Lời Chúa: Anh em cứ xin thì sẽ được.
“ Ha-lê-lui-a. Lạy Chúa, xin mỡ lòng chúng con, để
chúng con lắng nghe lời của Con Chúa. Ha-lê-lui-a.”
Chúa đã thề với tổ phụ
Áp-ra-ham
Sẽ giải phóng ta khỏi ta khỏi tay địch thù
Và cho ta chẳng còn phải sợ hãi
Để ta sống thánh thiện công chính trước nhan Người
Mà phụng thờ Người suốt cả đời ta.
Ngày 09/10: Thánh Điônysiô, Giám mục và Các Bạn tử đạo; Thánh Gioan Lêônarđô, linh mục
Thánh Điônysiô, Giám mục và Các Bạn tử đạo
"Thánh Điônysiô,
Giám mục Paris, đã chịu nhiều đau khổ vì danh Chúa Kitô và kết thúc cuộc đời
dưới lưỡi gươm."
Câu nói trên đây
của thánh Grêgoriô thành Tours là tất cả những gì chúng ta biết được về thánh
Điônysiô. Người ta kể lại truyền thuyết rất hấp dẫn về Ngài như sau:
Vào năm 251, Đức
Giáo Hoàng Fabianô đã sai bảy Giám mục đi truyền giáo tại xứ Gaules. Các vị
tông đồ này đã vượt qua mọi gian nguy và thiết lập nên các giáo đoàn Arles,
Toulouse, Narbonne, Clermont, Limoges, Tours và Lutèce. Trước hết, các Ngài dừng
lại ở Arles, rồi phân tán đi các tỉnh xứ Gaules. Lutèce là tỉnh xa nhất. Nhiệt
tâm với đức tin, Điônysiô đã muốn tới đó.
Điônysiô đã thực
hiện được nhiều cuộc trở lại rất ngoạn mục. Chỉ kêu cầu đến danh Chúa, Ngài đã
làm lật nhào pho tượng thần Hỏa (Mars) khổng lồ. Chứng kiến cảnh tượng này,
nhiều người đã phục dưới chân Ngài xin theo đạo. Cùng với linh mục Eleutheeiô
và phó tế Rusticô, Điônysiô tiến xa về hướng Bắc và dừng lại tại Lutèce. Ngài
thiết lập giáo đoàn Paris và làm Giám mục tiên khởi của giáo đoàn này. Ngài
luận bác sự điên dại của các ngẫu thần và rao giảng một Thiên Chúa duy nhất và
Chúa Giêsu là Đấng cứu chuộc.
Phần đông thính giả
tin theo ánh sáng Kitô giáo. Một trong số những người trở lại là lãnh chúa miền
Montmorency. Tên ông là Lisiniue. Ông đã cho thánh Điônysiô trú ngụ và biến gia
thất thành nơi hội họp của các Kitô hữu. Dân chúng đổ xô đến nghe rao giảng, từ
bỏ tà thần và lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Thánh Điônysiô phong chức cho nhiều
thừa tác viên mới. Dùng của cải dân Gaules dâng hiến, Ngài dựng nên bốn nhà
nguyện: một dâng hiến Chúa Ba Ngôi (nơi này sẽ thánh thánh đường kính thánh
Bênêđictô). Năm 1685, người ta đọc được ở đó những dòng chữ này: “Trong nguyện
đường này, thánh Điônysiô đã khởi sự yêu cầu Chúa Ba Ngôi”, một nguyện đường
dâng kính hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô (thánh Ghenevière thích đến cầu
nguyện và được mai táng tại đây), nguyện đường thứ ba dâng kính thánh STêphanô
và nguyện đường thứ tư dâng kính Đức Bà (nay gọi là đền thờ
Notre-dame-des-champs).
Thánh Điônysiô vui
mừng vì thành quả gặt hái được. Nhưng các người ngoại, nhất là các tư tế dân
ngoại bực tức. Họ than phiền với quan chức của vương quốc. Khi hoàng đế
Maximilianô mang quân qua xứ Gaules, lệnh bách hại Kitô giáo được ban hành
nghiêm nhặt. Vị tông đồ cùng với hai vị bị điệu ra tòa. Ngài trả lời rằng:
- Chúng tôi là tôi tớ Chúa Kitô.
Thánh Điônysiô cùng
hai bạn bị tống ngục, nơi sẽ trở thành thánh đường thánh Điônysiô thành
Chartres. Bị đánh đòn, bị hành hạ đến chảy máu, thánh nhân không hề than trách
kêu la. Thay tiếng rên xiết, Ngài nói lên niềm tin và lời ca tụng. Bọn lý hình
giương búa, múa roi trước mặt Ngài, nhưng lão già 110 tuổi đầu bạc vẫn đầy tin
tưởng và êm dịu trả lời:
- Chớ gì tôi phải chịu tất cả mọi cực hình này cùng một lúc để
tôi sớm được hạnh phúc với Chúa Kitô.
Ngài bị ném cho thú
vật xâu xé. Nhưng những thú dữ chỉ liếm chân Ngài. Bị treo lên Thập Giá, nhưng
từ trên cao, Ngài giảng về cuộc khổ nạn của Chúa khiến cho nhiều người trở lại.
Vừa sợ vừa giận, quan tòa ra lệnh xử trảm con người đầy dũng cảm này. Nơi hành
hình là một ngọn đồi dâng kính Thủy thần (Nercure), nhưng sau này được coi là
núi các thánh tử đạo (Montmartre). Xác các thánh tử đạo không được chôn cất,
nhưng phải để làm mồi cho súc vật. Nhưng có huyền thoại kể rằng: thánh Điônysiô
sau khi bị chặt đầu, đã chỗi dậy cầm lấy đầu mình, đi xa khoảng hai dặm về
hướng đông. Một sử gia nói rằng: Ngài dừng lại ở nơi Ngài muốn chôn cất và là
tu viện của Ngài.
Có một phụ nữ tên
là Catulla đã chôn xác Ngài ở một ngôi làng (làng này sẽ mang tên Điônysiô) bà
dựng một nguyện đường bằng gỗ, nhưng rồi thánh Ghenevière đã xây lại bằng đá.
Dagobert sẽ xây cất một thánh đường và một tu viện ở đó.
Thánh Gioan Lêônarđô, linh mục
Thánh Gioan
Lêônarđô sinh năm 1541 tại Luca miền Tuscia. Từ nhỏ thánh nhân đã theo học
ngành thuốc, nhưng rồi bỏ nghề, Ngài muốn làm linh mục. Năm 25 tuổi, Ngài mới
bắt đầu học tiếng Latinh, triết học và thần học. Năm 1571, Ngài được thụ phong
linh mục.
Hồi đó tại Tuscia,
tinh thần đạo đức của dân chúng bị hoang mang vì lạc thuyết mà Bêrnađinô thành
Sienna gieo vãi. Là linh mục trẻ đầy nhiệt huyết, cha Gioan đã tìn cách chấn
hưng bằng việc chăm lo giảng dạy và ngồi tòa. Hơn nữa, cha còn lập “hội giáo
lý” qui tụ những người có thiện chí lo việc dạy giáo lý cho các trẻ em.
Tuy nhiên, là giáo
dân, các hội viên của hộ giáo lý còn bị nhiều giới hạn và không thề làm hết mọi
việc. Năm 1574, thánh Gioan Lêônarđô thành lập một hội dòng, đặt trụ sở tại nhà
thờ Đức Mẹ Mân Côi. Đức Giáo Hoàng Clêmentê VIII đã châu phê luật dòng mới, đặt
tên cho hội dòng là “Giáo Sĩ Mẹ Thiên Chúa”. Năm 1621, Đức Giáo Hoàng Grêgoriô
XV đặt tu hội ngang hàng với các dòng tu kỳ cựu khác.
Nhiệt tình của
thánh Gioan Lêônarđô và của dòng do Ngài sáng lập, đã mang lại nhiều thành quả
tốt đẹp. Nhưng cũng vì thành công này, mà Ngài phải chịu rất nhiều thử thách.
Cuối cùng, Ngài đành phải chịu rời Tuscia để về Rôma. Tại đây, Ngài được Đức
Giáo Hoàng Grêgoriô XIII tiếp đón ân cần. Ngài cũng có dịp làm quen với thánh
Philpphê Nêri, là một người hiền hoà tận tụy, thánh Gioan Lêônarđô được nhiều
người tín nhiệm, Ngài còn giải quyết được nhiều cuộc tranh chấp khó khăn.
Tại Rôma, thánh
Gioan Lêônarđô vẫn nuôi mộng truyền giáo. Cùng với Đức Hồng Y Baotixita Vivès,
năm 1603, Ngài góp phần đào tạo nhiều giáo sĩ các xứ truyền giáo. Năm 1627, Đức
Giáo Hoàng Urbanô VIII chính thức thiết lập ngôi trường mà thánh Gioan Lêônarđô
đặt nền móng thành “trường truyền giáo”, quy tụ các chủng sinh từ các nước xa
xăm.
Ngày 09 tháng 10
năm 1609, Gioan Lêônarđô từ trần, trong khi nhiệt thành chăm sóc các bệnh nhân
mắc bệnh dịch. Năm 1706, Giáo Hội lập hồ sơ phong thánh cho Ngài. Năm 1861,
Ngài được nâng lên hàng Á thánh và năm 1938 được phong hiển thánh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét