Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2015

Thứ Bảy Thánh Marcô Tác Giả Sách Tin Mừng Lễ kính.



Lời Chúa: Anh em hãy loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo.
Ha-lê-lui-a. Chúng tôi rao giảng một Đấng Ki-tô bị đóng đinh. Người là sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Ha-lê-lui-a.
Hạnh phúc thay dân nào biết ca ngợi tung hô;
nhờ Thánh Nhan soi tỏ, họ tiến len, lạy Chúa.
Nhờ được nghe danh Ngài, họ suốt ngày hớn hở;
bởi vì Ngài công chính, nên họ được hiên ngang.

Lạy Chúa, tình thương Chúa, đời đời con ca tụng.


Ngày 25/04 – Thánh Máccô, Thánh sử
Đa số những điều chúng ta biết về thánh Máccô đều nhờ Tân ước. Ngài là người được nhắc đến trong sách Tông đồ Công vụ 12:12 (Phêrô ra khỏi tù liền đến nhà bà Maria, mẹ của ông Gioan, cũng gọi là Máccô).
Thánh Phaolô và thánh Barnaba đưa Máccô theo trên đường truyền giáo đầu tiên, nhưng vì một số lý do nên Máccô một mình trở lại Giêrusalem. Rõ ràng Phaolô không cho Máccô theo trên đường truyền giáo lần thứ hai dù Barnaba hết lời năn nỉ, vì Máccô đã làm phật lòng Phaolô. Sau đó, Phaolô yêu cầu Máccô đi thăm ngài trong tù và chúng ta thấy chuyện rắc rối không kéo dài lâu.
Ngắn nhất và cổ nhất trong 4 phúc âm, nhưng phúc âm theo thánh Máccô nhấn mạnh việc Chúa Giêsu bị loài người từ chối. Có thể phúc âm theo thánh Máccô được viết cho dân ngoại trở lại – sau cái chết của thánh Phêrô và Phaolô khoảng những năm 60 và 70 – phúc âm theo thánh Máccô là cách biểu lộ tiệm tiến về một vụ án: Đấng Mêsia bị đóng đinh.
Thánh Phêrô gọi ngài là “con”. Thánh Phêrô chỉ là một trong các nguồn phúc âm, các nguồn khác là giáo hội ở Giêrusalem (gốc Do Thái) và giáo hội ở Antiôkia (đa số là dân ngoại).
Cũng như thánh sử Luca, thánh sử Máccô không thuộc nhóm 12 tông đồ. Chúng ta không thể chắc chắn ngài có đích thân gặp Chúa Giêsu hay không. Một số học giả cho rằng ngài nói về mình khi diễn tả việc bắt Chúa Giêsu ở Gết-sê-ma-ni: “Trong khi đó có một cậu thanh niên đi theo Người, mình khoác vỏn vẹn một tấm vải gai. Họ túm lấy anh. Anh liền trút tấm vải lại, bỏ chạy trần truồng” (Mc 14:51-52).
Thánh Máccô được bổ nhiệm làm giám mục tiên khởi của Alexandria, Ai Cập. Thành Venice, nổi tiếng về bánh Piazza hiệu San Marco (Thánh Máccô), chọn thánh Máccô là thánh bổn mạng, tại thành này có một đại thánh đường có hài cốt của ngài.
Sư tử có cánh là biểu tượng của thánh Máccô. Hình ảnh sư tử rút ra từ các diễn tả của thánh Máccô về thánh Gioan Tẩy giả là “tiếng kêu trong hoang địa” (Mc 1:3), được so sánh với con sư tử đang gầm. Đôi cánh có từ thị kiến của Êdêkien về 4 sinh vật có cánh (sách Edêkien, chương 1).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét