Thứ Năm, 10 tháng 12, 2015

Thứ Sáu Tuần II Mùa Vọng Mt 11,16-19.

Lời Chúa: Họ không nghe lời ông Gioan, cũng chẳng nghe Con Người.
Ha-lê-lui-a. Chúa ngự đến, anh em hãy ra nghênh đón Người; chính Người là hoàng tử ban bình an. Ha-lê-lui-a.
Tụi tôi thổi sáo cho các anh,
mà các anh không nhảy múa;
tụi tôi hát bài đưa đám,

mà các anh không đấm ngực khóc than.

Ngày 11/12 – Thánh Damasô I, Giáo hoàng (305?-384)
Đối với thư ký của ngài là thánh Giêrônimô, thánh Damasô là “người vô song, hiểu biết Kinh thánh, tiến sĩ Giáo hội, yêu quý đức khiết tịnh”.
Thánh Damasô hiếm khi nghe những lời khen như vậy. Ngài đấu tranh với chính trị, các tà thuyết, không được lòng các giám mục và Giáo hội Đông phương muốn phá triều đại giáo hoàng của ngài.
Ngài là con của một linh mục Công giáo La Mã, có thể là người Tây Ban Nha, ngài bắt đầu với cương vị phó tế tại nhà thờ của người cha, rồi làm linh mục ở một nơi mà sau đó là đền thờ San Lorenzo (Thánh Lôrensô) ở Rôma. Ngài phục vụ giáo hoàng Liberiô (352-366) và theo ngài đi đày.
Khi ĐGH Liberiô qua đời, thánh Damasô được chọn làm giám mục thành Rôma, nhưng ít người bầu và tấn phong phó tế Ursinô làm giáo hoàng. Cuộc tranh luận giữa thánh Damasô và ngụy giáo hoàng (antipope) nổ ra chiến tranh dữ dội giữa 2 giáo đường, xúc phạm đến các giám mục Ý. Tại công nghị, thánh Damasô kêu gọi mọi người chấp nhận hành động của ngài nhân dịp sinh nhật. Các giám mục trả lời: “Chúng tôi quy tụ đến đây vì sinh nhật của ngài,chứ không kết án một người chưa biết”. Những người ủng hộ ngụy giáo hoàng còn kết án ngài phạm trọng tội – có thể liên quan tình dục – cuối năm 378. Ngài phải tự thanh minh trước tòa án dân sự và công nghị giáo hội.
Khi làm giáo hoàng, ngài sống giản dị, tương phản với các giáo sĩ Rôma, và ngài cương quyết tố cáo và chống lại tà thuyết Arian (*) và các tà thuyết khác. Sự hiểu sai về thuật ngữ Tam vị Nhất thể (Chúa Ba Ngôi) của Rôma đã đe dọa mối giao hảo với Giáo hội Đông phương, ĐGH Damasô là người tương đối thành công trong việc xử lý tình huống này.
Trong triều đại giáo hoàng của ngài, Kitô giáo được công bố là tôn giáo chính của quốc gia Rôma (năm 380), và tiếng Latin là ngôn ngữ phụng vụ. Nngài khuyến khích thánh Giêrônimô nghiên cứu Kinh thánh nên mới có bản Vulgate (bản phổ thông), bản dịch Kinh thánh bằng tiếng Latin được Công đồng Trentô (12 thế kỷ sau) tuyên bố là “xác thực khi đọc chung, khi thảo luận và giảng dạy”.

1 nhận xét: