Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2015

Chúa Nhật XIX Thường Niên Năm B

Lời Chúa: Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống.

        Khi ấy, người Do-thái xầm xì phản đối, bởi vì Đức Giê-su đã nói: "Tôi là bánh từ trời xuống." Họ nói: "Ông này chẳng phải là ông Giê-su, con ông Giu-se đó sao? Cha mẹ ông ta, chúng ta đều biết cả, sao bây giờ ông ta lại nói: "Tôi từ trời xuống?" Đức Giê-su bảo họ: "Các ông đừng có xầm xì với nhau! Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha, là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy, và tôi, tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết. Xưa có lời chép trong sách các ngôn sứ: Hết mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ. Vậy phàm ai nghe và đón nhận giáo huấn của Chúa Cha, thì sẽ đến với tôi. Không phải là đã có ai thấy Chúa Cha đâu, nhưng chỉ có Đấng từ nơi Thiên Chúa mà đến, chính Đấng ấy đã thấy Chúa Cha. Thật, tôi bảo thật các ông, ai tin thì được sự sống đời đời. Tôi là bánh trường sinh. Tổ tiên các ông đã ăn man-na trong sa mạc, nhưng đã chết. Còn bánh này là bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết. Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống."

SUY NIỆN & CẦU NGUYỆN
       Qua bài Tin Mừng hôm nay, Chúa đã giới thiệu cho chúng ta về thân thế và sứ vụ của Người trong chương trình Cứu Độ của Thiên Chúa. Người Con ở cùng Người Cha. Chắc chắn Người Con biết rõ về Người Cha, Người Con biết rõ rằng “ Hết mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ.” Do đó, ai nghe và đón nhận giáo huấn của Người Cha, thì sẽ đến với Người Con. Nếu Người Cha không lôi kéo người ấy, thì chẳng ai đến được với Người Con, và ai đến được với Người Con, thì Nguời Con sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết. Người Con từ trời xuống thế gian theo ý của Người Cha. Người Con tự hiến tế đã trở thành Bánh Trường Sinh bằng chính Thịt và Máu Mình. Ai tin, và ăn thứ Bánh Hằng Sống của Người Con ban cho sẽ được sự sống đời đời.
      Trong Thánh lễ hằng ngày mà chúng ta tham dự được chia làm hai phần chính yếu, phần phụng vụ Lời Chúa và phần phụng vụ Thánh Thể. Lời của Chúa cũng như Bánh và Rượu cần phải được chia sẻ như Thịt và Máu của Ngài, tham dự và ăn Bánh trường sinh là chúng ta đi trọn con đường tình yêu của Chúa, con đường đức tin và con đường thập giá để chúng ta đạt tới vinh phúc Nước Trời. Đi trên con đường của Chúa là nhận lấy sứ mệnh rao giảng Tin Mừng cho nhân loại, như lời Chúa nói: “ Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Thầy”.
      Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể, là tấm bánh bẻ ra cho muôn người được tham dự và giúp chúng con biết sống cao thượng, sống đúng với phẩm giá làm người và làm con Thiên Chúa.  Amen.

Ngày 09/08 Thánh Teresa Benedicta Thánh giá, Nữ tu (1891-1942)
Tên cúng cơm của bà là Edith Stein. Bà một triết gia giỏi đã từng không tin vào Thiên Chúa lúc 14 tuổi, nhưng bà đánh động khi đọc tiểu sử thánh nữ Teresa Avila và bắt đầu hành trình tâm linh, rồi bà được rửa tội năm 1922. Năm 1934, bà bắt chước Teresa Avila bằng cách đi tu Dòng Kín, và có tên dòng là Teresa Benedicta Thánh giá.
Bà sinh trưởng trong một gia đình Do Thái nổi trội ở Breslau (nay là Wroclaw, Ba Lan), bà bỏ Do Thái giáo (Judaism) hồi còn là thiếu niên. Khi là sinh viên ĐH Göttingen, bà bị thu hút vào hiện tượng học (phenomenology), một phương pháp tiếp cận triết học. Nổi trội khi được Edmund Husserl bảo trợ (Edmund Husserl bảo trợ là nhà hiện tượng học hàng đầu), bà có bằng tiến sĩ triết năm 1916. Bà tiếp tục là giáo sư đại học tới năm 1922 thì bà chuyển sang trường Đa Minh ở Speyer, bà được bổ nhiệm làm giảng sư tại Viện Giáo dục Munich cho tới khi bị áp lực của Đức quốc xã (Nazis).
Sau khi sống ở Cologne Carmel (1934-1938), bà chuyển sang Dòng Kín ở Echt, Hà Lan. Đức quốc xả chiếm giữ đất nước năm 1940. Khi trả thù vì bị các giám mục Hà Lan tố giác, Đức quốc xã bắt tất cả những người Do Thái gốc Hà Lan theo Kitô giáo. Teresa Benedicta và người chị em Rosa, cũng theo Công giáo, chết trong phòng hơi ngạt ở Auschwitz ngày 09-08-1942.
Chân phước Giáo hội Gioan Phaolô II phong chân phước cho bà năm 1987 và bà được phong thánh năm 1998.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét