Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2015

Chúa Nhật XXV Thường Niên Năm B

Lời Chúa: Con Người sẽ bị nộp. Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải phục vụ mỗi người.
    Một hôm, Đức Giê-su và các môn đệ đi băng qua miền Ga-li-lê. Nhưng Đức Giê-su không muốn có ai biết, vì Người đang dạy các môn đệ rằng: "Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người, và Người bị giết chết, và ba ngày sau khi bị giết chết Người sẽ sống lại." Nhưng các ông không hiểu lời đó, và các ông sợ không dám hỏi lại Người.

      Sau đó, Đức Giê-su và các môn đệ đến thành Ca-phác-na-um. Khi về tới nhà, Đức Giê-su hỏi các ông: "Dọc đường, anh em đã bàn tán điều gì vậy?" Các ông làm thinh, vì khi đi đường, các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả. Rồi Đức Giê-su ngồi xuống, gọi Nhóm Mười Hai lại mà nói: "Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người." Kế đó, Người đem một em nhỏ đặt vào giữa các ông, rồi ôm lấy nó và nói: "Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, thì không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấng đã sai Thầy."

SUY NIỆM & CẦU NGUYỆN
      Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu biết các môn đệ trong khi đi đường với Ngài, các ông đã cải nhau, xem ai là người lớn hơn cả. Chúa Giêsu hỏi các ông: “Dọc đường, anh em đã bàn tán điều gì vậy ?", các ông làm thinh. Chúa Giêsu kêu Nhóm Mười Hai lại và nói: “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người.” Cho nên, đức khiêm nhường là vua của các đức tính tốt, là vị chỉ huy của các nhân đức. Không có tính tốt nào mà không đặt nền móng trên Đức Ái, không có nhân đức nào mà không đặt cơ sở trên đức khiêm nhường.
      Rồi đau khổ sẽ gắn liền với thân phận kiếp con người, vừa lọt lòng mẹ ra là đứa trẻ đã chào đời bằng tiếng khóc. Đã sống trên đời, không ai tránh khỏi đau khổ, hành trình cuộc đời cũng là hành trình của thập giá. Dù muốn hay không muốn, đau khổ vẫn luôn kề bên chúng ta. Cây gỗ Chúa Giêsu vác lên đồi Can Vê năm xưa đã trở thành Thánh Giá, vì mang lấy thân phận của Đấng Cứu Độ. Những đau khổ của chúng ta có thể được biến thành ân phúc, nếu chúng ta đón nhận với tinh thần hy sinh mến Chúa yêu người. Nếu chúng ta biết chia sẻ cho nhau gánh nặng của cuộc đời, sức nặng của thập giá sẽ bớt đi, đau thương sẽ biến thành niềm vui, thập giá sẽ nở hoa, niềm vui phục sinh sẽ rạng ngời trên mỗi người chúng ta.
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể, xin giúp chúng con hiểu được lời Chúa dạy, và cho chúng con thực thi điều Chúa muốn, là phục vụ mọi người trong tin yêu và khiêm nhường.  Amen

Ngày 20/09 Lễ Nhớ Anrê Kim Taegon Linh mục, và Phaolô Chong Hasang cùng các bạn Tử đạo (1821-1846)
Anrê Kim Taegon là linh mục người Hàn quốc đầu tiên, cha mẹ ngài là tân tòng. Cha ngài là Ignatius Kim, tử đạo trong thời bắt đạo năm 1839 và được phong chân phước năm 1925. Sau khi được rửa tội lúc 15 tuổi, ngài vượt đường xa 1.300 dặm tới một chủng viện ở Macao, Trung quốc. Sau 6 năm học tập, ngài trở lại quê hương qua đường Manchuria. Cùng năm đó ngài vượt Hoàng giang tới Thượng Hải và được thụ phong linh mục. Trở lại quê hương, ngài được sai đi truyền giáo. Ngài bị bắt, bị hành hạ, và cuối cùng bị chém đầu ở sông Han, gần Seoul.
Paul Chong Hasang là chủng sinh, 45 tuổi.
Kitô giáo đến Hàn quốc trong cuộc viễn chinh của quân Nhật năm 1592, khi một số người Hàn quốc được rửa tội, có thể do các binh sĩ Nhật theo Kitô giáo. Truyền bá Phúc âm rất khó vì Hàn quốc không chịu ký kết với thế giới bên ngoài, trừ việc hàng năm tới Bắc Kinh để nộp thuế. Khoảng năm 1777, văn chương Kitô giáo có được nhờ các tu sĩ Dòng Tên ở Trung quốc đã giúp người Hàn quốc tiếp cận với Công giáo. 12 năm sau, khi một linh mục Trung quốc lén vào được, ngài thấy có 4.000 người Công giáo, chưa bao giờ thấy linh mục nào. 7 năm sau có 10.000 người Công giáo. Tôn giáo được tự do năm 1883.
Khi chân phước GH Gioan Phaolô II thăm Hàn quốc năm 1984, ngài đã phong thánh cho Anrê Kim Taegon, Phaolô Chong Hasang, cùng với 98 người Hàn quốc và 3 nhà truyền giáo người Pháp đã tử đạo trong thời gian từ 1839 tới 1867. Trong số đó có những giám mục và linh mục, nhưng đa số là giáo dân: 47 nam và 45 nữ.
Trong các vị tử đạo năm 1839 có Columba Kim, một cô gái 26 tuổi chưa kết hôn. Chị bị tù, bị chọc vào người bằng những thanh sắt nóng và đóng dấu bằng than hồng. Columba và người chị em là Agnes bị lột trần và bị nhốt trong xà lim 2 ngày trong với các phạm nhân khác, nhưng không bị làm nhục. Sau khi Columba than phiền về sự nhục nhã, không phụ nữ nào khác bị lột trần nữa. Hai chị em bị chém đầu. Một cậu bé 13 tuổi là Peter Ryou đã lấy phần da thịt nát của mình ném vào những người xét xử. Cậu bé chết bằng vì bị bóp cổ chết. Protase Chong, một nhà quý tộc 41 tuổi, đã bỏ đạo sau khi bị hành hạ và được thả. Sau đó ông trở lại, tuyên xưng đức tin và bị hành hạ tới chết.

1 nhận xét: