Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

Ngày 05/06/1840 Linh Mục Luca Vũ Bá Loan Tử đạo.


Linh Mục Luca Vũ Bá Loan

Truyện tử đạo thánh Luca Vũ Bá Loan, vị niên trưởng trong số 117 vị tử đạo Việt Nam được tôn phong, là một trong những bằng chứng cụ thể nhất về sự phi lý của các bản án tử đạo. Ngài bị giết chỉ do án lệnh của triều đình, trong khi tại địa phương mọi người đều kính yêu vị linh mục già 84 tuổi râu tóc bạc phơ, hiền lành đôn hậu.
Ngày xử tử 2 người lính tình nguyện đưa cáng gánh cha ra pháp trường, cả mười người lý hình được chén đầu cha đều bỏ trốn dù biết sẽ bị phạt, và viên đao phủ thứ 11 chỉ dám thi hành phận sự sau khi xin lỗi và nói với cha rằng mình bị bó buộc miễn cưỡng mà thôi. Đức tin kiên vững  là sức mạnh chiến thắng mọi gian lao thử thách, sở dĩ các anh hùng tử đạo chịu nổi mọi cực hình, tù ngục chết chóc, là các Ngài tin tưởng vào Chúa một cách mạnh mẽ và kiên cường. Các Ngài tin chắc rằng, qua những hình khổ tạm bợ này, các Ngài sẽ được hưởng hạnh phúc muôn đời bất diệt, sau cái chết chóng qua này, các Ngài sẽ sống mãi ngàn thu.
Cha Luca Vũ Bá Loan sinh năm 1756 tại Bút Quai xứ Bút Đông, thuộc địa phận Tây Đàng Ngoài. Ngay từ nhỏ, cậu đã được Chúa gọi dâng mình giúp việc nhà Chúa, cậu tu học ở Phú Đa và Kẻ Bèo, sau khji mãn khóa thần học, thầy Loan được thụ phong linh mục, và đi giúp xứ Nam Sang, rồi đến Kẻ Vời, rồi năm 1828 Đức Cha sai đến giúp xứ Kẻ Sở và ở đó cho đến khi bị bắt.
Đời linh mục được ướp nồng bằng kinh nguyện, cha là một linh mục gương mẫu về đức mến Chúa yêu người, luôn luôn nhiệt thành phụng sự Chúa và phục vụ các tín hữu, ngoài việc ban phát các bí tích cho giáo dân, cha rất chuyên cần cầu nguyện và giảng dạy, cầu nguyện đối với cha là tối cần thiết trong công việc tông đồ, có cầu nguyện và sống kết hợp với Chúa, thì lời giảng dạy mới đánh động được lòng người, mới cải hóa tâm hồn giáo dân. Song song với những kinh nghiệm là cha thường đi thăm những người nghèo khó, bệnh tật, cha tận tâm nuôi dạy một vài em hiền lành, nhanh nhẹ để chuẩn bị cho linh mục tương lai. Cha nhiệt thành hướng dẫn, giúp đỡ các tín hữu sống thân ái với mọi người, dù có đạo hay không đạo. Cha khuyết khích an ũi các tín hữu bê bói trễ nãi. Đức Cha Jeantet Khiêm, ca tụng cha rằng: “ Thầy xét các việc cha Loan làm từ khi chịu chức linh mục cho đến ngày tử đạo, thầy thấy có lẽ trong số linh mục Việt Nam từ trước đến nay không ai sánh bằng.”
Lúc đó ở Kẻ Sở có hai người ngoại giáo tên là Đổ Cang và bá hộ Kiểng đã vi phạm luật nhà nước đang chờ ngày xét xử, họ biết vua Minh Mạng cấm đạo, nên bàn tính với nhau bắt cha Loan nộp cho quan để lập công chuộc tội, Thế là ngày 10 tháng 01 năm 1840 họ giả vờ đến thăm cha rồi bắt cha xuống thuyền chở đi, giáo hữu nghe tin cha bị bắt, thì vội vàng thu góp tiền đi chuộc cha. Nhưng họ đòi tới 2000 quan, các tín hữu không chuộc nổi, nên họ đem cha nộp cho quan huyện Phú Xuyên, quan huyện thấy cha già yếu thì không nhận, nên họ phải điệu cha thẳng đến Thăng Long. Vừa đến công đường, quan đầu tỉnh chỉ thẳng mặt 2 ông mà mắng rằng: “ Quân dại dột, sao ngươi đang tâm bắt người hiền lành đạo đức, lại đáng tuổi cha ông chúng bây thế này ?” các quan thấy cha tuổi già sức yếu thì rất kính nể, nhưng gì vua ra lệch cấm đạo và việc cha bị bắt đã công khai, nên đành phải cho gian vào ngục, như căn dặn lính gác: “ Cụ già cả, tuổi cao sức yếu, phải đối xử tử tế, không được vô lễ hành hạ Cụ, cũng chớ cấm người ta thăm viếng chăm sóc Cụ.”
Nhờ đó trong những ngày tháng tù ngục, cha Loan luôn được giáo dân ra vào thăm nuôi giúp đỡ, nhưng cha không dùng hết các quà biếu cho riêng cha, mà cha rộng rãi chia sẽ cho lính canh và các bạn tù, nên họ rất quý mến cha và càng đối xử dễ dàng hơn. Hai lần cha bị điệu ra tòa, nhưng thay vì tra khảo đánh đập, các quan chỉ hỏi qua lý lịch và khuyên bảo cha bước qua thập giá để thả cha, nhưng cha nói: “ Các quan biết rỏ tôi là đạo trưởng, và tôi đã phụng sự Chúa đến tuổi già này, làm sao tôi có thể bước qua Thánh Giá mà chối bỏ Chúa tôi cho được ?” Quan hỏi: “ Sao cụ thờ Chúa của người Pháp ?” Cha Loan đáp: “Tôi chẳng thờ Chúa của nước nào cả. Mà tôi thờ Chúa Cả Trời Đất, Chúa của muôn dân muôn nước khắp cả hoàn cầu.” Thấy cha cương quyết không bỏ đạo, các quan buộc lòng làm án trảm, gởi trình lên vua Minh Mạng.


Trong thời gian chờ đợi vua phê chuẩn bản án, cha bị gian giữ trong ngục, vì tuổi già sức yếu, lại ở nơi chật hẹp dơ bẩn, nên cha ngã bệnh nặng, cộng với căn bệnh suyễn kinh niên làm cha kiệt quệ, viên cai ngục sợ cha chết trong tù, nên xin quan cho giáo hữu họ Chuông Trung, chăm sóc chacho đến ngày d9uo7c54 lệnh xử tử. Đó là ngày 05 tháng 06 năm 1840, rồi sao đó 2 hay 3 giáo xứ, xin thi hài cha cho xứ của mình. Cha cười và nói: “ Xác tôi cũng là tro bụi, chết rồi cũng tanh hôi cho vòi bọ rúc rỉa, các ông xin làm chi ?” Thế như cha cũng đồng ý cho họ Chuông Trung thuộc giáo xứ Kẻ Chuôn, được lo liệu mai táng khi cha được Chúa lãnh phúc tử đạo.
Viên quan giám sát chủ trì phiên xử, thấy cha đi bộ cũng bỏ ngựa, giao cho một người lính rồi cùng đi bộ ra Ô cầu giấy là nơi thi hành bản án, đến nơi ông nói với cha: “ Cụ muốn làm vì thì làm đi” Cha Loan quỳ xuống cầu nguyện rồi vui vẻ đưa tay cho lính trói vào cọc. Mười người lính được chỉ định chém cha Loan bổng trốn đi hết, để giải quyết nhanh, quan liền sai người lính nam bộ tên là Minh. Người lý hình bất đắc dĩ sụp lạy cha Loan và biện bạch rằng: “ Việc vua truyền chúng cháu phải làm, xin Cụ xá lỗi cho, cháu cố giúp Cụ chết êm ái, khi về trời Cụ nhớ đến cháu nhé.” Cha Loan gật đầu và ra hiệu cho anh thi hành phận sự, các tín hữu xong vào cởi áo thấm máu vị tử đạo như một chứng tích anh hùng, của một người cha tuy già yếu nhưng mạnh mẽ về niềm tin
Ngày 27 tháng 05 năm 1900 Đức Thánh Cha Lêô XIII đã suy tôn cha lên bậc chân phước. và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tôn phong cha lên bậc Hiển Thánh ngày 19 tháng 06 năm 1988

Ngày 05/06/1862 Hai Ngư Phủ Đaminh Đổ Minh Toại & Đaminh Đổ Minh Huyên Tử đạo.

 Đaminh Đổ Minh Toại Ngư Phủ

Các thánh tử đạo Việt Nam phải chịu nhiều hình khổ khác nhau, ngoài gông cùm ra, tù ngục, đòn roi, các ngài có thể bị chém đầu, xẻo thịt, thiêu sống. Trong số 117 Hiển Thánh tử đạo, phần đông bị trảm quyết, chỉ có 6 vị bị thiêu sống, Đaminh Toại, Đaminh huyên là 2 vị đầu tiên chịu khổ hình này, để được trở nên của lễ toàn thiêu dâng lên Thiên Chúa, như thánh Polycarpo xưa, 2 vị đã tin tưởng rằng: “ Đấng đã giúp tôi quyết định chịu đau khổ vì Ngài, sẽ cho tôi sức mạnh. Ngài sẽ làm cho lửa dịu lại và cho tôi đủ sức lướt thắng mọi thử thách.”
Đaminh Toại sinh năm 1812 và Đaminh Huyên sinh năm 1817, hai ông đều là giáo hữu họ đạo Đông Thành tỉnh Thái Bình, thuộc giáo phận Trung Đàng Ngoài, cả 2 người đều có gia đình là những gia trưởng đạo đức sốt sắng, luôn nêu gương mến Chúa yêu người. Các ông sống bằng nghề đánh cá, hằng ngày chài lưới trên sông Nhị Bình ở gần cửa Ba Lạt, tánh tình đơn sơ lương thiện, 2 ông đều được các bạn đồng nghiệp và mọi người yêu thương khen ngợi.

Đaminh Đổ Minh Huyên Ngư Phủ

Tháng 08 năm 1861 vua Tự Đức bắt đạo gắt gao, nhà vua ra chiếu chỉ PHÂN SÁP, nhằm tận diệt người theo đạo công giáo, theo chiếu chỉ này, quân lính và người ngoại giáo được phép vào các làng công giáo tịch thu tài sản và bắt các giáo hữu đem nộp cho quan, để khắc hai chử TẢ ĐẠO lên gò má. Lúc đó, quân lính và người ngoại giáo kéo nhau vào họ đạo Đông Thành, sau khi vơ vét tài sản của người công giáo ở đây, họ bắt nhiều người đem nộp cho quan huyện, trong số đó có Đaminh Toại- Đaminh Huyên. Ông Toại bệnh tật đi lại không nổi, họ bảo ông nộp tiền chuộc, họ sẽ thả ông về gia đình. Nhưng 2 ông nghĩ đây là cơ hội tốt để xưng đạo thánh Chúa trước mặt thiên hạ, và vì 2 ông muốn cùng các đồng đạo tuyên xưng danh Chúa, dẫu phải trả giá bằng cuộc sống để làm chứng cho đạo Chúa là đạo thật.
Quân lính dẫn 2 ông đến huyện Quỳnh Côi, và giam vào ngục chờ ngày xét xử, suốt chín tháng bị giam trong ngục, các ông phải đói khát, xiềng xích, gông cùm khổ sở, như không bao giờ than thở buồn phiền, mà lúc nào cũng vui vẻ, sẵn sàng chịu gian lao khốn khó, trước là để lập công nghiệp, sau là để nêu gương can đảm hy sinh cho các bạn đồng đạo cùng bị giam trong ngục. Chẳng những thế, 2 ông còn thường xuyên an ủi, khích lệ các bạn bền tâm giữ vững đức tin: “ Nào anh em hãy can đảm lên, chúng ta chịu khổ vì Đức Ki-tô, nên chúng ta phải đón nhận đau khổ một cánh nhẫn nại. Chúng ta phải bền chí đến cùng và nếu cần sẵn sàng hy sinh mạng sống vì danh Chúa.
Trong thời gian bị giam giữ, nhiều lần hai ông bị điệu ra công đường, tra tấn đánh đập và buộc phải bước qua Thánh Giá để chối Chúa bỏ đạo, nhưng dù bị đòn đau đớn, các ông dẫn can đảm trung thành với Chúa, các quan thấy cực không lay chuyển được lòng tin của các ông, thì tìm cách dụ dỗ, hứa trả tự do và ban cho nhiều tiền của, nếu các ông đạp lên Thánh Giá, các ông nói: “ Của cải đời này nay còn mai mất, không thể đem lại cho chúng tôi hạnh phúc vững bền, chỉ có Chúa mới làm cho chúng tôi sống đời đời, được hưởng hạnh phúc muôn đời. Chúng tôi quyết tin theo Chúa để được Ngài thương ban hạnh phúc vĩnh viễn đó” Các quan nổi giận kết án thêu sống 2 ông, án đó chẳng những không làm khiếp sợ, mà còn tăng thêm hân hoan phấn khởi cho các ông. Và các ông hết lòng cảm ơn Chúa, vì Người đã thương cho các ông trở nên của lễ toàn thêu dâng tiến Chúa, để làm chứng cho Chúa và cứu rổi các linh hồn.


Sáng ngày 05 tháng 06 năm 1862 đúng ngày ký hòa ước Nhâm Tuất nước Pháp buộc triều đình Việt Nam phải cho tự do hành đạo, 2 ông Đaminh Toại và Đaminh Huyên vui vẻ bước lên giàn hỏa thiêu dâng hiến đời mình cho Chúa. Trong khi ngọn lửa bóc cháy bừng bừng, các ông hoan hỷ cất tiếng ngợi khen và cầu xin Chúa ban ơn thêm sức cho chịu nổi cực hình ghê tởm này, và các đã từ từ ngã gục trong đóng lửa …
Ngày 29 tháng 04 năm 1951 Đức Cha Piô XII tôn phong hai ông lên chân phước, Và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nâng các ngài lên bậc Hiển Thánh ngày 19 tháng 06 năm 1988.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét