Những Điều Khác Nhau:
Mặc dù có một số điểm tương tự giữa
Chúa Giêsu và Muhammad (Mô-ha-mét) – như lãnh đạo tôn giáo vĩ đại và ảnh hưởng
thế giới, nhưng có những điểm rất khác nhau. Đó là khác nhau về lời tuyên bố, tính
cách, quyền phép, ủy thác, quyền năng và sứ điệp. Chúng ta hãy cùng điểm qua
các điểm dị biệt này.
Tuyên Bố Khác Nhau:
Muhammad nói ông chỉ là một con
người; Còn Đức Giêsu tuên bố Ngài là Thiên Chúa. Thật vậy, Muhammad chưa hề
tuyên bố ông là gì khác hơn một con người, một tiên tri của Đấng Allah. Lời cầu
nguyện của ông chứng tỏ điều này: “Lạy Thánh Allah! Con chỉ là một con người”
(Ahmed, Musnad, Vol. 6, tr. 103).
Mặc dù Đức Giêsu là một con người,
cũng cảm thấy đau đớn, đói, khát, mệt mỏi, và cũng bị cám dỗ như chúng ta,
nhưng Đức Giêsu là Thiên Chúa, đồng đẳng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Ngài
được nói trước là sẽ làm người, Ngài và Chúa Cha luôn hiện hữu là MỘT Thiên
Chúa, đồng sáng tạo vũ trụ.
Vài lý thuyết phổ thông, như The
Da Vinci Code (Mật mã Da Vinci), cho rằng Giáo hội đã “phát minh” thần tính
(divinity) của Chúa Giêsu, nhưng các chứng cớ lịch sử cho thấy các Kitô hữu đầu
tiên đã tin rằng Chúa Giêsu vừa là Thiên Chúa vừa là con người.
Kitô giáo không như vậy nếu các
môn đệ của Chúa Giêsu không hoàn toàn tin Ngài là Thiên Chúa. Thuật ngữ “Con
Thiên Chúa” không có nghĩa là “con ruột” (biological offspring, con về phương
diện sinh học) hoặc Chúa Giêsu “kém thua” Chúa Cha, mà chỉ phản ánh mối quan hệ
lẫn nhau về tính thần thánh (godhead). Các chứng cớ đều cho thấy rõ rằng các
môn đệ đã hoàn toàn tin Chúa Giêsu là Thiên Chúa.
Tính Cách Khác Nhau:
Là một con người, Muhammad cũng
phạm tội và chết như chúng ta. Nhưng Chúa Giêsu tuyệt đối không có tội: “Ai
trong các ông chứng minh được là tôi có tội? Nếu tôi nói sự thật, sao các ông lại
không tin tôi? Ai trong các ông chứng minh được là tôi có tội? Nếu tôi nói sự
thật, sao các ông lại không tin tôi?” (Ga 8:46). Ngay cả các kẻ thù của Ngài
cũng không thể kết tội Ngài đã phá bỏ các Điều răn của Thiên Chúa. Còn Muhammad
nhận mình cũng sai lầm, và xin Đấng Allah tha thứ 3 lần (Sura al-Ghafir 40:55;
47:19 al-Fath 48:2).
Quyền Phép Khác Nhau:
Muhammad chưa bao giờ làm một
phép lạ nào (Qur’an 29:50), nhưng Chúa Giêsu đã chứng tỏ quyền phép đối với
thiên nhiên và con người bằng cách làm rất nhiều phép lạ: Chữa người què, mù,
câm, điếc, làm sóng yên biển lặng, làm cho người chết sống lại, hóa bánh ra nhiều,
đuổi thần ô uế,…
Ủy Thác Khác Nhau:
Chúa Giêsu được các ngôn sứ tiên
báo, còn Muhammad thì không. Muhammad không đưa ra các ủy thác nào ngoài sự tiết
lộ (revelation). Gần 300 lời tiên tri trong Cựu ước với 61 chi tiết đặc biệt đã
được Chúa Giêsu hoàn tất. Chỉ Thiên Chúa mới có thể ứng nghiệm đầy đủ từng chi
tiết. Do đó, Chúa Giêsu đã phù hợp từng chi tiết. Thiên nhiệm của Chúa Giêsu được
tiên báo bằng Lời Tiên Tri của Thiên Chúa.
Quyền Năng Khác Nhau:
Sự phục sinh của Chúa Giêsu đã chứng
tỏ thiên năng của Ngài, còn Muhammad đã chết và xương cốt vẫn ở ngôi mộ tại
Medina. Mặt khác, Chúa Giêsu đã sống lại sau 3 ngày bị đóng đinh và đã được các
lý hình xác nhận là Ngài đã tắt hơi thở. Cuộc khổ nạn và sự phục sinh của Ngài
là các sự kiện lịch sử mà ngày nay người ta đã chứng minh cụ thể rõ ràng.
Sứ Điệp Khác Nhau:
Chúa Giêsu dạy yêu thương và dịu
hiền, còn Muhammad dạy quy luật và phục tùng (submission). Muhammad dạy rằng
chúng ta phải đạt được ơn cứu độ bằng cách trung thành với Ngũ Trụ Đức Tin Hồi
Giáo (Islam’s Five Pillars of the Faith). Nói cách khác, ơn cứu độ của chúng ta
tùy thuộc vào nỗ lực của chúng ta. Thậm chí người ta không bảo đảm được ơn tha
thứ, và phải nhờ vào lòng thương xót của Đấng Allah để được tha thứ. Một số tín
đồ Hồi giáo tin rằng kinh Koran (Qur’an) dạy phải tử đạo vì Đấng Allah thì sẽ
được cứu độ và sẽ được thưởng công lên trời.
Chúa Giêsu nói rằng Thiên Chúa tạo
dựng chúng ta để thiết lập mối quan hệ với Ngài. Kế hoạch của Ngài là nuôi dưỡng
chúng ta trong một thiên gia (heavenly family) với tư cách là những đứa con yêu
dấu của Ngài. Tuy nhiên, chúng ta đã phản nghịch Ngài và phá bỏ luật luân lý của
Ngài. Kinh thánh gọi đó là tội lỗi. Sự bất tuân chống lại Thiên Chúa như vậy cần
phải xét xử. Các hành vi tốt của chúng ta, tiền bạc, hoặc lời cầu nguyện cũng
không thể chuộc lại tội lỗi của mình.
Kinh thánh cho chúng ta biết rằng
Thiên Chúa đầy lòng nhân hậu và xót thương. Ngài đã “trả giá” cho chúng ta bằng
chính giá máu của Đức Kitô qua cuộc khổ nạn đau thương và cái chết nhục nhã
trên Thập giá. Thánh Phaolô nói: “Nếu quả thật sự liên kết với Đức Kitô đem lại
cho chúng ta một niềm an ủi, nếu tình bác ái khích lệ chúng ta, nếu chúng ta được
hiệp thông trong Thần Khí, nếu chúng ta sống thân tình và biết cảm thương nhau,
thì xin anh em hãy làm cho niềm vui của tôi được trọn vẹn, là hãy có cùng một cảm
nghĩ, cùng một lòng mến, cùng một tâm hồn, cùng một ý hướng như nhau. Đừng làm
chi vì ganh tị hay vì hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi người
khác hơn mình. Mỗi người đừng tìm lợi ích cho riêng mình, nhưng hãy tìm lợi ích
cho người khác. Giữa anh em với nhau, anh em hãy có những tâm tình như chính Đức
Kitô Giêsu” (Pl 2:1-5).
Chúa Giêsu nói: “Thiên Chúa yêu
thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết,
nhưng được sống muôn đời” (Ga 3:16).
Chúa Giêsu dạy rằng ơn cứu độ là
tặng phẩm phải được ấp ủ bằng việc tin vào chính Ngài, chứ không là những việc
làm của chúng ta. Sự chọn lựa của chúng ta là CHẤP NHẬN hoặc TỪ KHƯỚC ơn tha thứ
của Thiên Chúa.
hãng eva
mua vé máy bay đi mỹ hãng nào rẻ
korean air
tìm vé máy bay đi mỹ
vé máy bay đi canada giá bao nhiêu
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngẫu Hứng Du Lịch
Kien Thuc Du Lich