Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

Thứ Năm Chúa Hiển dung Lễ kính Mc 9,2-10.

Lời Chúa: Đây là Con Ta yêu dấu.
Ha-lê-lui-a. Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người. Ha-lê-lui-a.
Trời xanh tuyên bố Người là đấng chánh trực,
hết mọi dân được thấy vinh quang Người.
Chính bởi vì ngài, muôn lạy chúa,
là Đấng Cao Cả trên khắp địa cầu,

Ngài trổi vượt chư thần hết thảy.

Ngày 06/08 Chúa Giêsu biến hình
Cả ba Phúc âm Nhất lãm (Synoptic Gospels) đều thuật lại câu chuyện Chúa biến hình trên núi Tabor (Mt 17:1-8; Mc 9:2-9; Lc 9:28-36). Cả ba đều đặt ngay sau lời tuyên tín của thánh Phêrô rằng Chúa Giêsu là Đấng Mêsia và lời tiên báo đầu tiên của Chúa Giêsu về cuộc Khổ nạn và cái chết của Ngài. Lòng hăng hái của thánh Phêrô muốn dựng ba lều ngay tại chỗ cho thấy việc Chúa biến hình xảy ra trong trong tuần Lễ Lều (Feast of Tents) của người Do Thái.
Thật khó xác định sự trải nghiệm của các tông đồ lúc đó, theo các học giả Kinh thánh, vì các Phúc âm dẫn chứng cách mô tả của Cựu ước về cuộc gặp gỡ Thiên Chúa trên núi Sinai và các lời tiên báo của Con Người. Chắc chắn thánh Phêrô, Giacôbê và Gioan đã có khái niệm về thiên tính của Chúa Giêsu đủ để không sợ hãi. Sự trải nghiệm như vậy bất chấp mọi cách diễn tả. Chúa Giêsu cảnh báo họ rằng vinh quang và đau khổ của Ngài sẽ được liên kết chặt chẽ – chủ đề mà thánh sử Gioan làm nổi bật xuyên suốt Phúc âm của ngài.
Từ thế kỷ thứ IV, Giáo hội đã ấn định ngày 06-08 là lễ Chúa Giêsu Biến hình. Giáo hội Đông phương cũng mừng lễ này vào khoảng thời gian đó. Khoảng thế kỷ thứ VIII Giáo hội Tây phương mới mừng lễ này.
Ngày 22-07-1456, Thập tự quân đánh bại quân Thổ Nhĩ Kỳ tại Belgrade. Tin tức chiến thắng đưa về Rôma ngày 06-08, và năm sau ĐGH Callistô III thêm lễ này vào lịch La Mã.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét