Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

Ngày 29/04/1811-1861 Thánh Giuse Tuân Linh mục Tử đạo.




Giuse Tuân chào đời khoảng năm 1811 tại họ Trần Xa, xứ Cao Xá, tỉnh Hưng Yên. Tuy là gia đình nông dân nghèo, nhưng cha mẹ cậu là người đạo đức và tận tâm giáo dục con cái. Tứ cái nôi ấm cúng đó, Giuse Tuân đã lớn lên trong chân lý đức tin và trong tình thương của Thiên Chúa, của cha mẹ và của mọi người.
* Chứng nhân tình thương.
“Thiên Chúa vẫn luôn luôn tác tạo những mùa xuân tươi đẹp. Ngài ban cho mùa màng tiếp tục sinh hoa kết trái. Cũng thế, do bàn tay uy quyền và rộng rãi của Ngài, Thiên Chúa sẽ gieo vãi trên mỗi thế hệ đang lên đầy đủ những đức tính dịu hiền nhân ái, để nâng đỡ những người buồn thảm, hỗ trợ những kẻ lâm nguy. Tương lai sẽ do tình thương, vì không sớm thì muộn, tình thương sẽ thắng sự oán thù. (Fx Ronsin)
Linh mục Giuse Tuân đã sống và chết hiên ngang để làm chứng cho Thiên Chúa,  Đấng sáng tạo muôn loài, mà con người là thụ tạo được Ngài yêu thương hơn cả, đễn nỗi ban chính Con Một Ngài là Đức Giêsu Kitô, để cho thế gian được ơn tái sinh và sự sống viên mãn cùng Ngài (Ga 10,10)
Giuse Tuân chào đời khoảng năm 1811 tại họ Trần Xa, xứ Cao Xá, tỉnh Hưng Yên (nay là Hải Hưng). Tuy là gia đình nông dân nghèo, nhưng cha mẹ cậu là người đạo đức và tận tâm giáo dục con cái. Tứ cái nôi ấm cúng đó, Giuse Tuân đã lớn lên trong chân lý đức tin và trong tình thương của Thiên Chúa, của cha mẹ và của mọi người.

Từ thiếu niên, cậu Tuân đã được nhận vào nhà Đức Chúa Trời học tập và sống tinh thần Phúc Âm. Sau đó cậu được chọn và học chủng viện, rồi thụ phong Linh mục, trở thành người phục vụ Tin Mừng trong thời bách hại tàn khốc nhất dưới triều đại vua Tự Đức, với những cuộc bắt bớ nhằm tiêu diệt các giáo sĩ và giáo dân trên đất Việt. Để có cơ hội cộng tác chặt chẽ hơn với các thừa sai Đaminh trong công cuộc truyền giáo, năm 1857 cha Giuse Tuân xin vào dòng anh em Thuyết giáo (trong dòng tên gọi cha là Hoan). Năm 1858, cha được tuyên khấn trong dòng và trở thành một tu sĩ gương mẫu đạo đức.

Thánh Giuse Tuân Linh mụ

* Truyền bá tình thương.
Trước cơn bách hại tàn bạo của vua Tự Đức, vì lo lắng cho đoàn chiên bơ vơ, cha Tuân phải lẫn trốn để có thể âm thầm phục vụ cho con cái trong hoàn cảnh khó khăn này.
Đầu năm 1861, khi cha đang giúp ở xứ Ngọc Đồng, một bà già bị bệnh nặng sai con trai đi mời cha Tuân về ban bí tích sau cùng cho bà. Không ngờ người con ngỗ nghịch này vì ham lợi lộc đã trở thành kẻ phản bội. Hắn đi tố giác với quan huyện để lấy tiền thưởng. Quan liền bắt cha giải lên tỉnh Hưng Yên nộp cho quan Tổng đốc.
Tại công đường, dù cha Tuân bị hành hạ, tra tấn, gông cùm… vẫn hiên ngang trung thành với Thầy chí thánh. Cha một mực làm chứng cho niềm tin của mình vào Đức Giêsu, dù phải hy sinh cả mạng sống. Hân hoan với diễm phúc tử đạo sắp được lãnh nhận, bất chấp những đau đớn và khổ hình trong tù, cha vẫn tiếp tục rao giảng tình thương vô biên của Thiên Chúa. Cha khích lệ, nâng đỡ tinh thần những anh em giáo hữu đang bị giam cầm, an ủi những anh em giáo hữu âm thầm đến thăm cha và ban bí tích cho họ.
* Trong tình yêu Thiên Chúa.
Cuối cùng người chiến sĩ anh dũng đã chạy tới đích. Sau nhiều cực hình trong mấy tháng trời, án trảm quyết cha Tuân được vua Tự Đức châu phê.
Ngày 29.04.1861, cha bị đem ra pháp trường Hưng Yên xử. Tại pháp trường, một giáo hữu chứng kiến vụ hành quyết cha, bà Anna Bình, đã làm chứng trong hồ sơ phong thánh như sau:
“Tôi đã thấy người tôi tá Chúa (cha Tuân) đi lãnh án tử với thái độ trang nghiêm, dũng cảm và hân hoan. Cha phải bước đi khó khăn, chậm chạp vì hai chân bị xiềng xích nặng nề. Khi tới nơi xử, cha quỳ gối xuống, kêu tên Cực Thánh Giêsu, biểu lộ lòng tin yêu và phó thác, rồi bình thản đón chờ cái chết. Có nhiều người đã chứng kiến cái chết oai hùng của cha. Tôi đến gần và lấy vải thấm máu cha vừa đổ xuống”.
Đúng 90 năm sau ngày vị anh hùng đức tin về Thiên Quốc. Ngày 29.04.1951, Đức Thánh cha Pio XII suy tôn linh mục Giuse Tuân lên bậc chân phước cùng với 24 vị tử đạo khác trên đất Việt. Ngày 19.06.1988, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nâng ngài lên bậc Hiển thánh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét