng ta đang ở nơi hoang địa". Nhưng Người nói với các ông: "Các con hãy cho họ ăn đi". Các ông trả lời: "Chúng con chỉ có năm chiếc bánh và hai con cá, trừ phi chúng con phải đi mua thức ăn cho cả đám đông này". Số đàn ông độ năm ngàn. Người nói với các môn đệ rằng: "Hãy cho họ ngồi xuống từng nhóm độ năm mươi người". Các ông đã làm như thế, và bảo tất cả ngồi xuống. Chúa Giêsu cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, nhìn lên trời, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và phân phát cho các môn đệ để các ông dọn ra cho dân chúng. Tất cả đều ăn no nê, và người ta thu lượm được mười hai thúng miếng vụn còn dư lại.

SUY NIỆM & CẦU NGUYỆN
      Bài Tin Mừng muốn nhắc cho chúng ta hiểu: “con người không chỉ sống bằng cơm bánh nhưng bằng mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra.” Lời ấy, không chỉ là những bài giáo huấn mà còn là những hành vi cụ thể khi chữa cho các bệnh nhân, Ngài nhắm đến việc cứu chữa tâm hồn họ. Ngài muốn giải thoát con người khỏi tội lỗi. Lời Thiên Chúa là một lời linh hoạt và đem lại nhiều hoa trái, lời ấy đến để mạc khải cho chúng ta biết chúng ta là con Thiên Chúa. Rồi đến dấu chỉ gợi lên một lương thực khác, mà Chúa Giêsu đã ban cho nhân lọai vào buổi chiều thứ Năm Tuần Thánh.
    Chúng ta hãy quí trọng Bữa Tiệc Thánh Thể, không chỉ vì được chứng kiến phép lạ hóa Bánh ra nhiều, nhưng quan trọng hơn vì được hòa nhập vào sự sống và tình yêu vô biên của Đấng Cứu Thế. Và chúng ta sẽ trở nên những thừa tác viên phân phát và chia sẻ sự sống cũng như tình yêu của Ngài cho anh chị em mình như các tông đồ khi xưa, các ngài đã phân phát và thu lại những tấm bánh vụn quí giá trong phép lạ nhiệm mầu. Chúng ta cũng sẽ không khi nào bỏ phí những cuộc sống và những ơn lành của Chúa ban tặng cho chúng ta, tất cả đều quí giá trước mặt Thiên Chúa và đáng được Ngài yêu thương cứu chuộc và nuôi dưỡng bằng sự sống cho chúng ta.
     Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con tin thật Chúa đã dùng Mình Máu rất châu báu của Chúa mà nuôi dưỡng linh hồn chúng con, xin cho chúng con biết yêu mến Phép Thánh Thể, siêng năng tham dự thánh lễ hằng ngày, nhất là thánh lễ Chúa Nhật và các lễ trọng. Amen.

Ngày 29/05 – Thánh Madeleine Sophie Barat, Trinh nữ (1779-1865)
Di sản của thánh Madeleine Sophie Barat có thể tìm thấy ở hơn 100 trường học được thành lập bởi Dòng Thánh Tâm (Society of the Sacred Heart) của bà. Bà được anh của bà là Louis, hơn bà 11 tuổi, giáo dục nhiều, có cả sự giáo dục của người cha đỡ đầu. Người anh là linh mục, nên anh cũng muốn em gái học tiếng Latin, Hy Lạp, lịch sử, vật lý và toán học. Lúc 15 tuổi, bà được tiếp xúc với Kinh thánh, các giáo huấn của các giáo phụ và thần học. Bà rất thích học hỏi.
Đó là thời Cách mạng Pháp và các trường học Kitô giáo bị cấm cản. Việc giáo dục, nhất là các em gái, gặp nhiều khó khăn. Lúc đó, bà quyết định đi tu. Rồi bà lập Dòng Thánh Tâm, chuyên giáo dục trẻ em nghèo và phụ nữ nghèo. Ngày nay, các trường của Dòng Thánh Tâm dạy cả học sinh nam và nữ, cũng có những trường dành cho nam sinh. Năm 1826, Dòng Thánh Tâm của bà được Tòa thánh phê chuẩn. Lúc này bà trở thành Bề trên tổng quyền. Năm 1865, bà bị tê liệt và qua đời vào lễ Thăng Thiên. Bà được phong thánh năm 1925.

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2016

Ngày 28/05/1859 Giáo Dân Phaolô Hạnh Tử đạo.

Phaolô Hạnh, Sinh năm 1827 tại Chợ Quán, Giáo dân, bị xử trảm ngày 28/05/1859 tại Nam Việt dưới đời vua Tự Ðức. Đức Piô X đã suy tôn chứng nhân Phaolô Hạnh lên hàng Chân Phước ngày 02.05.1909. Ngày 19-06-1988, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh. Lễ kính vào ngày 28/05.
* Cây lúa trổ bông.
"Nước Thiên Chúa ví như khi một người kia gieo giống xuống đất, dù người ấy ngủ hay thức,, ban đêm hay ban ngày hạt giống cứ nẩy mầm, lớn lên mà người ấy không biết. Tự dưng cây mọc mạ rồi trổ đòng đòng và thành những hạt klúa chắc nịch, cho đến khi mùa gặt tới" (Mc 4, 26-29).

Đoạn tin mừng trên đã ứn nghiệm trong cuộc đời thánh Phaolô Hạnh.

Giáo Dân Phaolô Hạnh Tử đạo
Cậu Hạnh đã chào đời tại Tân Triều, tỉnh Biên Hòa khoảng năm 1827. Lớn lên cậu cùng hai người anh đến Chợ Quán, Sài Gòn để buôn bán. Dư luận đồn đại về anh nhiều điều xấu. Trong nghề buôn bán, anh giao dịch với một số tay anh chị chuyên lường gạt, bắt chẹt những người cô thế cô thân. Hình như có thời anh đã từng cầm đầu một băng cướp.
Thế nhưng lời tin mừng anh tiếp nhận thời thơ ấu vẫn không ngừng nẩy nở lớn lên trong anh. Dù chính anh không hay biết, lới Chúa vẫn đâm bông và chờ lúc thuận tiện thì kết trái. Một lần kia, khi chứng kiến một thiếu phụ nghèo khổ bị đàn em bóc lột không thương tiếc, anh bỗng xúc động và ra tay can thiệp, anh dùng áp lực bắt chúng phải trả lại tất cả cho nạn nhân, dù biết trước thái độ hào hiệp ấy sẽ mang lại cho mình hậu qủa không may theo luật giang hồ. Bông lúa đã chín vàng chờ tay người thợ gặt…
* Kitô hữu đến chết
Những người bị anh khuất phục tức giận tìm cách trả thù. Họ chọn giải pháp hèn hạ nhất "ném đá giấu tay". Họ tố cáo anh là Kitô hữu, và gán cho anh tội tiếp tay với quân đội Pháp. Trước tòa án, anh không bao giờ nhận tội phản quốc, vì thực tế anh không làm. Nhưng khi quan hỏi: "Anh có phải là Kitô hữu không?" thì anh công nhận, và còn khẳng định rằng: "Sẽ là Kitô hữu cho đến chết".
Suốt thời gian bị giam, các quan tìm mọi cách dụ dỗ anh bỏ đạo. Họ áp dụng những hình khổ dã man nhất đã được vua Tự Đức cho phép. Người ta căng thân thể anh ra đánh đòn, người ta dùng kìm nguội để kẹp vào dùi, và dùng những thanh sắt nung đỏ dí vào người, để bắt anh nhận tội đã vu oan và bước qua Thập Gía. Nhưng tất cả những cực hình tàn bạo đó không thể làm cho anh nản lòng thối chí. Anh không ngừng khẳng định một điều duy nhất : "Tôi là Kitô hữu, không bao giờ tôi chối đạo".

* Cây lúa trổ bông.
"Nước Thiên Chúa ví như khi một người kia gieo giống xuống đất, dù người ấy ngủ hay thức,, ban đêm hay ban ngày hạt giống cứ nẩy mầm, lớn lên mà người ấy không biết. Tự dưng cây mọc mạ rồi trổ đòng đòng và thành những hạt klúa chắc nịch, cho đến khi mùa gặt tới" (Mc 4, 26-29).
Đoạn tin mừng trên đã ứn nghiệm trong cuộc đời thánh Phaolô Hạnh.
Cậu Hạnh đã chào đời tại Tân Triều, tỉnh Biên Hòa khoảng năm 1827. Lớn lên cậu cùng hai người anh đến Chợ Quán, Sài Gòn để buôn bán. Dư luận đồn đại về anh nhiều điều xấu. Trong nghề buôn bán, anh giao dịch với một số tay anh chị chuyên lường gạt, bắt chẹt những người cô thế cô thân. Hình như có thời anh đã từng cầm đầu một băng cướp.
Thế nhưng lời tin mừng anh tiếp nhận thời thơ ấu vẫn không ngừng nẩy nở lớn lên trong anh. Dù chính anh không hay biết, lới Chúa vẫn đâm bông và chờ lúc thuận tiện thì kết trái. Một lần kia, khi chứng kiến một thiếu phụ nghèo khổ bị đàn em bóc lột không thương tiếc, anh bỗng xúc động và ra tay can thiệp, anh dùng áp lực bắt chúng phải trả lại tất cả cho nạn nhân, dù biết trước thái độ hào hiệp ấy sẽ mang lại cho mình hậu qủa không may theo luật giang hồ. Bông lúa đã chín vàng chờ tay người thợ gặt…
* Kitô hữu đến chết
Những người bị anh khuất phục tức giận tìm cách trả thù. Họ chọn giải pháp hèn hạ nhất "ném đá giấu tay". Họ tố cáo anh là Kitô hữu, và gán cho anh tội tiếp tay với quân đội Pháp. Trước tòa án, anh không bao giờ nhận tội phản quốc, vì thực tế anh không làm. Nhưng khi quan hỏi: "Anh có phải là Kitô hữu không?" thì anh công nhận, và còn khẳng định rằng: "Sẽ là Kitô hữu cho đến chết".
Suốt thời gian bị giam, các quan tìm mọi cách dụ dỗ anh bỏ đạo. Họ áp dụng những hình khổ dã man nhất đã được vua Tự Đức cho phép. Người ta căng thân thể anh ra đánh đòn, người ta dùng kìm nguội để kẹp vào dùi, và dùng những thanh sắt nung đỏ dí vào người, để bắt anh nhận tội đã vu oan và bước qua Thập Gía. Nhưng tất cả những cực hình tàn bạo đó không thể làm cho anh nản lòng thối chí. Anh không ngừng khẳng định một điều duy nhất : "Tôi là Kitô hữu, không bao giờ tôi chối đạo".
* Bông hoa ngát hương.
Ngày 28.05.1859, anh Hạnh bị trảm quyết tại Chí Hòa khi mới 32 tuổi. Thi thể vị tử đạo được mai táng ở Chợ Quán.
Đức Piô X đã suy tôn chứng nhân Phaolô Hạnh lên hàng Chân Phước ngày 02.05.1909. Ngày 19-06-1988, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh.

Thứ Bảy Tuần 8 Thường Niên Mc 11,27-33.

Lời Chúa: Ông lấy quyền nào làm các điều ấy.
Ha-lê-lui-a. Ước chi lời Đức Ki-tô ngự giữa anh em thật dồi dào phong phú, anh em hãy cảm tạ Thiên Chúa Cha, nhờ Đức Ki-tô. Ha-lê-lui-a.
Suốt cả đời con, nguyện dâng lời chúc tụng,
Và giơ tay cầu khẩn danh Ngài.
Lòng thỏa thuê như khách vừa dự tiệc,

Môi miệng con rộn rã khúc hoan ca.

Ngày 28/05 – Thánh Maria Anna Chúa Giêsu (1614-1645)
Maria Anna sống kết hợp mật thiết với Chúa và gần gũi với mọi người, dù cuộc đời của bà ngắn ngủi. Maria Anna sinh tại Quito, New Granada (nay là Ecuador), trong một gia đình quý tộc, là con út trong 8 người con. Cha là Don Girolamo Flores Zenel de Paredes, mẹ là Doña Mariana Cranobles de Xaramilo. Hai ông bà là người Tây Ban Nha, nhưng đều mất khi Maria Anna còn nhỏ và được vợ chồng người chị cả nuôi. Lúc 10 tuổi, bà khấn giữ 3 nhân đức Thanh tuân, Thanh bần và Thanh khiết. Bà muốn đi tu Dòng Đa Minh, nhưng rồi bà vào Dòng Ba Phanxicô, sống đời cầu nguyện và đền tội tại gia, chỉ ra khỏi nhà khi đi nhà thờ và đi làm việc bác ái. Bà có những lúc xuất thần khi cầu nguyện. Tại Quito, bà mở một điều dưỡng viện và một trường học cho người Phi châu và người Mỹ bản xứ. Khi bùng phát bệnh dịch, bà chăm sóc các bệnh nhân và mai táng người chết.
Năm 1645, động đất và bệnh dịch xảy ra tại Quito, bà cũng nhiễm bệnh và mất sau đó. Sau khi bà qua đời, một cây huệ tây mọc lên từ vũng máu của bà và nở hoa, điều kỳ lạ này khiến bà có biệt danh là Huệ tây Quito (The Lily of Quito). Cộng hòa Ecuador tôn vinh bà là Liệt nữ Quốc gia. ĐGH Bênêđictô XIV mở án phong thánh cho bà ngày 17-12-1757. ĐGH Piô VI tôn phong bà là Bậc đáng kính. ĐGH Piô IX tôn phong chân phước cho bà ngày 11-1-1817. ĐGH Piô XII phong thánh cho bà năm 1950. Nhiều phép lạ được coi là có sự can thiệp của bà, nhất là ở Mỹ.

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016

Thứ Sáu Tuần 8 Thường Niên Mc 11,11-26.

Lời Chúa: Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của mọi dân tộc. Anh em hãy tin vào Thiên chúa.
Ha-lê-lui-a. Chúa nói: Chính Thầy đã chọn anh em từ giữa thế gian, để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái anh em tồn tại. Ha-lê-lui-a.
Hỡi cây cối rừng xanh,
hãy reo mừng trước tôn nha Chúa,
vì Người ngự đến, Người ngự đến xét xử trần gian.
Người xét xử địa cầu theo đường công chính,

Xét xử muôn dân theo chân lý của Người.

Ngày 27/05 – Thánh Augustinô Canterbury, Giám mục (qua đời năm 605?)
Năm 596, khoảng 40 tu sĩ đến Rôma để giảng đạo cho người Anglo-Saxon. Trưởng đoàn là Augustinô, Bề trên tu viện tại Rôma. Nghe nói người ta bách hại nên nhóm của ngài không tới Gaul (Pháp). Ngài trở lại Rôma và gặp ĐGH Grêgôriô Cả, vị giáo hoàng đã phái ngài đi, và được biết chuyện bách hại là vô căn cứ.
Thế là ngài lên đường. Lần này, ngài tới lãnh thổ Kent do vua Ethelbert cai trị. Nhà vua là người ngoại giáo kết hôn với một phụ nữ Kitô giáo. Nhóm ngài được tiếp đón đàng hoàng, cho cư trú tại Canterbury. Khoảng 1 năm sau, vào Chúa nhật lễ Hiện xuống năm 597, nhà vua nhập đạo. Sau khi được tấn phong giám mục tại Pháp, ngài trở lại Canterbury và lập tòa giám mục. Năm 1070, ngài cho xây một nhà thờ và một tu viện gần nhà thờ chính tòa ngày nay – và hiện nay vẫn còn. Đạo Chúa lan rộng, các tòa giám mục được thành lập tại London và Rochester. Đôi khi tiến độ công việc chậm, Augustinô không thường xuyên thành công. Các nỗ lực giải hòa các Kitô hữu người Anglo-Saxon Christians với các Kitô hữu gốc Anh (những người bị quân xâm lăng Anglo-Saxon đẩy tới miền Tây Anh quốc) đều không thành công. Ngài còn thất bại trong việc thuyết phục dân Anh bỏ tục lệ Celtic nào đó at, kể cả việc giúp họ truyền bá púc âm cho người Anglo-Saxon.
Cần mẫn làm việc, ngài khôn ngoan chú ý các quy luật truyền giáo do ĐGH Grêgôriô Cả đề xuất: Thanh lọc hơn là hủy diệt các đền thờ và tục lệ của dân ngoại; hãy thay thế các lễ hội của dân ngoại bằng các lễ của Kitô giáo; giữ lại các lễ hội địa phương nếu có thể. Ngài qua đời tại Anh năm 605, sau 8 năm ngài giảng đạo tại đây và thu được nhiều kết quả. Ngài được mệnh danh là “Tông đồ của Anh quốc” (Apostle of England).

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

Ngày 26/05/1861 Trùm Họ Matthêu Nguyễn Văn Phượng Tử đạo.

Lúc lý hình sắp chém đầu Thánh Nhân, 2 người con trai và 1 con gái là chị Thủ đã chạy ra ôm chằm lấy ông, thương khóc thảm thiết, những người có mặt chứng kiến cảnh đó, ai cũng bùi ngùi cảm động không thể cầm được nước mắt, thật là một cảnh chia ly vĩnh biệt  rất đau đớn. Nhưng ông trùm đã can đảm giã từ con cái, sẵn sàng hy sinh tình phụ tử thân thương vì lòng kính mến Chúa, để tôn vinh Danh Thánh Chúa, ông nói với các con: “ Các con của cha ơi đừng buồn đừng khóc làm chi, cha đã gặp vận hội may mắn. Anh em chúng con hãy sống hòa thuận, yêu thương đùm bộc lẫm nhau.” Hẳn ông không quê lời Chúa dạy: “ Ai yêu con trai con gái hơn Thầy, thì không xứng với Thầy.” Theo lời Chúa phán trên, thánh Matthêu Phượng thật xứng đáng với Chúa, xứng đáng làm môn đệ Chúa, xứng đáng nhận triều thiên tử đạo. Thánh Nhân sẵn sàng hy sinh vĩnh viễn con cái, để chịu chết vì Danh Chúa.

Trùm Họ Matthêu Nguyễn Văn Phượng Tử đạo
Matthêu Phượng sinh khoảng năm 1808 tại họ Kẻ Lái tỉnh Quảng Bình, cha mẹ là người đạo đức sốt sắng, nên cậu nhờ ảnh hưởng của gia đình mà có lòng đạo sâu xa, cậu rất mến mộ học hỏi gióa lý, siêng năng tham gia thánh lễ, xưng tội rước lễ, như khi mới lên 10 tuổi, cậu phải mồ côi cha và 2 năm sau mồ côi luôn cả mẹ. Cảnh đứa con mới 12 tuổi mà mồ côi cha mẹ thật thảm thương ! Nhưng cậu Phương không ngã lòng, cậu dẫn tin tưởng Chúa, trông cậy Chúa, biết rằng không bao giờ Chúa bỏ cậu, chim chóc ngoài trời kia Chúa không để cho chết đói, huống gì cậu là con của Chúa, cậu quyết tâm lo tự lập sinh sống. Cậu học nghề thuốc với một thầy lang tên là Nhu, ông là người ngoại đạo, như rất có lòng nhân hậu, thấy cậu mồ côi ông thương giúp, dạy dỗ chỉ bảo tận tình, cha cậu nhiều bài thuốc quí.
Sau khi học nghề thuốc, cậu Phượng đến ở giúp việc cha Điểm. Năm ấy cậu 22 tuổi, cha cưới vợ cho cậu ở xứ Sáo Bùn, từ đó cậu về sống theo quê vợ, và chuyển sang nghề buôn bán, vợ chồng làm ăn ngày một phát đạt sung túc, và sinh được 8 người con, trong đó cô thủ dâng mình cho Chúa trong dòng Mến Thánh Giá, mặc dù bận lo mua bán, ông dẫn chăm sóc giáo dục con cái hết sức chu đáo, đặc biệt ông dạy con bằng gương sáng đời sống hằng ngày, muốn con cái làm việc gì tốt lành, ông phải làm gương cho chúng noi theo. Nhờ đó, các con ông sống đạo đức và lương thiện.
Dưới thời Minh Mạng cấm đạo, ông là một trong những tông đồ hoạt động nhiệt thành nhất trong họ đạo Sáo Bùn, nên được giáo dân chọn làm trùm họ. Trong lúc thiếu vắng linh mục, ông dạy đạo và rửa tội cho trẻ em cũng như người lớn, ông khích lệ đồng bào sốt sắn thờ phượng Chúa, ông khuyên bảo người lương gia nhập đạo Chúa. Mỗi khi có linh mục đến ông tiếp đón về nhà, tận tình phục vụ, che chở, nhiều người e ngại như ông chỉ mỉm cười và tiếp tục làm việc bác ái như trước.
Đầu năm 1861khi cha Đoàn Trinh Hoan đến họ Sáo Bùn, giúp giáo dân chuẩn bị mừng lễ Hiển Linh, ông rước cha về, tiếp đãi nồng hậu như các cha khác. Chẳng may đêm đó quân lính bao vây nhà ông tìm bắt cha. Cha chạy trốn ra bờ sông nhưng cũng bị bắt, họ cũng bắt luôn ông cùng 7 giáo hữu khác giải về Đồng Hới. Ở tại Đồng Hới nhiều lần ông bị đưa ra tra tấn đánh đập dã nan buộc ông chói Chúa bỏ đạo, nhưng ông cương quyết không bỏ Chúa, trong số các quan án, có viên lục sự trẻ tuổi, đem lòng yêu mến con gái ông, y hứa: “ Nếu gả con gái cho tôi, tôi hứa hết sức lo cho ông được tự do” ông trùm đáp: “ Không được đâu, trừ khi chính anh theo đạo. Tôi không gả con gái cho người ngoại đạo, dù anh là ông ký hay quan đi nữa, tôi sợ nó không giữ mãi được đức tin. Nếu gì lý do đó mà phải chết tôi sẵn sàng.”

Vào ngày 25 tháng 05 năm 1861, bản án triều đình Huế đã về tới Đồng Hới. Ông Trùm Phượng vui vẻ đi chào từ biệt các bạn tù, để hôm sau cùng với cha Hoan ra pháp trường.
Thế là ngày 26 tháng 05 năm 1861, ông được đưa ra pháp trường, lãnh nhận triều thiên tử đạo, một người cầm bản án đi phía trước: “ người này tên Nguyễn Văn Đắc, tức Phượng, là tín đồ Giatô, kẻ dám đang tâm bao che cho đạo trưởng Hoan, vi phạm luật nhà nước, là một trọng tội, phải đem xử trảm tức khắc”. Những người con thân yêu của ông đến tiển biệt ông trong nước mắt, nhưng ông can đảm an ũi họ, sau đó lý hình đuổi tất cả ra ngoài. Ngay sau khi tiếng chuông bắt đầu đổ lên, đầu vị tử đạo rơi xuống đất, và linh hồn vị anh hùng đức tin về hưởng nhan Thiên Chúa muôn đời.
Đức Thánh Cha Piô X phong chân phước cho ông ngày 02 tháng 05 năm 1909 và ngày 19 tháng 06 năm 1988 Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã suy tôn cha lện Hiển Thánh.

Ngày 26/05/1861 Linh Mục Gioan Đoàn Trinh Hoan Tử đạo.

Đức Ki-tô đã chết để cứu độ nhân loại, thánh Gioan Đoàn Trinh Hoan đã ý thức cuộc tử đạo là cách noi gương Chúa tuyệt hảo nhất, cha Hoan đã tự nguyện đón nhận nó, cha Hoan bị bắt ngày 03 thánh 01 năm 1861, vào dịp lễ Hiển Linh, dưới thời vua Tự Đức cấm đạo, mặc dù bị tù ngục tra tấn khổ sở. cha Hoan dẫn nhiệt thành giúp đỡ các tín hữu bị gian cầm, như lúc chưa bị bắt, thật cảm động trước một vị linh mục già, mình mang xiềng xích gông cùm, cực nhọc lần bước đến từng người giáo hữu sắp bị giết vì đạo, để an ủi, khích lệ và ban bí tích cho họ, trong suốt 05 tháng bị gian cầm, cha luôn làm như thế. Ch đến ngày ra pháp trường lãnh nhận triều thiên tử đạo

Linh Mục Gioan Đoàn Trinh Hoan Tử đạo
Gioan Đoàn Trinh Hoan sinh năm 1798, tại họ Kim Long, Phú Xuân, Huế, trong một gia đình đạo hạnh, cần mẫn siêng năng. Nhờ ảnh hưởng đạo đức của cha mẹ, cậu đã muốn dâng mình cho Chúa ngay từ nhỏ, được sự giúp đỡ và hướng dẫn của người cậu là cha Kiệt, rồi cậu gia nhập chủng viện và được gởi đi du học ở Pênăng (tức Mã Lai) để tu luyện làm linh mục. Học xong thần học thầy Gioan Hoan về nước được lảnh nhận chức linh mục tại Sài Gòn.
Từ ngày thụ phong linh mục, cha Gioan Hoan hết lòng phụng sự Chúa và nhiệt thành phục vụ Gióa Hội, trong 26 năm linh mục, cha đem hết tài năng sức lực lo cho các tín hữu, và rao giảng Tin Mừng cho lương dân. Thấy cha hăng sai hoạt động tông đồ, Đức Cha sai cha đi giúp nhiều họ đạo, như Kẻ San, Bảy Trời, Mỷ Hương vvv… Tới đâu, cha cũng phục vụ đắc lực và kết quả khả quan. Cha có biệt tài ăn nói rất duyên dáng, nên mọi người đều có cảm tình và quí mến cha.
Ngoài việc phục vụ, cha còn tận tâm cổ động ơn thiên triệu, đào tạo thầy giảng, huấn luyện thanh thiếu niên, và gởi vào chủng viện học tập làm linh mục, vì cha thấy ông việc giảng đạo hết sức khẩn thiết và lớn lao, mà không có người đảm nhận, đứng như lời Chúa Giê-su nói: “ Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít” Là một linh mục nhiệt tâm với nước Chúa, cha không thể không băn khoăn, lo lắng cho có nhiều thợ gặt lành nghề để phục vụ cánh đồng truyền giáo, đó cũng là nỗi bức xúc của những ai có lòng đạo đức kính mến Chúa.
Để chuẩn bị mừng lễ Hiển Linh, đầu năm 1861 cha đến họ đạo Sao Bùn, ở trọ trong nhà ông Trùm Phượng, để thăm viếng, giải tội và dâng thánh lễ cho giáo dân, các quan ở đây biết tin cha đến, đang đêm họ cho binh lính đến bao dây nhà ông trùm Phượng bắt cha. Cha vội vàng chạy ra sông tìm đường trốn, thế là cha bị bắt giải về Đồng Hới, lúc đó cha đã 63 tuổi.
Trong thời gian 05 tháng bị giam cầm tại đây, nhiều lần cha bị đưa ra tra tấn đánh đập rất dã man, có những lần bị binh lính lấy kềm sắt nung đỏ kẹp vào bắp thịt, buộc cha bước qua Thánh Giá và khai tên những người có đạo. Nhưng cha cương quyết giữ vững đức tin và nhất đinh không khai báo, dù bị khổ hình đau đớn đến tận xương thịt, cha cũng rán sức chịu đựng và hết lòng giúp đỡ các tín hữu cùng cảnh tù ngục, những người bị chiến dịch bắt đạo tháng 10 năm 1859, đã gom nhiều chức sắc trong các giáo xứ, vì nhà vua trù tính kế hoạch làm áp lực với quân Pháp, để họ triệt thoái các tàu ở cửa Hàn. Nhờ tài xã giao lịch thiệp cha Hoan đã chiếm được thiện cảm của đám lính canh, hằng ngày cha dùng nhiều thời giờ để an ủi, khích lệ các tín hữu trung thành bền đỗ theo Chúa, và giải tội cho họ. Mỗi khi được nhận Mình Thánh Chúa do các linh mục ở ngoài gởi vào, cha đều phân chia cho họ, nhờ đó họ được sức mạnh can đảm hy sinh vì Chúa.
Ngày 25 tháng 05 năm 1861 cha nhận được bản án trảm quyết, hôm đó cha thức suốt đêm, để thăm viếng khích lệ các bạn tù. Cha Hoan nói; “ Giờ cuối cùng của tôi không còn xa, phần anh em những người con yêu quý, anh em còn ở trên trần gian đau khổ này, anh em hãy trung tín đến cùng. Xin anh em cũng cầu nguyện cho tôi được hoàn thành theo ý Chúa một cách trọn vẹn” và sáng hôm sau cha được dẫn ra pháp trường, khi nghe đọc bản án. Cha nói: “ Con tạ ơn Chúa, vì Ngài cho con được phúc đổ máu vì danh Chúa”. Quan hỏi cha có muốn trói vào cột không. Cha đáp: “ Không cần, tôi sẽ quỳ yên không nhúc nhích. Nếu tôi không tự nguyện nhận cái chết, tôi đã chẳng đến đây, xin cho tôi được vài phút để cầu nguyện” sau đó cha ngước mắt lên trời tạ ơn Chúa, giơ tay giải tội cho ông Phượng và ra dấu sẵn sàng.

Khi cha cỏi áo thấy hai mảnh “ Áo Đức Bà” cha đeo phất phới trước ngực, một người lính tưởng là thứ gì quý giá thì xin. Cha nói: “ Cái này tôi không thể cho ai được, đây là hình ảnh của Đức Nữ Vương và là Bà Chúa của tôi” viên lý hình thấy thái độ dũng cảm của cha, biết cha vô tội nên nhờ lý hình khác, anh lý hình không quen đã phải chém đến 3 nhát, sau đó dùng gươm cứa đứt miếng da còn xót lại.
Noi gương Thánh Đoàn Trinh Hoan tử đạo, hằng ngày hy sinh chịu khó rao giảng đạo Chúa, trong hoàn cảnh thuận tiện cũng như lúc khó khăn, bằng lời cầu nguyện việc hy sinh và gương sáng dời sống.
Đức Thánh Cha Piô X phong chân phước cho cha ngày 02 tháng 05 năm 1909 và ngày 19 tháng 06 năm 1988 Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã suy tôn cha lện Hiển Thánh.

Thứ Năm Tuần 8 Thường Niên Mc 10,46-52.

Lời Chúa: Thưa Thầy, xin cho tôi nhìn thấy được.
Ha-lê-lui-a. Chúa nói: Tôi là ánh sáng thế gian. Ai theo tôi, sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống. Ha-lê-lui-a.
Bởi vì Chúa nhân hậu,
muôn ngàn đời Chúa vẫn chọn tình thương,

qua bao thế hệ, vẫn một niềm thành tín.

