Lời Chúa: Đức Giê-su Phải trỗi dậy từ cõi
chết.
Sáng sớm ngày thứ
nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ, thì thấy tảng
đá đã lăn khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp ông Si-môn Phê-rô và người môn đệ Đức
Giê-su thương mến. Bà nói: "Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi
chẳng biết họ để Người ở đâu."
Ông Phê-rô và môn đệ kia liền đi ra mộ.
Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phê-rô và đã tới mộ
trước. Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào. Ông
Si-môn Phê-rô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải
để ở đó, và khăn che đầu Đức Giê-su. Khăn này không để lẫn với các băng vải,
nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ
trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin. Thật vậy, trước đó, hai ông chưa hiểu
rằng: theo Kinh Thánh, Đức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết.
SUY NIỆM & CẦU NGUYỆN
Qua đoạn Tin Mừng theo thánh Gioan
chúng ta vừa đọc, tác giả chỉ nhắc đến bà Maria Madalena, bà ra mộ viếng Chúa
Giêsu. Bà đi đến mộ và hốt hoảng khi thấy tảng đá chặn cửa mộ đã bị mở ra, bà
suy nghĩ tại sao lại có chuyện lạ như thế? có ai muốn phá rối chăng? bà Maria
Madalena vội vàng chạy về báo tin cho ông Phêrô và ông Gioan người môn đệ mà Chúa
Giêsu thương mến. Hai ông hối hả chạy đến mộ, hai ông đã thấy mộ trống với các
khăn liệm còn lại ở đó, nhưng họ chẳng thấy xác Chúa đâu, người môn đệ Chúa
Giêsu thương mến nhanh chóng nhận ra rằng Thầy mình đã sống lại, ông không nhìn
bằng đôi mắt nhưng đã nhìn bằng con tim. Tác giả Tin Mừng theo thánh Gioan đã
kín đáo không nêu tên người môn đệ này, nhưng truyền thống Giáo hội vẫn cho đó
chính là tông đồ Gioan. Ông là người được Chúa Giêsu yêu thương cách đặc biệt
và ông cũng đáp lại Thầy mình với tình yêu thương nồng nàn. Chính tình yêu này
mách bảo cho ông biết đích thực chuyện gì đã xảy ra với Thầy. “ Thầy đã sống lại
thật rồi như lời Thầy đã nói”.
Trong đời sống hằng ngày, có lúc nào đó chúng ta nhận được sự vui mừng,
như những người phụ nữ nhận ra Chúa Giêsu và được lệnh truyền đi loan báo tin
vui cho người khác, nếu sự hiện diện của chúng ta là một niềm vui cho người
khác. Thì hạnh phúc cho chúng ta biết dường nào, hoặc những lời nói, những việc
làm của chúng ta đem lại niềm vui cho người khác, thì lúc đó. Chúng ta đang thực
hiện lời Chúa Giêsu đi loan báo Tin Mừng cho người khác. Nếu trong đời sống
chúng ta cảm nhận được tình yêu của Thiên Chúa, để biết đem tình yêu đó đến với
mọi người, nếu chúng ta nhìn thấy được những người cần giúp đỡ và không ngần ngại,
cho đi một chút thời gian, một chút tiền bạc, một chút gì mình có mà chia sẽ
cho người khác. Nếu chúng ta biết dừng lại những lời nói không hay, mà nói lên
những lời động viên an ủi để làm cho người anh em có thêm sức sống. Đó là chúng
ta đang mang tình yêu thương của Đấng yêu thương chúng ta đến cho những người
chung quanh, đó là chúng ta đang sống sự sống mới của Đấng Phục Sinh, chúng ta
cùng nhau cầu xin Chúa cho chúng ta biết sống niềm vui Phục sinh và mang niềm
vui đến cho mọi người.
Lạy Chúa, ước gì sự thật Chúa Phục sinh
luôn là động lực giúp chúng ta hoàn thành cuộc đời một cách ý nghĩa và tích cực
nhất. Ước gì sự thật ấy sẽ giải thoát chúng ta. Ước gì chúng ta là những người
được Chúa yêu thương một cách đặc biệt, và luôn nhận ra Chúa Giêsu Phục Sinh
đang sống động trong cuộc đời của mỗi người chúng ta qua mọi biến cố hằng ngày
của cuộc sống. Amen.
Ngày
05/04 – Thánh Vincentê Ferriô, Linh mục (1350?-1419)
Động
thái phân biệt trong giáo hội ngày nay chỉ là “cơn gió thoảng” so với “cơn lốc
xoáy” phá tan giáo hội trong thời thánh Vincentê Ferriô. Nếu có vị thánh nào là
thánh bổn mạng hòa giải thì đó là thánh Vincentê Ferriô.
Mặc
dù bị cha mẹ ngăn cản, ngài vẫn vào dòng Đa Minh tại Tây Ban Nha lúc 19 tuổi.
Sau khi học hành xuất sắc, ngài được ĐHY Peter de Luna phong chức linh mục. Với
bản chất nhiệt thành, ngài ngài hăng hái sống khổ hạnh theo luật dòng. Sau khi
thụ phong linh mục không lâu, ngài được bầu làm bề trên dòng ở Valencia.
Cuộc
ly giáo Tây phương đã phân chia Kitô giáo thành 2 phe, rồi 3 phe, có các giáo
hoàng. Giáo hoàng Clêmentô VII ở Avignon (Pháp), giáo hoàng Urbanô VI
ở Rôma. Vincentê tin rằng việc bầu chọn giáo hoàng Urbanô là vô hiệu (thánh
Catarina Siena chỉ ủng hộ giáo hoàng ở Rôma). Vâng lời ĐHY de Luna,
ngài thuyết phục người Tây Ban Nha theo giáo hoàng Clêmentô. Khi giáo hoàng
Clêmentô qua đời, Hồng y de Luna được bầu chọn tạiAvignon và trở thành
giáo hoàng Bênêđictô XIII.
Vincentê
là thầy dạy của Tòa thánh. Nhưng giáo hoàng mới không từ chức tại mật nghị
(conclave) như đã thề hứa. Ngài vẫn nhất quyết dù vua nước Pháp và đa số hồng y
phản đối. Ngài thất vọng và bị bệnh nặng, nhưng cuối cùng ngài “đi khắp thế
gian giảng về Chúa Kitô”, dù ngài cảm thấy có sự canh tân nào đó trong giáo hội
tùy thuộc vào việc hàn gắn cuộc ly giáo. Ngài giảng sôi nổi và lưu loát, ngài
dành 20 năm cuối đời đi loan truyền Tân ước khắp Tây Ban Nha, Pháp, Thụy Sĩ,
các nước nhược tiểu và Lombardy, nhấn mạnh nhu cầu sám hối và sợ phán xét. Ngài
nổi tiếng là Thiên thần Xét xử (Angel of the Judgment).
Những
năm 1408 tới 1415, ngài cố gắng thuyết phục người bạn cũ từ chức nhưng không
thành công. Cuối cùng ngài kết luận rằng Bênêđictô không là giáo hoàng thật. Dù
rất bệnh, ngài vẫn lên bục giảng trước một hội nghị mà giáo hoàng Bênêđictô
XIII chủ tọa và lớn tiếng tố cáo chính người đã truyền chức linh mục cho ngài.
Bênêđictô XIII trốn mất vĩnh viễn, những người trước theo nay cũng bỏ. Lạ thay,
Vincentê không tham dự Công đồngConstance – Công đồng này chấm dứt cuộc ly
giáo đã kéo dài 36 năm. Lúc đó, giáo hội có ĐGH Martin V. Ngài qua đời ngày 05/04/1419.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét