Thánh CLÊMENTÊ I Giáo Hoàng Tử Đạo
Người
ta biết được về thánh Clêmentê, vị giáo hoàng trị vì trong 10 năm chỉ nhờ bức
"thư gởi giáo hữu Côrintô" thôi. Vào thế kỷ thứ IV có lưu hành những
chứng thư đầy huyền thoại. Theo đó, cha Ngài là Phaustin thuộc dòng dõi Giacop.
Sinh tại Roma, được nuôi dưỡng trong Do thái giáo.
Thánh
Clêmentê đã nghe theo những diễn từ của các thánh tông đồ và trở thành môn đệ
các Ngài. Ngài đã theo thánh Phaolô trong các hành trình đi truyền giáo và đã
trở thành đấng kế vị thứ ba của thánh Phêrô. Vua Trajanô đang bách hại các Kitô
hữu biết được rằng: vị giáo hoàng đã đem được nhiều người trở lại đạo. Ông kết
án Ngài phải làm việc khổ sai tại các hầm mỏ bên kia Bắc Hải, trong các miền
hoang vắng. Hai ngàn Kitô hữu đẽo đá tại đây chịu cảnh khát nước thảm khốc.
Tương
truyền rằng thánh Clêmentê cầu nguyện rồi lên một ngọn đồi và thấy một con
chiên ghi dấu chân đúng vào chỗ có dòng nước tươi mát vọt lên làm giảm khát cho
người mang án. Các bức tranh cẩn đâu tiền còn diễn lại biểu tượng một con chiên
đứng trên ngọn núi xanh. Nhà vua khi biết được rằng thánh Clêmentê đã dùng lời
nói và phép lạ để an ủi các Kitô hữu, liền sai các sứ giả tới cột cổ Ngài vào một
cái neo rồi ném xuống biển. Lệnh đường thi hành. Nhưng trong khi các tín hữu cầu
nguyện trên bờ, họ thấy dòng nước rút đi một cách lạ lùng và có thể đưa xác vị
tử đạo lên đất liền.
Điều
chắc chắn kính là bức thư của thánh Clêmentê đã thành một trong các tài liệu
quí giá của Kitô giáo thời Chúa xưa. Các Kitô hữu Côrintô chạy đến Đức giáo
hoàng để tìm hoà giải những cuộc tranh chấp, đã kính cẩn đón tiếp thư của Ngài.
Những thư này được đọc cho các cộng đoàn tín hữu. Thư của thánh Clêmentê chứng
thực việc thánh Phêrô đến và chịu chết ở Roma, việc Nêrô bắt các Kitô hữu làm
trò mua vui. Thư cũng gợi ý cho chúng ta việc tổ chức Giáo hội. Giữa các sự việc
lớn lao khác, thánh Clêmentê đã nói: "Ai mạnh hãy lo cho người yếu. Người
giầu hãy giúp đỡ người nghèo và người nghèo hãy chúc tụng Chúa và điều Ngài muốn
cung ứng cho các nhu cầu của họ. Người khôn ngoan hãy tỏ ra khôn ngoan không phải
chỉ trong lời nói mà còn trong các việc lành. Người khiêm tốn đùng nói gì về
mình và đừng tìm phô diễn hành động của mình. Người lớn không thể tồn tại mà
không có người nhỏ và người nhỏ cũng không thể tồn tại mà không có người lớn...
Thân thể không thể bỏ qua sự phục vụ của những chi thể nhỏ bé hơn.
Các
tín hữu còn học biết bằng qua những âu lo vô ích và sống đời sám hối, mỗi người
phải biết vâng phục để trở nên tôi tớ hoàn tất vinh quang Thiên Chúa. Đức Kitô
đã không đến trong kiêu sa, nhưng đã tự hạ, đã chịu khổ cực. Vậy phải nên thánh
và tín thác cho Chúa.
Thánh côlumbanô viện phụ
Ngày 23/11- Thánh côlumbanô viện phụ
Thánh
Côlumbanô sinh năm 540 tại Ái-nhĩ-lan, trong thời kỳ các dòng tu ở đây đang thịnh
hành phát triển.
Lớn
lên, thánh nhân được cha mẹ gởi ở đan viện Băng-gô, để học hành và đào luyện
tánh nết cũng như đạo đức. Ngài có trí thông minh đặc biệt, học hành giỏi giắn,
lại có lòng mến mộ nhân đức, nên đã xin gia nhập đan viện. Mẹ ngài hết sức ngăn
cản, nhưng ngài vẫn cương quyết vâng theo tiếng Chúa gọi.
Ở
tu viện, hằng ngày thánh nhân lo trau dồi thêm kiến thức, nhất là học hỏi Thánh
Kinh thần học, tập luyện sống khổ hạnh và thực hành đức mến Chúa yêu người, dưới
sự hướng dẫn của thánh Com-gan.
Xong
thời gian học tập, thánh nhân được bề trên giao cho dạy học trong dòng. Và năm
590, ngài được sai đi truyền giáo và thành lập tu viện tại xứ Gôn (nước Pháp),
với một nhóm tu sĩ của dòng.
Suốt
hơn 10 năm ở đây, thánh nhân sống khắc khổ, rày đây mai đó, rao giảng Tin mừng
cứu rỗi cho mọi người, đồng thời giúp đỡ những người nghèo khổ bệnh tật. Dân
chúng thấy ngài tận tụy, hy sinh vì họ thì đem lòng thương mến và xin gia nhập
đạo đông đảo. Trong số nầy có nhiều người muốn theo làm môn đệ Ngài.
Ngoài
ra việc giảng đạo, thánh nhân còn thành lập nhiều đan viện, số người gia nhập
ngày càng đông. Họ sống hy sinh khắc khổ, chuyên cần cầu nguyện và làm việc để
sinh sống, và nếu có dư ra thì bố thí cho kẻ nghèo. Đan viện nổi tiếng nhất của
ngài là đan viện ở Lút-xơi. Đây là nơi phát xuất ra nhiều nhà truyền giáo lỗi lạc,
nhiều vị tông đồ đắc lực.
Thánh
nhân thường xuyên huấn luyện các tu sĩ về đàng nhân đức: đây là mối bận tâm lớn
nhất của ngài. Trong một bài huấn đức, ngài nói:
“Trong
sách luật, Mô-sê đã viết: Thiên Chúa đã dựng nên con người giống hình ảnh Người.
Xin hãy cùng tôi tìm hiểu ý nghĩa cao cả của câu sách ấy. Thiên Chúa toàn năng,
vô hình, khôn thấu, khôn tả, khôn ví. Khi nhào nặn con người từ bùn đất, đã làm
cho ta trở nên cao cả bằng cách ban cho họ được vinh dự, được giống hình ảnh
Người. Con người là gì sánh với Thiên Chúa? Bùn đất là gì sánh với thần khí. Bởi
lẽ, Thiên Chúa là thần khí, thế nên việc Thiên Chúa ban tặng cho con người hình
ảnh vĩnh cửu và sự sống giống như ngài, là một “việc tôn vinh” kỳ diệu. Được dựng
nên giống hình ảnh Thiên Chúa là một vinh dự lớn lao cho con người, nếu hình ảnh
đó được bảo toàn”.
“Quả
vậy, bao lâu con người biết sử dụng tốt các khả năng đã được gieo sẵn trong tâm
hồn mình, thì họ giống như Thiên Chúa. Những khả năng nào Thiên Chúa đã gieo
trong con người nguyên thủy của ta, thì Người dạy ta phải sống trả lại Người tất
cả. Trước nhất, Người dạy ta: hãy yêu mến Chúa hết lòng vì chính Người đã yêu
thương ta trước, ngay từ đầu, trước cả khi ta hiện hữu, yêu mến Thiên Chúa tức
là canh tân hình ảnh Người ở nơi ta. Mà yêu mến Thiên Chúa là tuân giữ các lệnh
truyền của Người, vì Người đã phán: “Nếu các con yêu mến Ta, các con hãy tuân
giữ các lệnh truyền của Ta. Điều Ngài truyền chính là tình bác ái huynh đệ: Nầy
là lệnh truyền của Ta, hãy yêu thương nhau như Ta đã yêu thương các con”.
Giữa
lúc đó, vua nước Buộc-gôn sống phóng đãng ngoại tình. Thánh nhân thấy vậy thì
khuyến cáo ông ta. Nhưng thay vì nghe lời khuyên của thánh nhân, ông ta nổi giận,
trục xuất ngài ra khỏi tu viện, và cấm không cho ai chứa ngài. Buộc lòng ngài
phải sang trú ngụ nước Ý và qua đời tại đây ngày 23 tháng 11 năm 615.
Trả lờiXóahãng hàng không eva air
ve may bay hang eva di my
hang ve may bay korean
mua vé máy bay đi mỹ
mua vé máy bay đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngau Hung Du Lich
Tri Thức Du Lịch