Ngày 26/05 Lễ nhớ – Thánh Philip Nêri, Linh mục (1515-1595)
Philip Nêri là dấu hiệu của sự mâu thuẫn, kết hợp sự nổi tiếng với lòng sùng đạo chống lại tình trạng thối nát của Rôma và các giáo sĩ vô tâm, đó là tình trạng tệ hại của thời kỳ hậu phục hưng (post-Renaissance). Thời trẻ, ngài bỏ cơ hội trở thành thương gia, chuyển từ Florence tới Rôma và dâng mình cho Chúa. Sau 3 năm học thần học và triết học, Ngài từ chối thụ phong linh mục. 13 năm tiếp theo ngài theo một ơn gọi “khác thường” là chuyên chăm cầu nguyện và làm việc tông đồ.
Khi Công đồng Trentô cải cách Giáo hội về giáo lý, tính cách của ngài đã khiến mọi người chú ý, từ người hành khất tới các hồng y. Một nhóm người đến theo ngài vì sự can đảm của ngài. Họ gặp ngài để cùng cầu nguyện và thảo luận, đồng thời cùng phục vụ người nghèo ở Rôma. Theo sự khuyến khích của linh mục giải tội, ngài bằng lòng thụ phong linh mục và trở thành linh mục giải tội xuất chúng, có biệt tài nhận biết người ta giả vờ và ảo tưởng, nhưng ngài luôn tỏ thái độ bác ái và hay nói đùa. Ngài sắp xếp những buổi nói chuyện, thảo luận và cầu nguyện cho các hối nhân tại căn phòng phía trên nhà thờ. Đôi khi ngài lôi kéo người ta đến nhà thờ bằng âm nhạc và dã ngoại.
Một số người theo ngài cũng trở thành linh mục và sống chung. Đó là khởi đầu cho Dòng Oratory (Hùng biện) mà ngài sáng lập. Các buổi chiều hằng ngày, cộng đoàn này có 4 buổi nói chuyện thân mật, có hát những thánh ca bằng tiếng bản xứ và cầu nguyện. Giovanni Palestrina, một trong số người theo thánh  Philip, chuyên soạn nhạc cho các buổi gặp gỡ này. Dòng Oratory được phê chuẩn sau một thời gian bị kết án là tà giáo, vì những người này giảng đạo và hát thánh ca! ĐHY Newman đã mở cơ sở của Dòng Oratory đầu tiên sử dụng tiếng Anh. Lời khuyên của thánh Philip được nhiều người tài ba lỗi lạc thời đó nhận biết. Ngài là một trong số các nhân vật uy tín của phong trào Chống Cải Cách (Counter-Reformation), chủ yếu là thay đổi sự thánh thiện cá nhân của nhiều người có uy tín trong Giáo hội. Nhân đức của ngài là khiêm nhường và vui vẻ.

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

Ngày 25/05/1857 Thầy Giảng Phêrô Đoàn Văn Vân Tử đạo.

Phêrô Ðoàn Văn Vân, Sinh năm 1780 tại Kẻ Bói, Hà Nam, Thầy giảng, bị xử trảm ngày 25 tháng 05 năm 1857 tại Sơn Tây dưới đời vua Tự Ðức. Đức Piô X suy tôn thầy Phêrô Đoàn Văn Vân lên bậc Chân Phước ngày 02.05.1909. Ngày 19-06-1988, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên hàng Hiển thánh. Lễ kính vào ngày 25/05.
Ẩn trốn xa xứ xa nhà chưa được bao lâu, thầy Phêrô Đoàn Văn Vân đã bồn chồn lo lắng, không yên lòng về các công việc của giáo xứ. Gần trót cuộc đời thầy gắn liền với trách vụ quản lý xứ. Thầy dành hết nhiệt huyết mình lo chu toàn nhiệm vụ, luôn cần mẫn miệt mài với công việc, coi đó là sứ vụ Chúa trao phó.

Thầy Cai Vân quyết định trở về nhiệm sở của mình. Quyết định đó, lòng nhiệt thành với chức vụ đó, đã đưa thầy vào con đường tử đạo. Thầy bị bắt ở cổng làng Tiên Cát trên đường đến nhà xứ.

Thầy Giảng Phêrô Đoàn Văn Vân Tử đạo
Phêrô Đoàn Văn Vân sinh năm 1781 tại làng Kẻ Bói, xứ Kẻ Sông, tỉnh Hà Nam, khi còn nhỏ cậu ở với cha Thi và được gởi đi học trường Latinh. Năm 25 tuổi, cậu trở làm thầy giảng và đi giúp các xứ đạo. Sau cùng thầy được cử về làng Bầu Nọ, tức làng Nỗ Lực sau này, và lo việc quản lý nhà xứ.
Thầy tận tụy với công việc, có lòng thương người nghèo khó, hiền lành hòa nhã với mọi người, nhưng lại nghiêm ngặt với chính mình. Thầy ăn uống thanh đạm, trang phục đơn giản. Ngoài việc quản lý, thầy còn chăm lo đời sống đạo của tín hữu, thăm bệnh nhân, giúp đỡ người hấp hối chuẩn bị về nhà cha trên trời, giàn xếp các mối bất hòa, chia rẽ trong xứ...
Cuộc sống nhân đức của thầy là tấm gương trong giáo phận. Khi khen ngợi một thầy giảng nào, các tín hữu hay nói: "Ông này nhân đức như thầy Cai Vân’.
Khi đó hai chức sắc trong làng tên là Tương và Huống bị thua bạc hết cả tiền đóng thuế của dân, liền kéo nhau vào nhà xứ, xin vay thóc để trả dần. Nghĩ rằng những người này quá mê bài bạc, thầy Cai Vân từ chối. Thế là họ manh tâm thù oán và tố cáo với quan là : "Làng Nỗ Lực có đạo trưởng, có cả đạo đường và đạo quán nữa". Quan liền đem quân đến vây bắt, nhưng hôm đó không bắt được ai. Mấy ngày sau, Tương và Huống đón đường bắt trói thầy Cai Vân đem nộp cho quan, và vu cáo thầy là đạo trưởng.
Trước công đường, quan phủ thấy vị bô lão đã ngoài thất tuần, chỉ tra vấn thầy xem có thực là đạo trưởng không. Thầy khiêm tốn trả lời : "Bẩm quan, tôi nói thật không giám khai man, tôi chỉ là thầy giảng. Quan lớn cho tôi là đạo trưởng thì đó là ý quan lớn, chớ tôi không giám nhận". Quan lại khuyên dụ thầy quá khóa để được tha, nhưng thầy trả lời: "Bẩm quan lớn, tôi giữ đạo đã bấy nhiêu tuổi đời, lẽ nào còn bỏ đạo".
Thầy bị giam ở Lâm Thao khoảng bốn tháng. Giáo hữu không giám đi lại thăm nom, vì sợ quan làm khó dễ thầy. Chỉ có cha Nghiêm lén vào giải tội cho thầy được hai lần, rồi nhờ giáo hữu Lê văn Giáp đưa Mình Thánh. Được rước Chúa, thầy thấy được an ủi lắm. Sau khi bị chuyển về Giả Mơ tỉnh Sơn Tây hơn hai tháng. Thời gian này, vì không có đồ tiếp tế nên thầy sống cực khổ, đói khát, và vì không có tiền cho lính canh nên thầy bị khinh dể, sỉ nhục và khó khăn trong mọi việc. Dầu thầy Vân cải chính nhiều lần, các quan vẫn khép án thầy là đạo trưởng.

Khi án của thầy Cai Vân "Gia Tô đạo trưởng" được vua châu phê, thầy vui mừng chờ đợi ngày hồng phúc. Trên đường ra pháp trường, người ta thấy vị bô lão 77 tuổi, kiệt sức, hai người lính đỡ hai bên gông để thầy đi khỏi té ngã, một người lính khác quàng dây thừng vào cổ tử tội lôi đi. Nhưng khuôn mặt thầy luôn vui tươi bình thản.
Đến pháp trường, thầy xin lý hình thong thả cho vài phút để cầu nguyện. Sau đó, thầy cúi đầu chịu chém, lý hình vung gươm lên và đầu thầy cai lìa khỏi cổ. Thầy Cai Vân hoàn tất tốt đẹp cuộc đời trần thế. Đời thầy là một cuộc đời gương mẫu "một người quản lý trung tín, biết phân phát lúa đúng giờ cho gia nhân". Hơn nữa, điều qúy báu đối với thầy Cai Vân chính là : "Phúc cho đầy tớ nào khi chủ về thấy làm như thế". Thầy Vân đã sống trọn hảo và hiến mạng sống mình vì sứ vụ Chúa đã trao ban.
Hôm đó là ngày 25.05.1857. Giáo dân làng Bách Lộc đã an táng vị tử đạo ngay chính nơi xử án. Sau lại chuyển thi hài thầy về mai táng ở nhà thờ Bách Lộc.
Đức Piô X suy tôn thầy Phêrô Đoàn Văn Vân lên bậc Chân Phước ngày 02.05.1909. Ngày 19-06-1988, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên hàng Hiển thánh.

Thứ Tư Tuần 8 Thường Niên Mc 10,22-45.

Lời Chúa: Này chúng ta lên Giê-ru-sa-lem, và Con Người sẽ bị nộp.
Ha-lê-lui-a. Con Người đến để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc cho muôn dân. Ha-lê-lui-a.
Chúa bày tỏ lời Người cho nhà Gia-cóp,
chiếu chỉ luật điều cho Ít-ra-en.
Chúa không đối xử với dân nào như vậy,

không cho họ biết những điều luật của Người.

Ngày 25/05/1085 Thánh Grêgôriô VII Giáo Hoàng
Grêgôriô VII (Latinh: Gregorius VII) là một giáo hoàng có vai trò rất lớn đối với lịch sử giáo hội Công giáo và được suy tôn là thánh sau khi qua đời. Ông là nhân vật tiêu biểu của việc cải cách và đã có công phục hưng tinh thần đạo đức của hàng giáo sĩ và tranh đấu cho tự do của Giáo Hội.
Gregorius VII là người kế nhiệm Giáo hoàng Alexander II và là vị Giáo hoàng thứ 157. Theo niên giám tòa thánh năm 1806 thì ông đắc cử Giáo hoàng năm 1073 và ở ngôi Giáo hoàng trong 12 năm 1 tháng 4 ngày. Niên giám tòa thánh năm 2003 xác định ông đắc cử Giáo hoàng vào ngày 22 tháng 4 năm 1073, ngày khai mạc chức vụ mục tử đoàn chiên chúa là ngày 30 tháng 6 năm 1073 và qua đời ngày 25 tháng 5 năm 1085.
Ông là người thấp nhỏ, vẻ mặt thô kịch, tiếng nói yếu ớt, nhưng trí tuệ thông minh, tinh thần sốt sắng; là người quả quyết, "người bằng máu và sắt" hăng hái binh vực quyền hành chuyên chế của Giáo hoàng.

Ngày 25/05 – Thánh Bêđa Khả Kính, Linh mục (672 -735)
Bêđa là một trong số ít người được kính trọng ngay lúc sinh thời. Các bài viết của ngài đầy đức tin, và một Công đồng đã cho đọc tại các nhà thờ. Hồi trẻ, Bêđa được bầu làm bề trên Tu viện Thánh Phaolô ở Jarrow. Có tài và giáo huấn giỏi, ngài làm thơ về mọi khoa học: triết học tự nhiên, quy tắc triết học của Aristotle, thiên văn học, số học, văn phạm, lịch sử giáo hội, cuộc đời các thánh, và đặc biệt là Kinh thánh. Ngài được phong chức phó tế lúc 19 tuổi và thụ phong linh mục lúc 30 tuổi. Ngài luôn bận học hỏi, viết lách và dạy dỗ. Ngài biên soạn 45 cuốn sách, kể cả 30 bài bình luận về Kinh thánh.
Dù được vua chúa và các nhà quý tộc tìm kiếm, cả ĐGH Sergiô, Bêđa vẫn sống trong tu viện cho đến chết. Ngài chỉ đi xa vài tháng để dạy ở trường của tổng giám mục giáo phận York. Ngài qua đời khi đang đọc Kinh Sáng Danh. Cuốn Ecclesiastical History of the English People (Lịch sử Giáo hội của Người Anh) của ngài được coi là tác phẩm rất quan trọng về nghệ thuật viết. Thời hoàng kim chấm dứt khi Bêđa qua đời: Hoàn tất mục đích chuẩn bị cho Kitô giáo Tây phương đồng hóa người Bắc phương man rợ không là người La Mã. Ngài nhận thấy lối mở cho cuộc sống mới của Giáo hội ngay cả khi điều đó xảy ra.

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016

Thứ Ba Tuần 8 Thường Niên Mc 10,28-31.

Lời Chúa: Anh em nhận được gấp trăm ở đời này, cùng với sự ngược đãi, và sự sống vĩnh cửu ở đời sau.
Ha-lê-lui-a. Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã mạc khải mầu nhiệm Nước Trời cho những người bé mọn. Ha-lê-lui-a.
Chúa biều dương ơn Người cứu độ,
mạc khải đức công chính của Người trước mặt chư dân;
Người đã nhớ lại ân tình và tín nghĩa

dành cho nhà Ít-ra-en.

Ngày 24/05 – Thánh Maria Mađalêna Pazzi (1566-1607)
Xuất thần (mystical ecstasy) là nâng tâm hồn lên với Chúa. Đó là lúc con người nhận biết mình kết hợp với Thiên Chúa, tách mình ra khỏi thế giới. Maria Mađalêna Pazzi được Thiên Chúa ban cho ơn lạ này, bà gọi đó là “thánh xuất thần” (ecstatic saint). Bà sinh trong một gia đình quý tộc ở Florence, năm 1566. Bình thường thì bà sẽ kết hôn với người giàu có và sống thoải mái, nhưng bà chọn đi đường riêng mình. Lúc 9 tuổi, Maria Mađalêna Pazzi học suy niệm với cha giải tội. Bà rước lễ lần đầu lúc 10 tuổi (thời đó là sớm), và 1 tháng sau, bà khấn giữ mình đồng trinh. Lúc 16 tuổi, bà vào Dòng Kín ở Florence vì bà muốn rước lễ hằng ngày ở đó. Bà có tên là Catarina, khi vào dòng bà lấy tên là Maria Mađalêna. Bà vào nhà tập 1 năm thì bị bệnh nặng. Cái chết hầu như gần kề nên bề trên cho bà khấn với một nghi lễ riêng. Ngay sau đó, bà xuất thần kéo dài khoảng 2 giờ. Bà cũng xuất thần sau khi rước lễ suốt 40 ngày sau. Các lần xuất thần này là kinh nghiệm phong phú về việc kết hợp với Chúa và thấu hiểu kỳ lạ về các chân lý về Thiên Chúa.
Linh mục giải tội yêu cầu bà đọc cho thư ký viết lại các kinh nghiệm xuất thần. 6 năm sau, 5 cuốn sách lớn được viết đầy. Ba cuốn đầu tiên ghi lại các lần xuất thần từ tháng 5-1584 tới lễ Hiện Xuống năm sau. Cuốn thứ tư ghi lại những thử thách kéo dài 5 năm, và cuốn thứ năm là bộ sưu tập các lá thư liên quan việc cải cách và canh tân. Một cuốn khác là Admonitions (Các lời khuyên) là bộ sưu tập những câu nói từ kinh nghiệm đào tạo các nữ tu. Sự khác thường là bình thường đối với thánh nữ này. Bà đọc được tư tưởng của người khác và tiên báo các sự kiện tương lai. Lúc sinh thời, bà hiện ra với vài người ở những nơi xa nhau và chữa lành các bệnh nhân. Thiên Chúa cho phép bà kết hiệp mật thiết đặc biệt để chuẩn bị cho bà 5 năm hiu quạnh và cảm thấy khô khan về tâm linh. Bà đắm chìm trong bóng tối mà bà không thấy gì ngoài sự sợ hãi bao trùm bà. Bà bị cám dỗ dữ dội và đau đớn về thể lý. Bà qua đời năm 1607 lúc 41 tuổi, và được phong thánh năm 1669.

Thứ Hai Tuần 8 Thường Niên Mc 10,17-27.

Lời Chúa: Hãy đi bán những gì anh có, rồi hãy đến theo tôi.
Ha-lê-lui-a. Đức Ki-tô vốn giàu sang phú quý, nhưng đã trở nên nghèo khó, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giáu có. Ha-lê-lui-a.
Người đem lại cho dân ơn giải thoát,
thiết lập giao ước đến muôn đời.
Tôn danh Người thánh thiêng khả úy.

Mãi đến thiên thu còn vang tiếng ngợ khen Người.

Ngày 23/05 – Thánh Felix Cantalice (1515-1587)
Felix là tu sĩ đầu tiên của Dòng Phanxicô được phong thánh. Thật vậy, khi ngài sinh ra, các tu sĩ Dòng Phanxicô chưa quy tụ thành nhóm. Ngài sinh ra trong một gia đình đạo hạnh, có lòng tôn kính Thiên Chúa, ở Rieti Valley. Ngài làm nông nghiệp và chăn chiên đến lúc 28 tuổi. Ngài có thói quen cầu nguyện khi lao động.
Năm 1543, ngài vào Dòng Phanxicô. Được giải thích về cuộc sống khổ hạnh của dòng, Felix trả lời: “Thưa cha, cách sống khổ hạnh của dòng không làm con sợ. Nhờ ơn Chúa giúp, con có thể vượt qua mọi khó khăn và giúp con đứng dậy từ sự yếu đuối của con”. Ba năm sau, Felix được sai tới một tu viện tại Rôma để hành khất chính thức. Vì ngài sống đơn giản và bác ái, ngài khai sáng cho nhiều người trong 42 năm ngài phục vụ anh em.
Ngài hoán cải nhiều tội nhân và đối xử với người nghèo như huynh đệ. Khi Felix không nói về việc hành khất của mình, thì ngài lần Chuỗi Mân Côi. Người ta gọi ngài bằng biệt danh “Tu sĩ Tạ Ơn Chúa” (Brother Deo Gratias) vì ngài luôn miệng nói “Tạ Ơn Chúa”. Khi ngài lớn tuổi, bề trên buộc ngài phải đi dép để bảo vệ sức khỏe. Ngài được phong thánh năm 1712.