Một
ngày mùa hạ năm 1839, vua Minh Mạng rời hoàng cung đi dạo và quan sát dân tình
Huế, mọi sinh hoạt phải tạm ngưng, mọi người phải dạt vào lề đường chờ xa giá
vua đi qua mới tiếp tục công việc. Bổng xuất hiện 2 người lính không thuộc đội
cận vệ, tiến ra và quỳ trước kiệu rồng, hai tay nâng cao tờ sớ. Viên quan hầu
nhận sớ trình vua xem, tuy chỉ thấy 2 người lính nhưng sớ ký tên 3 người là các
ông: Augustino Huy, Nicola Thể và Đaminh Đạt. Sớ viết: “ Cha ông chúng tôi đã
theo đạo Giatô, năm ngoái các quan tra tấn ép buộc bước qua Thánh Giá, chúng
tôi đã miễn cưỡng làm theo, chứ thật tâm không muốn, nay chúng tôi xin tiếp tục
giữ đạo để tròn chữ hiếu với cha ông chúng tôi.” Đây là biến cố chính đưa đến
cái chết anh dũng của các vị tử đạo mà chúng ta mừng kính hôm nay.
Gian
lao thử thách là cơ hội quý giá cho người môn đệ, làm chứng cho Chúa trước mặt
người đời, và kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát. Chính các Thánh
Augustino Huy, Nicola Thể và Đaminh Đinh Đạt đã thực hành đúng lời Chúa, đã
kiên trì bền chí chịu khổ hình đến cùng vì Chúa, nên đã được cứu thoát, được lảnh
triều thiên vinh hiển …
Đaminh
Đinh Đạt Tử đạo
* Augustino
Phan Viết Huy sinh năm 1795 tại làng Hạ Linh, thuở bé có dâng mình cho Chúa chuẩn
bị làm thầy giảng nhưng sau ra lập gia đình, và tham gia quân ngũ được 10 năm.
* Nicola
Bùi Đức Thể sinh năm 1792 tại làng Kiên Trung, tính đến ngày bị bắt ông đi lính
mới được 01 tháng.
* Đaminh
Đinh Đạt sinh năm 1803 tại làng Phú Nhai, tuy ít tuổi nhất nhưng tham gia quân
ngũ được 12 năm, tất cả 03 ông đều là quân nhân ở tỉnh Nam Định, dười triều vua
Minh Mạng. Cả 03 ông đều nhiệt thành thờ phượng Chúa và sống đạo đức lương thiện.
Theo
lệnh vua, các quan phải truy lùng khắp nơi bắt hết người công giáo, ai chịu bước
qua Thập Giá chối Chúa bỏ đạo thì tha. Ai bất tuân sẽ bị tù đày hoặc giết chết,
lúc đó quan tổng trấn tỉnh Nam Định là Trịnh Quang Khanh, không lo thi hành lệch
vua, nên bị khiển trách và hăm dọa cách chức, ông ta hoảng hốt, sợ mất quyền
hành chức tước, nên đâm ra oán ghét người công giáo, và thề quyết tận diệt họ đến
cùng. Từ đó ông trở thành hùm xám của tỉnh Nam Định.
Công
việc trước tiên ông ta làm là thanh lọc hàng ngũ quân đội, ông ta biết rỏ trong
số các quân nhân dưới quyền ông có nhiều người công giáo. Nếu không tận diệt họ
trước, họ sẽ dung túng che chở người đồng đạo. Và như thế, ông sẽ không thi
hành đúng lệch vua, dựa theo lý lịch, ông thiết đãi hết các binh sĩ công giáo
trong tỉnh Nam Định, có tất cả khỏang 500 người bắt buộc phải đến dự tiệc này.
Gần bên phòng tiệc ông đặt một cây Thánh Giá, với gông cùm xiềng xích đòn doi
đã chuẩn bị xong.
Tiệc
vừa hết, ông mời mọi người sang phòng đó, chỉ cho họ xem một bên là Thánh Giá,
một bên là dụng cụ khổ hình và dõng dạc tuyên bố: “ Tôi biết anh em vì lầm lạc
mà theo Giatô tả đạo, là một thứ đạo, đức vua đã cấm, tôi thương anh em, muốn cứu
anh em. Vậy anh em hãy bước qua Thánh Giá để được về với gia đình, và được đức
vua khen thưởng. Ai ngoan cố không chịu bỏ tà đạo, sẽ gáng chịu các hình khổ
ghê gốm kia.” Khốn thay, hôm đó chỉ có 15 người can đảm không bước qua Thánh
Giá, quan tổng đốc liền ra lệnh gông cùm và tống giam 15 người vào ngục
Liên
tiếp mấy ngày liền, quan cho dẫn họ ra công đường, tra tấn đánh đập tàn nhẫn, buộc
phải đạp lên Thánh Giá, vì đau đớn quá chịu không nổi, họ bỏ đạo từ từ. Sau
cùng còn lại 3 ông: Augustino Huy, Nicola Thể và Đaminh Đạt, còn bao nhiêu người
kia nhát gan nên chối Chúa bỏ đạo! Riêng ông Huy, vì trước đây có lất vợ nhỏ ở
tỉnh, đêm hôm đó trốn ra ngoài xưng tội và làm tờ cam kết bỏ vợ nhỏ, với cha
Năng tại họ Phúc Đường rồi trở vào tù với anh em. Giai đoạn này Trịnh Quang
Khanh đang bị ngưng chức, tổng trấn Lê Văn Đức tạm thay quyền, và lệnh cho đóng
gông và đưa các ông phơi nắng ở nơi công cộng suố 21 ngày liền, mọi người đi
qua đều được tự do hành hạ sĩ nhục, nhưng quan lại thất bại.
Nicola
Bùi Đức Thể Tử đạo
Quan
tổng đốc thấy cực hình không lai chuyển nổi niềm tin sắt đá của 3 chiến sĩ dũng
cảm này, quan liền gọi các kỳ lão 3 làng Hạ Linh, Kiên Trung và Phú Nhai đến,
quan bảo phải khuyên thế nào cho các ông bỏ đạo, bằng không sẽ trừng phạt nặng
nề. Họ hết sức năn nĩ khuyên lơn, nhưng 3 vị anh hùng của Chúa vẫn can đảm
trung kiên, quan liền ra lệnh đánh đòn các kỳ lão trước các ông. Thấy các ông bị
đòn đau quá, các ngài cảm động, chịu bước qua Thập Giá bỏ đạo! Thế là gì một
chút tình cảm tầm thường, mà 3 chiến sĩ anh dũng của Chúa đã sa ngã, thật đúng
tình cảm rất nguy hại …
Khi
được trả tự do về nhà, các ông Huy, ông Thể và ông Đạt cảm thấy áy náy trong
lòng, lương tâm cắn rứt. Từ đó, các ông vô cùng hối hận, cùng nhau trở lại tỉnh
Nam Định, vào thẳng dinh tổng đốc, cùng tuyên xưng đức tin và thề quyết không
chối Chúa bỏ đạo. Nhưng quan chỉ ra lệnh đánh đòn 3 ông rồi đuổi về, một hôm
nghe tin vua Minh Mạng ngự giá dạo chơi ở Huế, nên các ông đón đường, đệ đơn
tuyên xưng đức tin lên vua, đọc xong vua nỗi giận, truyền tống giam các ông. Một
nôm quan hỏi: “ Sao có 2 mà đến 3 chữ ký” , “ Thưa quan, anh Đạt cũng không chịu
quá khóa, nhung bận việc quân, nên không thể theo chúng tôi được. Anh ấy có dặn
chúng tôi thể nào thì anh ấy cũng thế ấy” Các quan trình sự việc lên vua.
Sau
đó theo lệnh vua, quan bày trước mặt 2 ông 10 nén vàng, 1 tượng chịu nạn, 1
thanh gươm, rồi quan nói: “ Cho bay tự chọn, bước qua tượng thì được vàng, bằng
không gươm sẽ chặt đôi ngươi ra, còn xác sẽ bỏ trôi ngoài biển.” Hai ông bình tĩnh
bày tỏ ý chọn gươm. Vua Minh Mạng nổi giận truyền viết bản án như sau: “ Trước
đây ta đã làm án tử hình, nhưng ta thường chẳng muốn giết, nào ngờ chúng đã mê
dại chẳng biết sự phải lẽ. Ta đã mở lối cho chúng ăn năn chừa cải, song 2 tên cố
chấp theo Giatô tả đạo, lại bỏ cả việc quân vào kinh nộp đơn. Thật là bọn kiêu
ngạo đáng khinh đáng ghét, chẳng cho nó sống được nữa, vậy 2 tội phạm Phan Viết
Huy và Bùi Đức Thể phải cho lính đem ra biển lấy rìu lớn chặt ngang lưng rồi bỏ
xác xuống biển, để ai nấy biết rỏ điều ngăn cấm.”
Vào ngày 13 tháng 06 năm 1839, 2 ông Augustino Phan Viết Huy và Nicola Bùi Đức Thể
bị đưa ra biển, họ đặt 1 cây Thánh Giá ngay trong thuyền, để thử xem các ông có
đổi ý đạp lên chăng, nhưng họ thất vọng, họ trói 2 ông vào cột chèo, thay vì chặt
lưng, như họ chặt đầu trước rồi bổ thân ra lảm bốn, ném xuống biển làm mồi cho
cá
Còn
Đaminh Đinh Đạt sau khi đi công tác lên tỉnh, ông thu xếp việc nhà, từ giả mọi
người, và chuẩn bị tâm hồn xưng tội rước lễ đón nhận cái chết, vợ con ông khóc
lóc, ông lựa lời an ủi và quả quyết Chúa sẽ lo liệu quan phòng mọi sự. Tổng đốc
Trịnh Quang Khanh nói với ông: “ Hai bạn ngươi vì rồ dại không chịu bỏ đạo tà,
nên bị chén làm bốn quăng xuống biển. Còn ngươi nếu khôn thì chối bỏ thứ đạo đó
đi về với vợ con.” Ông Đạt thưa: “ Tôi đã chịu nhiều cực hình vì đức tin, nay
tôi sẵn sàng chịu thêm nhiều hình khổ khác nữa. Hai bạn tôi đã được phúc trọng,
quan cứ chém tôi thành tám khúc cũng được.” Quan biết có đe dọa cũng không
thành công, liền kết án giữ về kinh đô xin xử giảo.
Ngày
18 tháng 07 năm 1839 ông theo lính ra pháp trường Bảy Mẫu. Ông bình tỉnh nghe đọc
bản án, rồi quỳ gối thầm thĩ cầu nguyện, chờ quân lính tháo gông rồi ông nằm xuống,
lý hình dùng dây xiết cổ ông cho đến tắt thở. Tín hữu làng Phú Nhai thương lượng
với quan quân, đem thi hài vị tử đạo anh hùng về an táng tại khu đất của người
anh cả của ngài, sau này hài cốt của ngài được lưu giữ tại nhà thờ Phú Nhai.
Đức
Thánh Cha Lêô XIII đã phong chân phước cho 3 ông ngày 27 tháng 05 năm 1900 vào
ngày 19 tháng 06 năm 1988 Đức Giáo Hoàng Gioan Phao lô II đã suy tôn các ngài
lên bậc Hiển Thánh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét