Lời Chúa: Sao không thấy họ trở lại
tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này ?.
“ Ha-lê-lui-a. Anh em hãy tạ ơn trong
mọi hoàn cảnh, đó chính là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Ki-tô Giê-su.Ha-lê-lui-a.”
Lòng nhân hậu và tình thương Chúa
Ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời
Và tôi được ở đền Người
Những ngày tháng những năm dài triền
miên.
Ngày 12/11 – Thánh Giosaphat, Giám mục (1580?-1623)
Năm 1967, những tấm hình trên báo chí chụp ĐGH Phaolô VI ôm
Đức Athenagoras I, thượng phụ chính thống giáo ở Constantinople, đã đánh dấu một
bước tiến quan trọng đối với việc hàn gắn sự chia rẽ suốt 9 thế kỷ.
Năm 1595, ĐGM Brest-Litovsk của Chính thống giáo (nổi tiếng
thời Thế chiến I) ở Belarus và 5 giám mục khác đã muốn đoàn tụ với Rôma. Gioan
Kunsevich (Giosaphat là tên dòng) dâng mình cho Chúa và chịu chết cùng một
nguyên nhân. Ngài sinh tại vùng mà nay là Ba Lan, làm việc tại Wilno và ảnh hưởng
các giáo sĩ có liên quan Liên minh Brest (1596). Ngài trở thành tu sĩ Dòng
Basilia, rồi thụ phong linh mục, ngài nổi tiếng về giảng thuyết và sống khổ hạnh.
Ngài được bổ nhiệm giám mục Vitebsk (nay là Nga) khi còn
tương đối trẻ, và ngài phải đối mặt với tình huống khó khăn. Đa số các tu sĩ,
vì sợ liên quan phụng vụ và tập tục, đã không muốn liên kết với Rôma. Nhờ các
công nghị, hướng dẫn giáo lý, cải cách giáo sĩ và gương mẫu cá nhân, ngài thành
công trong việc được lòng nhiều phần của Chính thống giáo trong vùng.
Nhưng năm sau, hệ thống chống đối được thành lập, số người
chống đối ngài tăng lên và kết án ngài và ngài không được các giám mục Ba Lan ủng
hộ.
Ngài vẫn tới Vitebsk, nhưng ngài bị đuổi ra khỏi giáo phận.
Một linh mục được sai đến nguyền rủa ngài. Ngài bị đánh đập, bị bắn chết và thi
hài ngài bị ném xuống sông. Về sau người ta tìm thấy xác ngài và hiện nay được
an táng tại Đền thờ Thánh Phêrô ở Rôma. Ngài là vị thánh đầu tiên của Giáo hội
Đông phương được Rôma phong thánh.
Cái chết của ngài dấy lên phong trào Công giáo và đoàn kết,
nhưng vẫn tiếp tục có nhiều tranh luận. Sau khi phân chia Ba Lan, Nga đã ép buộc
những người Ruthenia gia nhập Chính thống giáo Nga.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét