Lời Chúa: Ngày Sa-bát
được tạo nên cho con người, chứ không phải con người cho ngày sa-bát.
“ Ha-lê-lui-a. Xin thân
phụ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, soi trí mở lòng cho chúng ta thấy rỏ, đâu
là niềm hy vọng, mà ơn Người kêu gọi đem lại cho chúng ta. Ha-lê-lui-a.”
Người sẽ thưa với Ta: “
Ngài chính là thân phụ,
Là Thiên Chúa con thờ,
là núi đá cho con được cứu độ!”
Phần Ta, Ta sẽ đặt Người
làm trưởng tử
Cao cả hơn vua chúa trần
gian.
Ngày 20/01 – Thánh Fabianô, Giáo hoàng Tử đạo (khoảng năm
250)
Khi thánh GH Anthêrô qua đời năm 236, một Công đồng được triệu
tập về Rôma để bầu người kế vị. Fabianô là thường dân Rôma, từ vùng quê nhập cư
thành phố với tư cách là giáo sĩ, và người ta đang chuẩn bị bầu Giáo hoàng mới.
Và tân giáo hoàng chính là Fabianô, người Ý.
Theo Eusebius, sử gia của Giáo hội, một chim bồ câu bay vào
và đậu trên đầu Fabianô. Dấu hiệu này khiến mọi người đồng tâm nhất trí bầu
ngài. Ngài là người lãnh đạo xuất sắc, tổ chức cấu trúc giáo xứ như vẫn được áp
dụng ngày nay. Ngài phát triển thói quen và các nghi lễ tôn vinh các tvị tử đạo
trong các hầm mộ, và bổ nhiệm 14 học giả thu thập chứng cớ đời sống của các vị
tử đạo để họ không bị quên lãng.
Ngài cai trị Giáo hội 14 năm và chịu tử đạo khoảng năm 250
trong thời Decius bách hại. ĐGH Fabianô bị họ hành quyết rất dã man. Thánh
Cyprianô viết cho người kế vị rằng ĐGH Fabianô là người “độc nhất vô nhị” được
vinh dự chết tương xứng với sự thánh thiện và sự thuần khiết của cuộc đời ngài.
Tại hầm mộ thánh Callistô, dù tảng đá trên mộ thánh Fabianô bị bể làm tư vẫn có
thể nhìn thấy dòng chữ Hy lạp ghi: “Fabianô, Giáo hoàng Tử đạo”.
Ngày 20/01 – Thánh Sebastianô, Tử đạo (257?-288?)
Lịch sử không có gì chắc chắn về thánh Sebastianô, chỉ biết
ngài là vị tử đạo Rôma, được tôn kính ở Milan ngay thời thánh Ambrôsiô và được
an táng ở Appian Way, có thể ở gần Đền thờ thánh Sebastianô ngày nay. Lòng sùng
kính ngài lan tỏa nhanh, và ngài được nhắc đến trong tiểu sử các vị tử đạo từ
năm 350.
Truyền thuyết về thánh Sebastianô quan trọng về nghệ thuật
và có cách mô tả bằng hình tượng. Các học giả ngày nay đồng ý rằng có chuyện kể
thánh Sebastianô gia nhập quân đội Rôma vì chỉ như vậy ngài mới có thể giúp các
vị tử đạo mà không tạo sự nghi ngờ.
Cuối cùng ngài bị phát hiện, bị bắt trước mặt Hoàng đế
Diocletian và bị giao cho đội bắn cung Mauritanian. Thi thể ngài đầy mũi tên
găm vào và bị bỏ mặc. Nhưng những người đến lấy xác đem chôn thì thấy Ngài còn
sống. Ngài bình phục nhưng không chịu trốn đi. Một hôm, ngài đứng gần chỗ Hoàng
đế đi ngang qua. Ngài đến gần Hoàng đế và tố cáo Hoàng đế đối xử độc ác với các
Kitô hữu. Lần này ngài bị bắt và bị kết án tử hình. Thánh Sebastianô bị đánh đập
đến chết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét