Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

Thứ Sáu Lễ Nhớ Đức Mẹ dâng mình trong đền thờ.


Lời Chúa: Đức Giê-su giơ tay chỉ các môn đệ và nói: Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi.
“ Ha-lê-lui-a. Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa. Ha-lê-lui-a.”
X. Linh hồn tôi ngợi khen Ðức Chúa,
T. Thần trí tôi hớn hở vui mừng
Vì Thiên Chúa, Ðấng cứu độ tôi.
X. Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới;
Từ nay hết mọi đời, sẽ khen tôi diễm phúc.
T. Ðấng toàn năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả.
Danh Người thật chí thánh chí tôn!
X. Ðời nọ tới đời kia,
Chúa hằng thương xót những ai kính sợ người
T. Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh,
Dẹp tan phường lòng trí kiêu căng.
X. Chúa hạ bệ những ai quyền thế,
Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.
T. Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư,
Người giàu có, lại đuổi về tay trắng.
X. Chúa độ trì, Ít-ra-en, tôi tớ của Người,
Như đã hứa cùng cha ông chúng ta.
T.Vì Người nhớ lại lòng thương xót
Dành cho tổ phụ Áp-ra-ham

Và cho con cháu đến muôn đời.


Ngày 21/11 – Đức Mẹ dâng mình
Lễ Đức Mẹ dâng mình được mừng kính tại Giêrusalem từ thế kỷ VI. Một nhà thờ được xây dựng tại đây với tước hiệu Đức Mẹ dâng mình. GGhh Đông phương quan tâm nhiều đến lễ này, nhưng mãi đến thế kỷ XI Giáo hội Tây phương mới mừng kính lễ này. Thế kỷ XVI, dù lễ này không có trong lịch phụng vụ nhưng đã được phổ biến trong Giáo hội hoàn vũ.
Cũng như sinh nhật Đức Mẹ, việc Đức Mẹ dâng mình trong đền thờ không thấy kể lại rõ ràng. Trong tài liệu được coi là không có trong lịch sử là Protoevangelium (*) của Giacôbê cho chúng ta biết rằng bà Anna và ông Gioakim đã dâng bé gái Maria cho Thiên Chúa trong đền thờ khi bé Maria được 3 tuổi. Điều này để thực hiện lời hứa với Thiên Chúa khi bà Anna còn son sẻ.
Dù không được chứng minh trong lịch sử, việc dâng mình của Đức Mẹ vẫn có một mục đích thần học quan trọng, tiếp tục ảnh hưởng lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm và lễ Giáng sinh. Điều đó nhấn mạnh sự thánh thiện nơi Đức Mẹ từ khi mới sinh ra tới cả cuộc đời Đức Mẹ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét