Lời Chúa: Các ông đã đến
xem chổ Đức Giê-su ở, và ở lại với Người.
Hôm ấy, ông Gioan lại đang đứng với hai
người trong nhóm môn đệ của ông. Thấy Đức Giêsu đi ngang qua, ông lên tiếng
nói: "Đây là Chiên Thiên Chúa." Hai môn đệ nghe ông nói, liền đi theo
Đức Giêsu. Đức Giêsu quay lại, thấy các ông đi theo mình, thì hỏi: "Các
anh tìm gì thế?" Họ đáp: "Thưa Rápbi (nghĩa là thưa Thầy), Thầy ở
đâu?" Người bảo họ: "Đến mà xem." Họ đã đến xem chỗ Người ở, và ở
lại với Người ngày hôm ấy. Lúc đó vào khoảng giờ thứ mười.
Ông Anrê, anh ông Simôn Phêrô, là một
trong hai người đã nghe ông Gioan nói và đi theo Đức Giêsu. Trước hết, ông gặp
em mình là ông Simôn và nói: "Chúng tôi đã gặp Đấng Mêsia" (nghĩa là
Đấng Kitô). Rồi ông dẫn em mình đến gặp Đức Giêsu. Đức Giêsu nhìn ông Simôn và
nói: "Anh là Simôn, con ông Gioan, anh sẽ được gọi là Kêpha" (tức là
Phêrô).
SUY NIỆM & CẦU
NGUYỆN
Bài Tin Mừng hôm nay là lời giới thiệu
khác thường của ông Gioan, là ông Gioan nói Ðức Giêsu là: "Ðấng Mêsia",
hai môn đệ của ông Gioan, là ông Anrê và ông Simôn đã nghe và đi theo Người. Họ
đi theo vì đã nghe và đã tin vào một lời chứng, mọi ơn gọi đều khởi sự từ khi
nghe được tiếng gọi. Và mọi ơn gọi trong Tân Ước chỉ hình thành khi có lòng tin
vào lời chứng, nhưng nghe và tin vẫn chưa đủ. Chúng ta phải có hành động diễn tả
niềm tin, để chứng tỏ sự dứt khoát và quyết liệt đi theo ơn gọi. Thế nên, bài
Tin Mừng muốn nói, họ đã đến và đã thấy nơi Ngài ở, và họ đã ở lại với Ngài. Để
minh chứng cho điều này, chúng ta phải yêu mến Chúa Giêsu một cách mật thiết để
kết hợp với Ngài, là ở lại với Ngài và Ngài ở lại nơi chúng ta. Không phải tạm
thời, mà phải bền vững và mãi mãi.
Hành trình đức tin của người Kitô hữu là
một hành trình đi về với Chúa. Sau bao nhiêu năm giữ đạo, chúng ta đã đi đến
đâu, chúng ta đã thực sự gặp được Chúa chưa, Chúa đang mời gọi chúng ta. Chúa
đang chờ đợi chúng ta. Chúa đang mở rộng vòng tay, mở rộng trái tim để đón nhận
chúng ta đến sống trong tình yêu của Ngài. Tình yêu ấy là hạnh phúc muôn đời của
mọi người chúng ta. Và chúng ta cảm nhận được tình yêu Thiên Chúa rồi, chúng ta
sẽ không thể làm điều gì khác hơn là phải ra đi làm chứng về tình yêu đó. Giống
như dòng suối sung mãn tràn xuống thành thác, tâm hồn tràn đầy tình yêu sẽ cất
lên thành lời ca tụng, giới thiệu tình yêu Thiên Chúa cho mọi người xung quanh,
và trên khắp trang mạng xã hội.
Rồi mỗi ngày sẽ qua đi, hành trình Đức
Tin - Cậy - Mến của chúng ta ngày càng thêm vững vàng. Và xin cho chúng ta tìm
thấy nghị lực thiêng liêng trong hành trình này, để rồi, trong mọi hoàn cảnh,
chúng ta đều có thể thân thưa với Chúa rằng: “Lạy Chúa, này con xin đến để thực
thi ý Ngài!”. Amen
Ngày 18/01 – Thánh Charles Sezze (1613-1670)
Charles nghĩ rằng Thiên Chúa gọi mình đi truyền giáo ở Ấn độ,
nhưng Thiên Chúa có cách khác tốt hơn cho người kế vị Juniper hồi thế kỷ XVII.
Charles sinh tại Sezze, Đông Nam Rôma, được cuộc đời của
Salvator Horta và Paschal Baylon đánh động trở thành tu sĩ dòng Phanxicô năm
1635. Ngài cho chúng ta biết trong tự truyện của ngài: “Thiên Chúa đặt trong
tâm hồn tôi một quyết định trở thành tu sĩ với ước muốn sống khó nghèo và hành
khất vì tình yêu Thiên Chúa”. Ngài làm việc nấu ăn, khuân vác, lo việc phòng
thánh (sacristan), làm vườn và hành khất ở nhiều tu viện tại Ý. Bằng nhiều
cách, ngài là “tai họa ngẫu nhiên”. Có lần ngài làm lửa cháy lớn trong nhà bếp
vì dầu phi hành bốc cháy.
Có một chuyện về cách ngài hoàn toàn theo tinh thần thánh
Phanxicô. Bề trên sai ngài – lúc đó là phu khuân vác – đem thức ăn cho những
người hành khất đến xin ở cửa nhà dòng. Ngài vâng lời đem cho thì đồ ăn cho các
tu sĩ giảm. Ngài thuyết phục bề trên hai việc có liên quan. Khi các tu sĩ tiếp
tục bố thí cho những người xin ngoài cửa, thức ăn cho các tu sĩ lại tăng.
Theo ý cha giải tội, ngài viết cuốn tự truyện The Grandeurs
of the Mercies of God (Sự cao thượng của Lòng Chúa Xót Thương). Ngài còn viết
vài cuốn sách về tâm linh khác. Ngài giúp ích cho những người hướng dẫn tinh thần
trong nhiều năm. Họ giúp ngài nhận biết những gì là tư tưởng hoặc ước vọng của
mình đến từ Thiên Chúa. Người ta tìm được những lời khuyên tâm linh ở ngài. Khi
đang hấp hối, ĐGH Clement IX gọi ngài đến bên giường để chúc lành.
Thánh Charles vững tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Cha
Severino Gori nói: “Bằng lời nói và gương lành, Charles đã triệu hồi các nhu cầu
theo đuổi vĩnh hằng” (Leonard Perotti, Thánh Charles
Sezze: Tự truyện, trang 215). Ngài qua đời tại San Francesco
ở Rôma và được an táng tại đó. ĐGH Gioan XXIII phong hiển thánh cho ngài năm
1959.
Ngày 18/01 – Chân phước Christina Ciccarelli (qua đời năm
1543)
Bà sinh tại Abruzzi, Ý. Tên rửa tội của bà là Matthia. Lớn
lên, bà thấy say mê sống cầu nguyện và hãm mình. Bà vào Dòng Thánh Augustinô ở
Aquila, lấy tên dòng là Christina.
Bà sống âm thầm và ẩn dật, nhưng nhiều người vẫn tìm đến với
bà. Bà thương yêu và giúp đỡ người nghèo, luôn hành động vì lợi ích của người
khác. Bà cầu nguyện và đền tội cho họ.
Chúa đã dùng bà để làm nhiều phép lạ cho người ta. Khi bà
qua đời, trẻ em ở Aquila ùa ra đầy đường và hô lớn: “Nữ tu thánh đã qua đời”.
Đó là ngày 18-1-1543. Rất nhiều người đến kính viếng bà, tạ ơn bà đã làm nhiều
điều tốt lành cho họ và cho thành phố của họ.
Ngày 18/01 – Thánh Magarita Hungary, Trinh nữ (1242-1271)
Bà là con gái của vua Bela IV và công nương Mary Lascaris,
nước Hungary. Bà được dâng cho Thiên Chúa trước khi sinh, với ước thề cho đất
nước thoát khỏi sự đàn áp hung hãn của người Tartar. Nhà vua và phu nhân đã đặt
của cải và đứa con 3 tuổi để thề hứa tại Dòng Đa Minh ở Vesprim. Tại đây, cùng
với những đứa trẻ con các nhà quý tộc khác, Magarita được đào tạo về nghệ thuật
cho hợp với hoàng gia.
Margarita không muốn sống đơn giản như vậy, bà muốn trở
thành tu sĩ, và được mặc áo dòng khi bà mới 4 tuổi. Lớn lên, bà sống khắc khổ bằng
cách ăn chay, mặc áo nhặm, giữ nghiêm ngặt tu luật, và ít ngủ ban đêm. Khi
Margarita 18 tuổi, người cha bắt bà về nhà, vì vua Ottokar của Bohemia nghe nói
về sắc đẹp của bà và muốn kết hôn với bà. Bà không chịu, bà nói bà đã dâng hiến
cho Thiên Chúa.
Bà có lòng sùng kính Đức Mẹ. Trước ngày lễ Đức Mẹ, Margarita
thường đọc 1.000 kinh Kính Mừng. Không thể tới Thánh Địa, Rôma, hoặc các đền thờ
nổi tiếng, bà chỉ biết đọc nhiều kinh Kính Mừng. Thứ Sáu Tuần Thánh, bà khóc suốt
ngày vì nghĩ đến Cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu. Bà thường xuất thần, và bà rất
lúng túng nếu có ai bắt gặp. Đã có những phép lạ xảy ra ngay khi bà còn sống.
Bà qua đời ngày 18-1-1271 tại Budapest, Hungary, khi mới 29 tuổi. Di hài bà được
trao cho Dòng Thánh Clara tại Pozsony khi Dòng Đa Minh bị dissolved; most
relics were destroyed năm 1789, nhưng portions still preserved tại Gran, Gyor,
Pannonhalma. Bà được phong chân phước ngày 28-7-1789, và được ĐGH Piô XII phong
hiển thánh năm 1943.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét