Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016

Thứ Hai Tuần Thánh Ga 12, 1-11.

Lời Chúa: Hãy để cô ấy yên. Cô đã giữ dầu thơm này là có ý dành cho mai táng Thầy.
TUNG HÔ TIN MỪNG: Muôn lạy Vua Ki-tô, chỉ có Ngài thương đến thần dân tội lỗi.
Tôi vững vàng tin tưởng
sẽ được thấy ân lộc Chúa ban trong cõi đất dành cho kẻ sống.
Hãy cậy trông vào Chúa, mạnh bạo lên, can đảm lên nào !

Hãy trông cậy vào Chúa.

Ngày 21/03 – Chân phước Gioan Parma, Linh mục (1209-1289)
Thánh Gioan Parma là Bề trên Tổng quyền thứ bảy của dong Phanxicô, ngài nổi tiếng về việc cố gắng khôi phục tinh thần dòng lúc đầu sau khi thánh Phanxicô Assisi qua đời. Ngài sinh năm 1209, tại Parma, Ý. Khi đó, ngài là giáo sư trẻ dạy triết học, có tiếng thương người và nhận biết Chúa gọi mình từ giã thế gian để vào dòng Phanxicô. Sau khi khấn dòng, ngài được gởi tới Paris để học thần học. Sau khi thụ phong linh mục, ngài dạy thần học tại Bologna, rồi dạy tại Naples và tại Rôma.
Năm 1245, ĐGH Innocent IV triệu tập công đồng tại Lyons, Pháp. Bề trên tổng quyền dòng Phanxicô lúc đó là Crescentiô bị bệnh nên không thể đi dự công đồng, LM Gioan được sai đi thay và ngài đã gây ấn tượng nhiều đối với các vị lãnh đạo giáo hội tại công đồng. Hai năm sau, khi chủ tọa buổi bầu cử bề trên tổng quyền dòng Phanxicô, ĐGH Innocent IV nhớ đến LM Gioan và đã đề cao các đức tính của ngài.
Năm 1247, Gioan Parma được bầu làm bề trên tổng quyền. Cả dòng đều hân hoan vì cuộc bầu chọn này, hy vọng tinh thần khó nghèo và khiêm nhường ban đầu của dòng sẽ được khôi phục. Nhưng rồi mọi người thất vọng khi bề trên tổng quyền Gioan với vài người đi bộ tới các nhà dòng. Đôi khi ngài đến mà không ai biết, ở lại đó vài ngày để tìm hiểu sự thật về tinh thần của các tu sĩ.
ĐGH mời ngài làm Khâm sứ Tòa thánh tại Constantinople, tại đây ngài thành công nhất trong việc thu phục được những người Hy Lạp ly khai. Khi trở về, ngài yêu cầu người khác đảm trách việc cai quản dòng. Theo ý ngài, Bonaventura được chọn làm người kế vị. Từ đó, LM Gioan Parma sống đời cầu nguyện âm thầm tại Greccio.
Nhiều năm sau, ngài biết người Hy Lạp đã ly khai dù đã hòa giải với giáo hội một thời gian. Dù đã 80 tuổi, ngài vẫn được phép của ĐGH Nicholas IV cho trở lại Đông phương để cố gắng cứu vãn sự hiệp thông. Nhưng trên đường đ, ngài ngã bệnh và qua đời. Ngài được phong chân phước năm 1781.

1 nhận xét: