Lời Chúa: Anh em hãy
sám hối và tin vào Tin Mừng.
Sau khi ông Gio-an bị nộp, Đức Giê-su đến
miền Ga-li-lê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. Người nói : “Thời kỳ đã mãn,
và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.”
Người đang đi dọc theo biển hồ
Ga-li-lê, thì thấy ông Si-môn với người anh là ông An-rê, đang quăng lưới xuống
biển, vì các ông làm nghề đánh cá. Người bảo các ông : “Các anh hãy đi theo
tôi, tôi sẽ làm cho các anh trở thành những kẻ lưới người như lưới cá.” Lập tức
hai ông bỏ chài lưới mà theo Người.
Đi xa hơn một chút, Người thấy ông
Gia-cô-bê, con ông Dê-bê-đê, và người em là ông Gio-an. Hai ông này đang vá lưới
ở trong thuyền. Người liền gọi các ông. Và các ông bỏ cha mình là ông Dê-bê-đê ở
lại trên thuyền với những người làm công, mà đi theo Người.
SUY NIỆM & CẦU NGUYỆN
Bài Tin Mừng hôm nay, tiếp tục đưa chúng
ta suy niệm về mầu nhiệm ơn gọi. Chúa có cách chọn của Ngài, không ai có quyền
bắt buộc Chúa phải thế này phải thế kia, không ai được hướng Chúa phải đi theo
đường hướng của mình, đi theo sự chọn lựa của mình. Chúa hoàn toàn tự do trong
sự kêu gọi của Chúa, tuyển chọn môn đệ là do tình thương vô biên của Chúa. Tất
cả mọi sự chọn lựa của Chúa đều dựa vào cách nhìn của chính Ngài, là. Chúa đi
qua, nhìn thấy và kêu gọi. Việc tuyển chọn môn đệ của Chúa, xem ra rất quan trọng
vì mạng sống và cuộc đời của tông đồ nối liền với cuộc đời của Chúa Giêsu.
Theo Chúa, là tận hiến cuộc đời mình cho
Chúa, gắn bó mình với Chúa, có nghĩa là cùng gánh vác thập giá với Chúa. Mà con
đường của Chúa là cả một đoạn đường dài. Chúa đòi hỏi chúng ta và người môn đệ
Chúa phải sống trọn vẹn thách đố, những đòi hỏi của Tin Mừng. Là phải sám hối
là khiêm tốn nhìn nhận những sai sót lỗi lầm của mình, đồng thời hứa với Chúa sẽ
thay đổi cuộc sống của mình nên tốt hơn. Một khi chúng ta thay đổi cuộc sống và
thay đổi cách nhìn của mình đối với những người xung quanh, chúng ta sẽ nhận ra
những điều tốt đẹp nơi người khác. Thay đổi cuộc sống sẽ giúp chúng ta thấy cuộc
đời lạc quan đáng yêu hơn, đồng thời thúc đẩy chúng ta đóng góp phần mình, để
nhân lên những điều thiện hảo trong cuộc sống.
Lạy Chúa xin thương xót chúng con. Vì, mỗi
vị thánh đều có một quá khứ, mỗi tội nhân đều có một tương lai. Và chúng ta đừng
có mặc cảm về đời sống của chính mình, mà phải mạnh dạn thay đổi cuộc đời. Nếu
mạnh dạn tiến bước, chúng ta chẳng còn là tội nhân, mà sẽ là những vị thánh, nhờ
lòng yêu thương tha thứ và ơn phù trợ của Thiên Chúa, rồi cuộc đời này sẽ thay
đổi, khởi đi từ sự thay đổi trong chính con người của chúng ta. Amen
Ngày 25/01 – Thánh
Phaolô, Tông đồ trở lại
Cả cuộc đời thánh Phalô
có thể mô tả trong hai từ “kinh nghiệm” – cuộc gặp gỡ của ngài với Chúa Giêsu
trên đường tới Damascus. Trong khoảnh khắc, ngài thấy rằng tất cả nhiệt huyết về
cá tính mạnh mẽ của mình đều uổng phí, như sức mạnh của lực sĩ quyền anh nhún
nhảy với dáng man rợ. Có lẽ ngài chưa bao giờ thấy Chúa Giêsu, người chỉ lớn
hơn ngài vài tuổi. Nhưng ngài đã thù ghét Chúa Giêsu một cách quá khích, khi
ngài bắt đầu làm phiền Giáo hội: “...đến từng nhà, lôi cả đàn ông lẫn đàn bà đi
tống ngục” (Cv 8:3b). Ngày nay chính Ngài được “xem xét”, được sở hữu, tất cả nỗ
lực đến một mục đích – là nô lệ của Đức Kitô trong sự hòa giải, là khí cụ giúp
người khác nhận biết Đấng Cứu Thế.
Có một câu xác định thần
học của ngài: “Tôi là Giêsu, người mà anh đang khủng bố” (Cv 9:5b). Chúa Giêsu
xác nhận với mọi người một cách mầu nhiệm – nhóm người thích Saolê đã bỏ của chạy
lấy người như những tên tội phạm. Ngài thấy Chúa Giêsu khỏa lấp những gì ngài
đã mù quáng theo đuổi. Từ đó, công việc duy nhất của ngài là “giúp mỗi người
nên hoàn thiện trong Đức Ki-tô. Chính vì mục đích ấy mà tôi phải vất vả chiến đấu,
nhờ sức lực của Người hoạt động mạnh mẽ trong tôi” (Cl 1:28b-29). “Vì khi chúng
tôi loan báo Tin Mừng cho anh em, thì không phải chỉ có lời chúng tôi nói, mà
còn có quyền năng, có Thánh Thần, và một niềm xác tín sâu xa” (1 Tx 1:5a).
Cuộc đời thánh Phaolô
trở nên bản tuyên ngôn không ngừng và sống sứ điệp Thập giá: Các Kitô hữu chết
cho tội và được mai táng với Đức Kitô. Họ chết cho những gì là tội và chưa được
cứu độ trên thế gian. Họ là thụ tạo mới, thông phần chiến thắng của Đức Kitô và
một ngày nào đó sẽ sống lại từ cõi chết như Đức Kitô. Qua Đức Kitô phục sinh,
Chua Cha ban Thánh Thần trên họ, làm cho họ nên mới hoàn toàn.
Sứ điệp quan yếu của
thánh Phaolô gởi cho thế giới là: Người ta được cứu độ hoàn toàn nhờ Thiên
Chúa, không nhờ bất cứ thứ gì mà người ta có thể làm. Niềm tin cứu độ là tặng
phẩm của sự tín thác nơi Đức Kitô trọn vẹn, tự do, riêng tư, và yêu thương, một
sự tín thác sẽ sinh hoa kết trái nhiều hơn là Lề luật khả dĩ dự tính.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét