Thứ Bảy, 24 tháng 1, 2015

Thứ Hai Thánh Timôthêô và Thánh Titô Giám mục Lễ nhớ Lc 10,1-9



Lời Chúa: Lúa chính đầy đồng mà thợ gặt lại ít.
“ Ha-lê-lui-a. Chúa đã sai tôi đi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn, công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha. Ha-lê-lui-a.”
Hãy nói với chư dân: Chúa là Vua hiển trị
Chúa thiết lập địa cầu, địa cầu chẳng chuyển lay

Người xét xử muôn nước theo đường ngay thẳng.


Ngày 26/01 – Thánh Timôthê và Titô, Giám mục
* Thánh Timôthê (qua đời năm 97?): Điều chúng ta biết qua Tân ước về cuộc đời thánh Timôthê có vẻ như cuộc đời của một vị giám mục bị phiền nhiễu hiện đại. Ngài vinh dự là tông đồ bạn của thánh Phaolô, cùng chia sẻ việc rao giảng Phúc âm và đồng lao cộng khổ.
Thánh Timothê có cha là người Hy lạp và mẹ là người Do thái, tên Eunice. Là kết quả của cuộc hôn nhân khác chủng tộc, ngài bị người Do thái coi là bất hợp pháp. Bà Lois, bà nội (ngoại) của ngài, là người đầu tiên trở thành Kitô hữu. Thánh Timôthê là người được thánh Phaolô cảm hóa vào khoảng năm 47 và được làm công việc tông đồ với thánh Phaolô. Ngài ở với thánh Phaolô khi thành lập giáo đoàn Côrintô. Trong 15 năm làm việc với thánh Phaolô, ngài là một trong số bạn bè trung tín nhất của thánh Phaolô. Ngài được thánh Phaolô sai đi làm nhiều nhiệm vụ khó khăn – thường gặp nhiều phiền toái ở các giáo đoàn địa phương mà thánh Phaolô đã thành lập.
Thánh Timôthê ở với thánh Phaolô tại Rôma trong khi nhà bị chiếm giữ. Có một thời gian chính thánh Timôthê đã bị tù (x. Dt 13:23). Thánh Phaolô đặt ngài làm người đại diện ở giáo đoàn Êphêsô. Thánh Timôthê tương đối non trẻ đối với công việc ngài đang làm lúc đó. Thánh Phaolô viết trong 1 Tm 4:12a: “Đừng coi thường người trẻ”. Một số điểm cho thấy ngài nhút nhát. Một trong số câu thánh Phaolô viết về ngài: “Đừng chỉ uống nước lã, nhưng hãy dùng thêm ít rượu vì anh thường đau bao tử và ốm yếu luôn” (1 Tm 5:23).
* Thánh Titô (qua đời năm 94?): Thánh Titô là bạn thân và là môn đệ của thánh Phaolô, đồng thời cũng là bạn truyền giáo. Ngài là người Hy lạp, vùng Antioch. Mặc dù Titô là dân ngoại, thánh Phaolô vẫn không để ngài phải chịu cắt bì (circumcision) ở Jerusalem. Thánh Titô được coi là người kiến tạo hòa bình, nhà quản lý, người bạn vĩ đại. Thư thứ 2 thánh Phaolô gởi giáo đoàn Côrintô cho thấy sự thấu hiểu tình bằng hữu với thánh Titô, một tình bạn trong việc rao giảng Phúc âm: “Khi tôi đến Troas... Tôi không yên tâm vì tôi không gặp Titô, người anh em của tôi. Nên tôi giã từ họ để đi Macedonia.... Thậm chí khi chúng tôi đến Macedonia, thân xác chúng tôi không yên chút nào, nhưng chúng tôi khổ sở trăm bề – xung đột bên ngoài, lo sợ bên trong. Nhưng Thiên Chúa, Đấng an ủi những người nản chí thất vọng, đã khuyến khích chúng tôi bằng cách gởi Titô đến...” (2 Cr 2:12a, 13; 7:5-6).
Khi thánh Phaolô gặp rắc rối với giáo đoàn Côrintô, thánh Titô là người đem thư của thánh Phaolô đi và làm cho mọi chuyện êm xuôi. Thánh Phaolô viết rằng ngài được vững mạnh không chỉ nhờ Titô đến mà còn “vì anh ấy đã được anh em an ủi. Anh ấy đã cho chúng tôi biết là anh em nóng lòng mong đợi, buồn phiền, nhưng vẫn đầy nhiệt tình đối với tôi, khiến tôi càng vui mừng hơn nữa.... Lòng anh ấy càng tha thiết quý mến anh em, khi nhớ lại anh em đã vâng lời, đã kính sợ và run rẩy đón tiếp anh.” (2 Cr 7:7a, 15). Thư gởi Titô nói ngài là người quản lý giáo đoàn ở đảo Crete, có trách nhiệm tổ chức, chấn chỉnh và bổ nhiệm các giám mục.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét