Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

Thứ Tư Tuần Thánh Mt 26, 14-25


Lời Chúa: Con người phải ra đi như Kinh Thánh đã chép về Người, nhưng khốn cho kẻ nào nộp Con Người.
TUNG HÔ TIN MỪNG: Muôn lạy Vua Ki-tô, vì vâng lời Thánh Phụ, Ngài chịu dẫn đi đóng đinh vào thập giá, như con chiên hiền lành bị dẫn đi làm thịt.
Tôi sẽ hát bài ca chúc mừng Danh Thánh,
sẽ dâng lời cảm tạ tán dương Người.
Những ai nghèo hèn, xem đấy mà vui lên,
người tìm Thiên Chúa, hãy nức lòng phấn khởi.
Vì Chúa nhận lời kẻ nghèo khó,

chẳng coi khinh thân hữu bị gian cầm.

Ngày 01/04 – Thánh Hugh Grenoble, Giám mục (1052-1132)
Thánh Hugh Grenoble có thể là bổn mạng của nhưng người có quá nhiều vấn đề đè nặng mà không biết bắt đầu từ đâu. Ngài phục vụ trong chức vụ giám mục ở Pháp suốt 52 years. Sự suy đồi có vẻ xuất hiện trong mọi chiều hướng: Mua bán chức quyền trong giáo hội, vi phạm luật độc thân giáo sĩ, người đời cai quản tài sản giáo hội, dửng dưng và làm ngơ tôn giáo. Sau khi làm giám mục 2 năm, ngài đã làm đầy đủ trách nhiệm. Ngài ẩn mình vào một tu viện, nhưng ĐGH gọi ngài trở lại tiếp tục công việc cải cách.
Ngài làm việc tương đối hiệu quả trong cương vị nhà cải cách – chắc hẳn nhờ lòng nhiệt thành với giáo hội, và cũng nhờ cá tính mạnh mẽ của ngài nữa. Trong những cuộc xung đột giữa giáo hội và nhà nước, ngài cương quyết bảo vệ giáo hội tới cùng và bảo vệ giáo hoàng. Ngài giảng đạo như nhà hùng biện. Ngài khôi phục nhà thờ chính tòa, cải thiện đô thị và và bị đi đày một thời gian ngắn.
Ngài được biết nhiều là thánh bổn mạng và nhà hảo tâm của thánh Bruno, vị sáng lập Dòng Carthusian (Carthusian Order). Ngài qua đời năm 1132, và được phong thánh chỉ 2 năm sau đó.

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

Thứ Ba Tuần Thánh Ga 13,21-33.36-38


Lời Chúa: Một người trong anh em sẽ nộp Thầy … Gà chưa gáy, anh đã chối Thầy ba lần.
TUNG HÔ TIN MỪNG: Muôn lạy Vua Ki-tô, vì vâng lời Thánh Phụ, Ngài chịu dẫn đi đóng đinh vào thập giá, như con chiên hiền lành bị dẫn đi làm thịt.
Miệng con công bố Ngài chính trực,
suốt ngày tường thuật ơn cứu độ Ngài ban,
ơn của Ngài, nhiều khôn xiết kể !
Từ độ thanh xuân, lạy Thiên Chúa,
con đã được Ngài thương dạy dỗ.

Tới giờ này, con dẫn truyền rao vĩ nghiệp của Ngài.
Ngày 31/03 – Thánh Stêphanô Mar Saba, Tu sĩ (qua đời năm 794)
Cách nói “xin đừng làm phiền” (do not disturb) đã giúp ngài tìm thấy sự thánh thiện và bình an.
Stêphanô ở Mar Saba, là cháu trai của thánh Gioan Damascene, người thân đưa ngài đi tu dòng từ lúc 10 tuổi. Lúc 24 tuổi, Stêphanô phục vụ cộng đoàn bằng nhiều cách, kể cả quản lý nhà khách (guest master). Sau một thời gian, ngài xin phép sống ẩn dật. Bề trên quyết định: Stêphanô có thể sống như ý muốn suốt tuần, nhưng cuối tuần ngài phải dùng khả năng mình làm tư vấn. Stêphanô ghi chú trên cửa phòng: “Xin các cha tha cho con, nhân danh Chúa, xin đừng làm phiền con trừ các ngày thứ Bảy và Chúa nhật”.
Dù có ơn gọi cầu nguyện và thinh lặng, Stêphanô vẫn tỏ ra kỹ năng kỳ lạ với mọi người và là người hướng dẫn tâm linh. Nhà viết tiểu sử và đệ tử của ngài viết: “Ngài giúp đỡ bất kỳ vấn đề gì về tâm linh và vật chất, được yêu cầu là ngài cho ngay. Ngài được kính trọng về lòng tử tế. Ngài không sở hữu gì và cũng chẳng thiếu gì. Hoàn toàn nghèo khó nhưng ngài sở hữu mọi thứ”. Ngài qua đời năm 794.

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

Thứ Hai Tuần Thánh Ga 12, 1-11


Lời Chúa: Hãy để cô ấy yên. Cô đã giữ dầu thơm này là có ý dành cho ngày mai táng Thầy.
TUNG HÔ TIN MỪNG: Muôn lạy Đức Ki-tô, chỉ có Ngài thương đến thần dân tội lỗi.
Tôi vững vàng tin tưởng
Sẽ được thấy ân lộc Chúa ban
Trong cõi đất dành cho kẻ sống.
Hãy cậy trông vào Chúa, mạnh bạo lên,

can đảm lên nào ! Hãy cậy trông vào Chúa.
Ngày 30/03 – Thánh Phêrô Rêgalađô, Linh mục (1390-1456)
Phêrô sống trong thời buổi rất hỗn độn. Cuộc ly giáo Tây phương (Great Western Schism, 1378-1417) được ổn định nhờ Công đồng Constance (1414-1418). Pháp và Anh chiến tranh hàng trăm năm. Năm 1453, hoàng đế Byzantine bị sụp đổ vì Constantinople mất vào tay người Thổ nhĩ kỳ. Lúc ngài qua đời, cộng nghệ ấn loát vừa bắt đầu ở Đức, và còn 40 năm nữa Kha Luân Bố (Columbus) mới tìm ra Tân Thế Giới.
Ngài sinh trong một gia đình giàu có và đạo hạnh ở Valladolid, Tây ban nha. Lúc 13 tuổi, ngài được vào Dòng Phanxicô (Conventual Franciscans). Ngay sau khi thụ phong linh mục, ngài được bầu làm bề trên dòng ở Aguilar. Ngài thuộc nhóm tu sĩ muốn sống nghèo khó và sám hối. Năm 1442, ngài được bổ nhiệm làm trưởng nhóm cải cách dòng Phanxicô ở Tây ban nha.
Ngài sống làm gương cho các tu sĩ. Ngài đặc biệt thương người nghèo và người bệnh. Những câu chuyện kỳ lạ về ngài được kể về lòng bác ái của ngài dành cho người nghèo. Chẳng hạn, bánh mì không bao giờ hết khi ngài cần giúp những người đói khổ. Hầu như cả đời ngài sống đói, ngài chỉ sống nhờ bánh và nước.

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015

Chúa Nhật Lễ Lá Năm B


Lời Chúa: Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa.

        Khi Đức Giêsu và các môn đệ đến gần thành Giêrusalem, gần làng Bếtphaghê và Bêtania, bên triền núi Ôliu, Người sai hai môn đệ và bảo: "Các anh đi vào làng trước mặt kia. Tới nơi, sẽ thấy ngay một con lừa con chưa ai cỡi bao giờ, đang cột sẵn đó. Các anh cởi dây ra và đem nó về đây. Nếu có ai bảo: "Tại sao các anh làm như vậy?", thì cứ nói là Chúa cần đến nó và Người sẽ gởi lại đây ngay." Các ông ra đi và thấy một con lừa con cột ngoài cửa ngõ, ngay mặt đường. Các ông liền cởi dây lừa ra. Mấy người đứng đó nói với các ông: "Các anh cởi con lừa ra làm gì vậy?" Hai ông trả lời như Đức Giêsu đã dặn. Và họ để mặc các ông. Hai ông đem con lừa về cho Đức Giêsu, lấy áo choàng của mình trải lên lưng nó, và Đức Giêsu cỡi lên. Nhiều người cũng lấy áo choàng trải xuống mặt đường, một số khác lại chặt nhành chặt lá ngoài đồng mà rải. Người đi trước, kẻ theo sau, reo hò vang dậy: "Hoan hô! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa! Chúc tụng triều đại đang tới, triều đại vua Đavít, tổ phụ chúng ta. Hoan hô trên các tầng trời!"
SUY NIỆM & CẦU NGUYỆN
         Bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta mở đầu Tuần Thánh bằng việc lặp lại lời tung hô và sự hân hoan của đám đông người Do-thái ngày xưa, khi thấy Chúa Giêsu ngồi trên lưng lừa con mà tiến vào Giêrusalem. Giữa tiếng reo hò của dân chúng và chắc chắn sẽ không phải là một ý chí hùng cường với một chương trình hành động uy quyền, mà là tâm tình vâng phục trọn vẹn trong mầu nhiệm hiến dâng, như thánh Phaolô nói: “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự”
        Thế là Chúa Giêsu cho thấy điều quan trọng hơn hết, đó là Ngài làm vua trong cõi lòng của họ và muốn chiếm hữu tâm hồn của họ. Hiệu quả mà Ngài đem đến, đó là sự bình an. Chúa cưỡi trên lưng lừa con, đó là dấu chỉ của vua hoà bình. Cả cuộc đời trần thế của Chúa đã chứng minh điều ấy. Thay vì bạo động, Ngài đã dùng phương pháp tốt đẹp nhất đó là tình yêu nhân từ của Ngài, và chúng ta phải hiểu lý do tại sao Phụng vụ Lễ Lá được bắt đầu bằng việc tưởng niệm Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem trong vinh quang, rồi được tiếp nối bằng việc công bố bài thương khó. Để thấy rõ hơn chân dung của vị vua hòa bình. Để thấy rõ hơn ý nghĩa của sự nhiệt thành, không phải thứ nhiệt thành của bạo lực nhằm xây dựng một vương quốc trần thế, nhưng là sự nhiệt thành của Thập Giá, nhiệt thành của tình yêu tự hiến trọn vẹn mạng sống mình. “ Vì Yêu Thương nhân loại”.
        Lạy Chúa Giêsu, trong tuần lễ này, toàn thể Giáo Hội chúng con lặng lẽ dõi bước theo Chúa đi vào con đường khổ nạn. Âm thầm nhìn Chúa bị treo trên đồi cao, chỉ vì hạnh phúc của chúng con. Ôi một tuần lễ hồng phúc. Xin cho chúng con sống trọn tuần này với lòng cảm mến nồng nàn, lòng biết ơn sâu xa. Xin cho chúng con luôn trung thành và đặt niềm tin tuyệt đối vào Chúa. Chúa đã sống vì yêu, chết vì yêu và chỉ trong tình yêu mới tạo sức sống cho cuộc đời.  Amen.
Ngày 29/03 – Chân phước Luđôvicô Casoria, Linh mục (1814-1885)
Ngài sinh tại Casoria (gần Naples), Arcangelo Palmentieri là thợ làm đồ gỗ mỹ thuật (cabinet-maker) trước khi vào dòng Phanxicô năm 1832 và có tên dòng là Luđôvicô. Ngài thụ phong linh mục 5 năm sau, ngài dạy hóa học, vật lý và toán cho các tu sĩ trẻ trong tỉnh dòng vài năm.
Năm 1847, ngài có trải nghiệm thần bí mà sau đó ngài mô tả là “tẩy sạch”. Sau đó ngài dành cuộc đời mình cho người nghèo và người yếu đuối, mở pòng thuốc (dispensary) cho người nghèo, mở 2 trường học cho trẻ em Phi châu, mở một trường cho trẻ em quý tộc, mở viện mồ côi, mở trường cho người câm điếc, mở trường cho người mù, mở nhà người lớn tuổi và lữ khách. Ngoài một bệnh viện cho các tu sĩ trong tỉnh dòng, ngài còn mở các viện từ thiện ở Naples, Florence và Assisi. Có lần ngài nói: “Tình yêu Chúa Kitô đã chạm đến trái tim tôi” (Christ’s love has wounded my heart). Tình yêu đó đã thúc đẩy ngài làm những việc bác ái lớn lao.
Để tiếp tục công việc bác ái, ngài thành lập Dòng Huynh Đệ Xám (Gray Brothers) năm 1859, đó là cộng đoàn tu gồm những người trước đây thuộc Dòng Phanxicô Đời (Secular Franciscan Order). Sau 3 năm, ngài thành lập Dòng Tỷ Muội Xám Thánh Êlizabet (Gray Sisters of St. Elizabeth) với cùng mục đích như vậy.
Trong 9 năm bệnh cuối đời, ngài viết di chúc tâm linh mô tả đức tin là “ánh sáng trong bóng tối, giúp đỡ người bệnh hoạn, chúc lành cho người khổ tâm lao tứ, thiên đàng khi bị đóng đinh và sự sống giữa sự chết”. Việc mở án phong chân phước cho ngài bắt đầu sau khi ngài qua đời được 5 tháng. Ngài được ĐGH Gioan-Phaolô II phong chân phước năm 1993.

Thứ Bảy Tuần V Mùa Chay Ga 10,32-42


Lời Chúa: Để quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi về một mối.
TUNG HÔ TIN MỪNG: Đức Chúa phán: Hãy quẳng khỏi các ngươi mọi tội phản nghịch các ngươi đã phạm. Hãy tạo cho mình một trái tim mới và một thần khí mới.
Thiếu nữ bấy giờ vui nhảy múa,
trẻ già cùng mở hội tưng bừng.
Chúa phán: Tang tóc họ, Ta biến thành hoan hỷ,
và sau cảnh sầu thương,

sẽ cho họ được an ủi vui mừng.
Ngày 28/03 – Thánh Hêsykiô Giêrusalem, Linh mục (khoảng 450)
Tên ngài không chỉ khó đọc mà còn khó đánh vần, đồng thời khó biết về một con người khiêm nhường và hiền như ngài. Ngài sống giữa thế kỳ IV và V, được biết nhiều trong giáo hội Chính thống Nga.
Không rõ ngày sinh của thánh Hêsykiô (Hesychius, tiếng Anh đọc là He-sơs), nhưng chúng ta biết ngài là tu sĩ linh mục viết lịch sử giáo hội, nhưng đã bị thất lạc. Ngài cũng viết về nhiều các vấn đề nóng trong thời ngài sống. Trong số đó có tà thuyết Nestorianism – cho rằng có hai con người riêng biệt trong Chúa Giêsu, một con người và một Thiên Chúa, và tà thuyết Arianism – từ chối thiên tính của Chúa Giêsu. Một số bài phê bình của ngài về Kinh thánh, cùng với những suy tư về các tiên tri và những bài giảng của ngài về Đức Mẹ vẫn còn lưu truyền.
Người ta tin rằng các bài giảng của ngài về lễ Phục sinh tại đại giáo đường ở Giêrusalem là nơi Chúa Giêsu bị đóng đinh. Lời ngài giảng về Thánh Thể, được viết nhiều thế kỷ trước, nói với chúng ta ngày nay: “Hãy giữ mình sạch tội để mỗi ngày có thể thông phần bữa ăn mầu nhiệm (mystic meal); nhờ làm vậy mà thân thể chúng ta là nhiệm thể Chúa Chúa Kitô”. Ngài qua đời khoảng năm 450.

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

Thứ Sáu Tuần V Mùa Chay Ga 10,32-42


Lời Chúa: Họ tìm cách bắt Đức Giê-su, nhưng Người đã thoát khỏi tay họ.
TUNG HÔ TIN MỪNG: Lạy Chúa, Lời Chúa là Thần Khí và là Sự Sống; Chúa có những lời đem lại sự sống đời đời.
Lúc ngặt nghèo tôi kêu cầu Chúa,
kêu lên Người là Thiên Chúa của tôi.
Từ thánh điện, Người đã nghe tiếng tôi cầu cứu,

lời khấn nguyện vọng đến tai Người.
Ngày 27/03 – Chân phước Phanxicô Fà Brunô, Linh mục (1825-1888)
Phanxicô sinh trưởng trong một gia đình quý tộc tại Bắc Ý, là con út trong 12 người con. Ngài sống trong thời gian rất hỗn loạn của lịch sử, khi những tình cảm chống Công giáo và chống giáo hoàng rất dữ dội. Sau khi được đào tạo làm sĩ quan quân đội, Phanxicô được Vua Victor Emmanuel II chú ý. Nhà vua ấn tượng với cá tính và sức học của chàng thanh niên này. Được nhà vua mời dạy kèm cho 2 hoàng tử, Phanxicô đồng ý và chuẩn bị học thêm. Như với vai trò của giáo hội trong việc gia đình là điểm khó đối với nhiều người, nhà vua phải rút lời đề nghị với Phanxicô và tìm gia sư khác thích hợp hơn với tình trạng thế tục.
Phanxicô sớm từ giã đời quân ngũ và theo học tiến sĩ ở Paris về toán học và thiên văn học; ngài cũng tỏ ra quan tâm nhiều về tôn giáo và lối sống khổ hạnh. Dù đã dành tâm huyết theo học chuyên ngành, Phanxicô vẫn dành nhiều tâm huyết cho các hoạt động bác ái. Ngài lập Hội thánh Zita cho các cô gái và gia nhân nữ, sau mở rộng cho cả các bà mẹ đơn thân. Ngài giúp mở nhà tế bần và viện dưỡng lão. Ngài còn giám sát việc xây dựng một nhà thờ ở Turin để tưởng nhớ các chiến sĩ trận vong Ý trong cuộc chiến thống nhất nước Ý.
Ước muốn dành tâm huyết cho người nghèo, Phanxicô học làm linh mục. Lúc đầu ngài được ĐGH Piô IX ủng hộ nhưng bị tổng giám mục giáo phận phản đối vì ngài đi tu trễ. Nhưng cuối cùng ngài vẫn được thụ phong linh mục lúc 51 tuổi.
Là linh mục, ngài tiếp tục làm việc tốt, chia sẻ của cải và sức lực. Ngài còn mở một nhà tập thể cho các chị em làm gái làng chơi (prostitutes). Ngài qua đời tại Turin ngày 27/3/1888, và 100 năm sau ngài được ĐGH Gioan-Phaolô II phong chân phước.

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

Thứ Năm Tuần V Mùa Chay Ga 8, 51-59


Lời Chúa: Ông Áp-ra-ham là cha các ông đã hớn hở vui mừng vì hy vọng được thấy ngày của tôi.
TUNG HÔ TIN MỪNG: Ngày hôm nay, anh em chớ cứng lòng, nhưng hãy nghe tiếng Chúa.
Hỡi anh em, dòng dõi Áp-ra-ham tôi tớ Chúa,
con cháu Gia-cóp được Người tuyển chọn!
Chính Đức Chúa là Thiên Chúa chúng ta,
những điều Người quyết định,

là luật cả địa cầu.
Ngày 26/03 – Chân phước Điđacô Cadiz, Linh mục (qua đời năm 1801)
Ngài sinh tại Cadiz, Tây ban nha, tên thánh rửa tội là Giuse Phanxicô. Ngài dành nhiều thời gian rảnh gaio tiếp với các tu sĩ dòng Phanxicô. Nhưng ước muốn nhập dòng Phanxicô của ngài bị trì hoãn vì gặp khó khăn trong việc học. Nhưng rồi ngài cũng được nhận vào nhà tập dòng Phanxicô ở Seville với tên Điđacô (Didacus). Rồi ngài thụ phong linh mục và được sai đi giảng đạo.
Ngài có tài giảng. Ngài đi khắp Andalusia (thuộc Tây ban nha), giảng trong các thành phố. Lời ngài giảng làm lay động cả người già và người trẻ, người giàu và người nghèo, kể cả các giáo sư và sinh viên dù ngài không được học nhiều.
Người ta gọi ngài là “Tông đồ của Chúa Ba Ngôi” vì ngài sùng kính Tam Vị Nhất Thể (Chúa Ba Ngôi) và thoải mái trong khi giảng về mầu nhiệm siêu nhiên này. Một hôm, một đứa bé la lớn: “Mẹ ơi, nhìn chim bồ câu đậu trên vai cha Điđacô kìa! Con cũng có thể giảng như vậy nếu chim bồ câu cho con biết những điều phải nói”.
Điđacô sống kết hiệp với Thiên Chúa, ban đêm ngài cầu nguyện và chuẩn bị bài giảng bằng việc sám hối. Ngài trả lời với những người phê bình ngài: “Tội lỗi của tôi và của mọi người buộc tôi phải làm vậy. Những người bị kết án làm cho người tội lỗi trở lại phải nhớ rằng Thiên Chúa đã đặt trên vai họ gánh nặng tội lỗi của người khác”.
Người ta nói đôi khi ngài giảng về tình yêu Chúa mà ngài được nâng lên cao khỏi bục giảng. Dân chúng trong làng mạc và thành phố thấm nhập lời ngài giảng và cố gắng bỏ thói cũ khi ngài đi qua. Ngài qua đời năm 1801, thọ 58 tuổi, được coi là người đáng kính và thánh thiện. Ngài được phong chân phước năm 1894.

Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015

Thứ Tư Lễ Truyền Tin Lễ trọng Lc 1,26-38


Lời Chúa: Này bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai.
TUNG HÔ TIN MỪNG: Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người.
Đức công chính của Ngài,
con loan truyền giữa lòng đại hội;
lạy Chúa, Ngài từng biết:
con đâu có ngậm miệng làm thinh,
nhưng con đã nói lên đức trung tín và ơn cứu độ của ngài,

rằng Ngài thành tín và yêu thương.
Ngày 25/03 – Lễ Truyền tin
Lễ Truyền tin có từ thế kỷ IV hoặc V. Trung tâm điểm của lễ này là mầu nhiệm Nhập thể: Thiên Chúa làm người. Từ đời đ,ờThiên Chúa đã chọn Ngôi Hai xuống thế làm người. Theo Lc 1:26-38, giao ước này đã hiện thực. Con Người ôm cả nhân loại, không phân biệt ai, để đem về cho Thiên Chúa qua hành động yêu thương tuyệt đối. Vì nhân loại khước từ Thiên Chúa, Chúa Giêsu chấp nhận đau khổ và chịu chết: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15:13).
Mẹ Maria giữ vai trò quan trọng trong kế hoạch của Thiên Chúa. Từ đời đời, Thiên Chúa đã tiền định Đức Maria làm Mẹ của Chúa Giêsu và liên quan mật thiết với Ngài trong việc sáng tạo và cứu độ thế giới. Chúng ta có thể nói rằng công cuộc sáng tạo và cứu độ của Thiên Chúa được liên kết trong mầu nhiệm Nhập thể. Vì Mẹ Maria là khí cụ của Thiên Chúa trong mầu nhiệm Nhập thể, Đức Mẹ giữ vai trò đồng công sáng tạo và cứu độ. Đó là vai trò được Thiên Chúa trao ban, là hồng ân Thiên Chúa từ khởi sự cho đến hoàn thành. Mẹ Maria trở thành nhân vật nổi trội chỉ có thể nhờ hồng ân Thiên Chúa. Mẹ là nơi mà Thiên Chúa khả dĩ hành động. Mẹ là mọi sự thuộc về Thiên Chúa Ba Ngôi.
Mẹ là trinh nữ hoàn thành lời tiên tri Isaia 7:14 theo cách mà Isaia không thể tưởng tượng ra. Mẹ kết hợp với Chúa Con trong việc thi hành Tôn Ý Thiên Chúa (x. Tv 40:8-9; Dt 10:7-9; Lc 1:38).
Cùng với Chúa Giêsu, Mẹ đầy ân sủng và đạc quyền là sự nối kết giữa Trời với Đất. Sau Chúa Giêsu, Mẹ là con người tốt nhất, làm ví dụ về tính khả dĩ của sự hiện hữu nhân loại. Mẹ đón nhận sự thánh thiện và tình yêu vô hạn của Thiên Chúa. Mẹ cho thấy cách nhân loại có thể phản ánh Thiên Chúa trong những trường hợp bình thường của cuộc sống. Mẹ nêu gương về những gì giáo hội và mỗi tín hữu đều có ý nghĩa. Mẹ là kết quả cuối cùng của sự sáng tạo và ơn cứu độ của Thiên Chúa. Mẹ biểu hiện ý nghĩa của mầu nhiệm Nhập thể hoàn tất vì tất cả chúng ta.

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015

Thứ Ba Tuần V Mùa Chay Ga 8,21-30


Lời Chúa: Khi các ông gương cao Con Người lên, bấy giờ các ông sẽ biết là tôi Hằng Hữu.
TUNG HÔ TIN MỪNG: Hạt giống là lời Thiên Chúa, người gieo giống là Đức Ki-tô. Ai tuân giữ lời Người sẽ muôn đời tồn tại.
Lạy Chúa, xin nghe lời con cầu khẩn,
tiếng con kêu, mong được thấu tới Ngài.
Buồi con gặp gian truân, xin Ngài đừng ẩn mặt,
trong ngày con cầu cứu, xin Ngài lắng tai nghe

và mau mau đáp lời.
Ngày 24/03 – Thánh Catarina Gênôa (1447-1510)
Một lần đi xưng tội và đó là bước ngoặt cuộc đời thánh Catarina Gênôa. Khi Catherine sinh ra, nhiều nhà quý tộc người Ý ủng hộ các họa sĩ và văn sĩ thời Phục hưng (Renaissance). Nhu cầu của người nghèo và người bệnh thường bị làm lu mờ vì mê sống xa hoa và bê tha.
Cha mẹ ngài là giới quý tộc ở Genoa. Lúc 13 tuổi, ngài muốn đi tu nhưng chưa đủ tuổi. Lúc 16 tuổi, ngài kết hôn với Julian, một nhà quý tộc ích kỷ và không có tín ngưỡng. Ngài kiềm chế nỗi thất vọng và cố vui sống với chính mình.
Một lần đi xưng tội, ngài nhận biết tội mình và yêu mến Chúa nhiều. Ngài thay đổi cách sống và làm gương cho Julian, không lâu sau Julian bớt ích kỷ. Tuy nhiên, sự ăn xài hoang phí của Julian đã khiến gia đình khánh kiệt. Julian và Catarina quyết định đến bệnh viện Pammatone, một bệnh viện lớn ở Genoa, và họ dấn thân làm việc bác ái ở đó. Năm 1497, Julian qua đời. Sau đó, Catarina đảm nhiệm việc quản lý bệnh viện. Ngài viết sách về luyện ngục và khuyên các linh hồn mở lòng ra với Thiên Chúa. Ngài nói rằng cuộc sống với Chúa trên trời và tiếp tục sống trọn vẹn với Thiên Chúa phải bắt đầu ngay khi còn ở thế gian. Kiệt sức vì cuộc đời hy sinh, ngài qua đời ngày 15/9/1510, và được phong thánh năm 1737.

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2015

Thứ Hai Tuần V Mùa Chay Ga 8,1-11


Lời Chúa: Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi.
TUNG HÔ TIN MỪNG: Đức Chúa phán: Ta chẳng vui gì khi kẻ gian ác phải chết, nhưng vui khi nó thay đổi đường lối để được sống.
Lòng nhân hậu và tình thương Chúa
ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời,
và tôi được ở đền Người
những ngày tháng, những năm dài triên miên.
Ngày 23/03 – Thánh Turibiô Mogrovejo, Giám mục (1538-1606)
Cùng với thánh Rôsa Lima, thánh Turibiô là một trong những vị thánh được biết đến trong Tân Thế Giới, ngài phụng sự Thiên Chúa ở Peru, Nam Mỹ, suốt 26 năm.
Ngài sinh ở Tây ban nha và học luật. Ngài là một học giả uyên bác đến nỗi ngài được chọn làm giáo sư luật khoa tại ĐH Salamanca và làm thẩm phán Tòa án Dị giáo (Inquisition, còn gọi là Holy Office) tại Granada. Ngài cũng thành công, nhưng ngài không đủ sắc sảo để làm một luật sư để ngăn chặn một chuỗi sự kiện gây ngạc nhiên.
Khi ngài được bổ nhiệm làm giám mục giáo phận Lima, thuộc địa Peru của Tây ban nha bị trống ngôi, Turibiô là người được chọn để thay thế: Ngài là người có cá tính mạnh và thánh thiện có thể “chữa lành” các vụ bê bối trong vùng.
Ngài đọc các khoản giáo luật cấm trao quyền giáo sĩ cho giáo dân, nhưng ngài bị bác bỏ. Ngài được thụ phong linh mục rồi được tấn phong giám mục và được bổ nhiệm về Peru, tại đây ngài thấy chủ nghĩa thực dân là tồi tệ nhất. Những người Tây ban nha xâm lăng phạm tội đàn áp dân bản xứ. Rất nhiều giáo sĩ lạm quyền, ngài là người đầu tiên gắn bó với vùng đất này.

Ngài bắt đầu đi kinh lý cả tổng giáo phận rộng lớn, học ngôn ngữ, ở lại mỗi nơi vài ngày, và ngài thường nhịn đói hoặc ngủ không có giường. Mỗi sáng ngài xưng tội với linh mục tuyên úy và sốt sáng dâng thánh lễ. Trong số những người ngài ban Bí tích Thêm sức có thánh Rôsa Lima, có thể cả thánh Martin de Porres. Sau năm 1590, ngài giúp một nhà truyền giáo vĩ đại là thánh Phanxicô Sôlanô. Dù rất nghèo nhưng các đệ tử của ngài luôn nhạy bén, ngại khi người khác bác ái với mình. Thánh Turibiô Mogrovejo giải quyết vấn đề bằng cách bí mật giúp đỡ họ.

Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2015

Chúa Nhật V Mùa Chay Năm B


Lời Chúa: Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác.
      Khi ấy, trong số những người lên dự lễ, có mấy người Hy-lạp. Họ đến gặp Philipphê quê ở Bêtania, xứ Galilêa, và nói với ông rằng: "Thưa ngài, chúng tôi muốn gặp Ðức Giêsu". Philipphê đi nói với Anrê, rồi Anrê và Philipphê đến thưa Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đáp: "Ðã đến giờ Con Người được tôn vinh. Quả thật, quả thật, Ta nói với các con: Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình; nhưng nếu nó thối đi, thì nó sinh nhiều bông hạt. Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất, và ai ghét sự sống mình ở đời này, thì sẽ giữ được nó cho sự sống đời đời. Ai phụng sự Ta, hãy theo Ta, và Ta ở đâu, thì kẻ phụng sự Ta cũng sẽ ở đó. Ai phụng sự Ta, Cha Ta sẽ tôn vinh nó.

       Bây giờ linh hồn Ta xao xuyến, và biết nói gì? Lạy Cha, xin cứu Con khỏi giờ này. Nhưng chính vì thế mà Con đã đến trong giờ này. Lạy Cha, xin hãy làm vinh danh Cha". Lúc đó có tiếng từ trời phán: "Ta đã làm vinh danh Ta và Ta còn làm vinh danh Ta nữa". Ðám đông đứng đó nghe thấy và nói đó là tiếng sấm. Kẻ khác lại rằng: "Một thiên thần nói với Ngài". Chúa Giêsu đáp: "Tiếng đó phán ra không phải vì Ta, nhưng vì các ngươi. Chính bây giờ là lúc thế gian bị xét xử, bây giờ là lúc thủ lãnh thế gian bị khai trừ và khi nào Ta chịu đưa lên cao khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta". Người nói thế để chỉ Người phải chết cách nào.
SUY NIỆM & CẦU NGUYỆN
        Qua Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nêu ra một nghịch lý gay gắt cho người đời khó hiểu được. Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất, và ai ghét sự sống mình ở đời này, thì sẽ giữ được nó cho sự sống đời đời. Thế nhưng qua khổ nạn và sự chết, Người đã phục sinh, lên trời vinh hiển. Nhờ gieo mình xuống và tự hủy đi như một hạt lúa gieo vào bùn đất, Chúa Giêsu đã sống lại khải hoàn đem lại ơn cứu độ cho muôn người và cho chúng ta được hưởng phúc trường sinh.
       Mùa Chay cũng được gọi là Mùa Thương Khó, vì đây là thời gian giúp chúng ta suy niệm cuộc khổ nạn và sự chết của Chúa Giêsu. Chúng ta tôn vinh thập giá là phương thế qua đó Chúa Giêsu giới thiệu tình thương yêu vô bờ bến của Chúa Cha. Chúa Giêsu đã hiến chính bản thân mình làm của lễ dâng lên Đức Chúa Cha, xin ơn tha tội cho loài người. Sự sống và hạnh phúc của con người được phát sinh và tuôn chảy từ cây thập giá. Ơn Cứu Độ dồi dào như mạch suối trào tuôn từ chính vết thương ở cạnh sườn của Người. Chính từ vết thương này phát sinh ra Giáo Hội và các Bí tích. ‘ Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi’. Đó là mầu nhiệm của thập giá. Hai ngàn năm nay, con người chịu khổ hình trên thập giá đã lôi kéo biết bao người ra khỏi tối tăm để đến với ánh sáng, ra khỏi tội lỗi để đạt tới sự thánh thiện, ra khỏi hận thù để thực thi đức tin-cậy-mến.
        Lạy Chúa Giêsu, khi nhìn thấy đồng lúa chín vàng, chúng con ít khi nghĩ đến những hạt giống đã âm thầm chịu mục đi, để trao cho đời cây lúa trĩu hạt. Có bao điều tốt đẹp chúng con được hưởng hôm nay, là do sự hy sinh quên mình của người đi trước, của các Thánh Tử đạo Việt Nam, của mọi người rao giảng, của ông bà, cha mẹ, thầy cô, của những người đã nằm xuống cho quê hương dân tộc. Đã có những người sống như hạt lúa, để từ cái chết của họ trở thành chồi non mộng nhú cho sự sống tha nhân. Nhờ công lao của bao người, chúng con được làm hạt lúa nặng triểu. Ước gì chúng con dám sống mầu nhiệm vượt qua đi từ cõi chết đến với nguồn sống, đi từ cái tôi hẹp hòi ích kỷ đến với cái tôi rộng mở trước Đấng tối cao và trước tha nhân.   Amen
Ngày 22/03 – Thánh Nicôlas Owen, Tu sĩ Tử đạo (qua đời năm 1606)
Nicôlas, quen gọi là “Gioan Nhỏ”, vì ngài có vóc dáng nhỏ con nhưng lớn về sự đánh giá cao của các tu sĩ dòng Tên. Sinh tại Oxford, người thợ thủ công khiêm nhường này đã cứu sống nhiều linh mục và giáo dân ở Anh quốc trong thời kỳ bách đạo (1559-1829), lúc đó có nhiều đạo luật trừng phạt người Công giáo. Qua khoảng 20 năm, ngài dùng kỹ năng của mình để xây dựng những nơi bí mật khắp nước co các linh mục trú ẩn. Ngài vừa là kiến trúc sư vừa là thợ xây dựng nên các công trình của ngài giúp các linh mục không bị phát hiện. Ngài là một thiên tài trong việc tìm kiếm và tạo những nơi trú ẩn an toàn: những đường hầm, những chỗ nhỏ giữa các bức tường, những nơi hẻo lánh không thể bị thâm nhập. Ngài còn khéo léo cứu 2 tu sĩ dòng Tên thoát khỏi Tháp London (Tower of London). Bất kỳ khi nào ngài tạo những nơi trú ẩn, ngài đều rước Thánh Thể, và ngài thường cầu nguyện với Chúa lâu vì công việc xây dựng luôn có thể gặp nguy hiểm. Sau nhiều năm làm những việc “khác người”, ngài nhập dòng Tên và làm tu sĩ lao động (lay brother), nhưng ngài vẫn bí mật liên lạc với các tu sĩ dòng Tên.
Sau nhiều lần trốn thoát, ngài bị bắt năm 1594. Mặc dù bị hành hạ lâu ngày, ngài vẫn nhất quyết không khai danh tánh những người Công giáo khác. Sau khi được tha, ngài lại làm những việc như trước. Năm 1606, ngài lại bị bắt. Lần này ngài bị hành hạ dã man, và chết thảm thương. Các cai tù cố gắng nói ngài đã thú tội và tự tử, nhưng sự chịu khổ và cái chết anh dũng của ngài ai cũng biết. Ngài được phong thánh năm 1970, và là một trong 40 vị thánh tử đạo của Anh quốc và xứ Wales.

Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

Thứ Bảy Tuần IV Mùa Chay Ga 7,40-53


Lời Chúa: Đấng Ki-tô mà lại xuất thân từ Ga-li-lê sao ?
TUNG HÔ TIN MỪNG: Hạnh phúc thay người thành tâm thiện chí, hằng ấp ủ lời Chúa trong lòng, nhờ kiên nhẫn mà sinh hoa kết quả.
Khiên mộc che chở tôi là Thiên Chúa,
Đấng cứu độ những ai có lòng ngay thẳng.
Thiên Chúa là thẩm phán công minh,

ngày ngày Chúa đe dọa.
Ngày 21/03 – Chân phước Gioan Parma, Linh mục (1209-1289)
Thánh Gioan Parma là Bề trên Tổng quyền thứ bảy của dong Phanxicô, ngài nổi tiếng về việc cố gắng khôi phục tinh thần dòng lúc đầu sau khi thánh Phanxicô Assisi qua đời. Ngài sinh năm 1209, tại Parma, Ý. Khi đó, ngài là giáo sư trẻ dạy triết học, có tiếng thương người và nhận biết Chúa gọi mình từ giã thế gian để vào dòng Phanxicô. Sau khi khấn dòng, ngài được gởi tới Paris để học thần học. Sau khi thụ phong linh mục, ngài dạy thần học tại Bologna, rồi dạy tại Naples và tại Rôma.
Năm 1245, ĐGH Innocent IV triệu tập công đồng tại Lyons, Pháp. Bề trên tổng quyền dòng Phanxicô lúc đó là Crescentiô bị bệnh nên không thể đi dự công đồng, LM Gioan được sai đi thay và ngài đã gây ấn tượng nhiều đối với các vị lãnh đạo giáo hội tại công đồng. Hai năm sau, khi chủ tọa buổi bầu cử bề trên tổng quyền dòng Phanxicô, ĐGH Innocent IV nhớ đến LM Gioan và đã đề cao các đức tính của ngài.
Năm 1247, Gioan Parma được bầu làm bề trên tổng quyền. Cả dòng đều hân hoan vì cuộc bầu chọn này, hy vọng tinh thần khó nghèo và khiêm nhường ban đầu của dòng sẽ được khôi phục. Nhưng rồi mọi người thất vọng khi bề trên tổng quyền Gioan với vài người đi bộ tới các nhà dòng. Đôi khi ngài đến mà không ai biết, ở lại đó vài ngày để tìm hiểu sự thật về tinh thần của các tu sĩ.
ĐGH mời ngài làm Khâm sứ Tòa thánh tại Constantinople, tại đây ngài thành công nhất trong việc thu phục được những người Hy Lạp ly khai. Khi trở về, ngài yêu cầu người khác đảm trách việc cai quản dòng. Theo ý ngài, Bonaventura được chọn làm người kế vị. Từ đó, LM Gioan Parma sống đời cầu nguyện âm thầm tại Greccio.
Nhiều năm sau, ngài biết người Hy Lạp đã ly khai dù đã hòa giải với giáo hội một thời gian. Dù đã 80 tuổi, ngài vẫn được phép của ĐGH Nicholas IV cho trở lại Đông phương để cố gắng cứu vãn sự hiệp thông. Nhưng trên đường đ, ngài ngã bệnh và qua đời. Ngài được phong chân phước năm 1781.

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

Thứ Sáu Tuần IV Mùa Chay Ga 7,1-2.10.25-30


Lời Chúa: Họ tìm cách bắt Đức Giê-su, nhưng giờ của Người chưa đến.
TUNG HÔ TIN MỪNG: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra.
Xương cốt họ đều được Chúa gìn giữ,
dầu một khúc cũng không giập gãy.
Chúa cứu mạng các người tôi tớ,

ai ẩn thân bên Chúa không bị phạt bao giờ.
Ngày 20/03 – Thánh Salvator Horta (1520-1567)
Nổi tiếng về sự thánh thiện đôi khi cũng có một số bất lợi. Việc công chúng nhận biết đôi khi có thể là sự rầy rà – như bạn bè của Salvator nhận thấy.
Salvator sinh trong thời hoàng kim của Tây ban nha. Nghệ thuật, chính trị và của cải đều hưng thịnh. Tôn giáo cũng vậy. Thánh Inhaxiô Loyola đã lập dòng Tên năm 1540.
Cha mẹ của Salvator nghèo. Lúc 21 tuổi, ngài nhập dòng Phanxicô và nổi tiếng sống khắc khổ, khiêm nhường và giản dị.
Ngài nấu ăn, khuân vác và đi hành khất ở Tortosa. Ngài còn nổi tiếng về đức bác ái. Ngài dùng Dấu Thánh Giá để chữa lành bệnh nhân. Khi thấy nhiều bệnh nhân đến tu viện xin gặp tu sĩ Salvator, các tu sĩ đã chuyển ngài tới Horta. Các bệnh nhân vẫn kéo đến để xin ngài chữa bệnh. Số bệnh nhân tới gặp ngài lên đến 2.000 người mỗi tuần. Ngài khuyên họ xét mình, xưng tội và rước lễ hằng tháng. Ngài từ chối cầu nguyện cho những người không đón nhận các bí tích này.
Ngài không rảnh vì người ta biết đến ngài quá nhiều. Đôi khi các bệnh nhân còn xé mảnh áo ngài làm di vật. Hai năm trước khi qua đời, ngài lại phải thuyên chuyển đến Cagliari trên đảo Sardinia. Ngài qua đời tại Cagliari khi ngài cầu nguyện bằng lời thánh vịnh: “Trong tay Ngài, lạy Chúa, con phó thác linh hồn con”. Ngài được phong thánh năm 1938.

Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015

Thứ Năm Lễ Thánh Giuse, Bạn Trăm Năm Đức Maria



Lời Chúa: Ông Giuse làm như sứ thần Chúa dạy.
TUNG HÔ TIN MỪNG: Lạy Chúa, phúc thay người ở trong thánh điện họ luôn luôn được hát mừng Ngài.
Người sẽ thưa với Ta: “ Ngài chính là thân phụ,
là Thiên Chúa con thờ, là núi đá cho con được cứu độ!”
Ta sẽ yêu thương Người đến muôn thuở

và thành tín giữ giao ước với Người.
Ngày 19/03 – Thánh Giuse, Đức Phu Quân Đức Maria
Kinh thánh tặng cho thánh Giuse danh hiệu cao quý nhất: Đấng Công Chính. Phẩm chất đó có ý nghĩa hơn lòng trung tín trong việc thanh toán nợ nần.
Khi Kinh thánh nói về Thiên Chúa là Đấng “bào chữa”, nghĩa là Thiên Chúa là Đấng chí thánh và “công chính”, cũng biến đổi một người đã chia sẻ cách nào đó về sự thánh thiện của Thiên Chúa, và người đó thực sự “công chính” vì được Thiên Chúa yêu thương. Nói cách khác, Thiên Chúa không đùa giỡn, Thiên Chúa hành động như thể chúng ta đáng yêu ngay khi chúng ta không đáng yêu.
Nói thánh Giuse công chính, Kinh thánh có ý rằng ngài là người mở rộng lòng với tất cả mọi điều mà Thiên Chúa  muốn thực hiện nơi ngài. Ngài nên thánh nhờ mở rộng lòng mình ra với Thiên Chúa. Phần còn lại chúng ta có thể dễ suy đoán. Hãy nghĩ về dạng tình yêu mà ngài đã “tán tỉnh” và được lòng Đức Mẹ, độ sâu của tình yêu mà hai người chia sẻ trong đời sống hôn nhân.
Không có mâu thuẫn trong sự thánh thiện của thánh Giuse mà ngài muốn “ly dị” Đức Mẹ khi ngài thấy “người yêu” có thai bất tử. Những từ quan trọng trong Kinh thánh là ngài “định tâm lìa bỏ” vì ngài là “người công chính”, không muốn để vị hôn thê phải xấu hổ” (x. Mt 1:19). Người công chính này sống giản dị, vui vẻ, một lòng một dạ và toàn tâm toàn ý tuân phục Thiên Chúa – cưới Maria, đặt tên Con Trẻ
là Giêsu, đưa mẹ con sang Ai cập, đưa mẹ con về Nadarét, nhiều năm sống âm thầm bằng đức tin và lòng can trường.

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

Thứ Tư Tuần IV Mùa Chay Ga 5,17-30


Lời Chúa: Chúa Cha làm cho kẻ chết trỗi dậy và ban sự sống cho họ thế nào, thì người Con cũng ban sự cho ai tùy ý.
TUNG HÔ TIN MỪNG: Chúa nói:  Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống; ai tin vào Thầy, sẽ không bao giờ chết.
Chúa công minh trong mọi đường lối,
đầy yêu thương trong mọi công việc Người làm.
Chúa gần gũi tất cả những ai cầu khẩn Chúa,

mọi kẻ thành tâm cầu khẩn Người.
Ngày 18/03 – Thánh Cyrilô Giêrusalem, Giám mục Tiến sĩ (315?-386)
Các vấn đề trong giáo hội ngày nay là “chuyện nhỏ” so với sự phản ứng của tà thuyết Arian (tà thuyết chối bỏ thiên tính của Chúa Kitô. Cyrilô bị ngắt lời khi tranh luận, rồi bị Jerome kết tội theo tà thuyết Arian, cuối cùng ngài được nhiều người minh oan và được tôn vinh là tiến sĩ giáo hội năm 1822. Raised ở Giêrusalem, được giáo dục đàng hoàng, nhất là về Kinh thánh, ngài được ĐGM giáo phận Giêrusalem phong chức linh mục và giao nhiệm vụ dạy giáo lý cho những người sắp rửa tội trong mùa Chay và dạy cho các tân tòng trong mùa Phục sinh. CuốnCatecheses (Giáo lý) của ngài vẫn còn giá trị làm mẫu cho nghi thức và thần học của giáo hội hồi giữa thế kỷ IV.
Có nhiều người phản đối việc ngài trở thành giám mục giáo phận Giêrusalem. Chắc chắn ngài được nhiều giám mục tấn phong giám mục. Vì một trong số đó có GM Acacius, một người theo thuyết Arian, có lẽ người ta muốn ngài “hợp tác”. Xung đột xảy ra giữa Cyrilô and Acacius, GM đối thủ ở gần tòa GM Caesarea. Cyrilô bị triệu đến công hội, bị kết tội không vâng lời và tội bán tài sản giáo hội để giúp người nghèo. Tuy nhiên, có thể có sự khác nhau về thần học. Ngài bị kết tội, bị trục xuất khỏi Giêrusalem, nhưng sau đó được minh oan, có cả những người “hai mang” (vừa theo Công giáo vừa theo Arian) cũng minh oan cho ngài. Một nửa trong giám mục đoàn bị đi đày (Patrixiô bị 2 lần). Cuối cùng, ngài trở về thấy Giêrusalem bị “te tua” vì tà thuyết, vì ly giáo, vì xung đột, và hoang tàn vì tội phạm. Ngay cả thánh Grêgôriô Nyssa khi đó được ai đến trợ giúp cũng cảm thấy thất vọng.
Hhai ngài đi dự Công đồng đại kết II (Second Ecumenical Council of Constantinople), tại đây Tín điều Nicê (Nicene Creed) được công bố. Cyrilô chấp nhận từ consubstantial (đồng bản thể, nghĩa là thuộc về Chúa Cha và Đức Kitô). Một số người cho đó là động thái ăn năn (act of repentance), nhưng các GM tham dự Công đồng khen ngợi ngài là “nhà vô địch chính thống (champion of orthodoxy) chống lại thuyết Arian. Dù không thân thiện với những người bảo vệ chính thống chống lại Arian, ngài vẫn có thể được kể trong số những người mà thánh Athanasiô gọi là “những huynh đệ chúng tôi muốn nói tới, và chỉ khác nhau về từ ngữ”.

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2015

Thứ Ba Tuần IV Mùa Chay Ga 5,1-3a.5-16


Lời Chúa: Người ấy liền được khỏi bệnh.
TUNG HÔ TIN MỪNG: Lạy Chúa Trời, xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng, xin ban lại cho con niềm vui vì được Ngài cứu độ.
Chính Chúa Tể càn khôn ở cùng ta luôn mãi
Thiên Chúa nhà Gia-cóp là thành bảo vệ ta
Đến mà xem công trình Thiên Chúa

Đấng gieo kinh hãi trên mặt địa cầu.
Ngày 17/03 – Thánh Patrixiô, Giám mục (415?-493?)
Có nhiều truyền thuyết về thánh Patrixiô, nhưng sự thật chính là 2 phẩm chất vững mạnh ở ngài: Khiêm nhường và can trường. Chấp nhận đau khổ và không nao núng để trở thành khí cụ của Thiên Chúa nên ngài đã giành được nhiều người cho Chúa Kitô.
Chi tiết về cuộc đời ngài thì không biết rõ, ngay cả ngày sinh và ngày mất của ngài. Có thể thánh Patrixiô sinh ở Dunbarton, Scốt-len, Cumberland, Anh, hoặc Bắc Wales. Ngài nhận mình là người Rôma và người Anh. Lúc 16 tuổi, ngài và nhiều nô lệ của người cha cùng với các gia nhân bị người Ai-lenbắt bán làm nô lệ ở Ai-len. Ngài phải đi chăn chiên, và chịu đói lạnh.
Sau 6 năm, Patrixiô trốn thoát, có thể ngài đi Pháp, sau đó trở về Anh lúc 22 tuổi. Thời gian bị bắt làm ngài thay đổi tâm linh. Có thể ngài đã học ở Lerins, vùng duyên hải Pháp; nhiều năm ngài ở Auxerre, Pháp, và được bổ nhiệm Giám mục lúc 43 tuổi. Ngài rất muốn rao giảng Phúc âm cho người Ai-len.
Trong một giấc mơ, ngài thấy “những đứa trẻ Ai-len trong lòng mẹ đang đưa tay ra” với ngài. Ngài hiểu đó là ơn gọi truyền giáo cho dân ngoại ở Ai-len. Dù bị phản đối từ những người cảm thấy ngài học chưa đủ, ngài vẫn được sai đi làm sứ vụ. Ngài đến miền Tây và miền Bắc, những nơi chưa được rao giảng, ngài được nhà vua và nhiều người theo đạo che chở.
Vì dân ngoại, Patrixiô chú ý những góa phụ vẫn thủ tiết và các phụ nữ trẻ giữ đức khiết tịnh vì Chúa Kitô. Ngài phong chức linh mục cho nhiều người, phân chia giáo phận, tổ chức các công nghị giáo hội, lập vài tu ciện và tiếp tục thúc giục người ta sống thánh thiện vì Chúa Kitô. Ngài bị các tu sĩ khác đạo (một tôn giáo cổ ở Xen-tơ) phản đối, bị chỉ trích cả ở Anh và ở Ai-len về cách ngài làm nhiệm vụ.
Không lâu sau, đảo quốc này biết nhiều về Kitô giáo, nhiều nhà truyền giáo được sai đi để Kitô hóa Âu châu. Ngài con người hành động, có niềm tin cứng như đá. Một trong một số sách của ngài là Confessio(Tự thuật), vượt hẳn sự thần phục Thiên Chúa vì đã kêu gọi ngài, một tội nhân bất xứng, làm tông đồ. Nơi an táng ngài được coi là ở Ulster, tại County Down.

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2015

Thứ Hai Tuần IV Mùa Chay Ga 4,43-54



Lời Chúa: Ông cứ về đi, con ông sống.
TUNG HÔ TIN MỪNG: Hãy tìm điều lành chứ đừng tìm điều dữ, rồi anh em sẽ được sống; và Chúa sẽ ở cùng anh em.
Lạy Chúa, xin lắng nghe và xót thương con,
lạy Chúa, xin phù trì nâng đỡ.
Khúc ai ca, Chúa đỗi thành vũ điệu.
Lạy Chúa là Thiên Chúa con thờ,

xin tạ ơn Ngài mãi mãi ngàn thu.
Ngày 16/03 – Thánh Clement Maria Hofbauer, Linh mục (1751-1820)
Clement có thể được coi là vị thứ hai đồng sáng lập dòng Chúa Cứu Thế (Redemptorists), vì chính ngài đã đem dòng của thánh thánh Alphonsô Liguori sang miền Bắc núi Alps.
Gioan là tên thánh rửa tội của ngài. Ngài sinh tại Moravia trong một gia đình nghèo khó, là con thứ 9 trong 12 người con. Ngài muốn làm linh mục nhưng không có tiền ăn học, ngài phải đi học làm bánh. Nhưng Thiên Chúa đã hướng dẫn số phận của ngài. Ngài làm trong tiệm bánh của một tu viện và rồi được học trường Latin. Sau khi bề trên tu viện qua đời, ngài thử sống ẩn dật nhưng khi hoàng đế Joseph II bãi bỏ luật ẩn tu, ngài lại trở về Vienna để làm bánh. Một hôm, sau thánh lễ tại nhà thờ thánh Stêphanô, ngài gọi xe ngựa cho hai phụ nữ đang đứng chờ trong mưa. Khi nói chuyện, họ biết ngài không thể tiếp tục tu học làm linh mục vì không có tiền, họ đồng ý tài trợ cho ngài và bạn ngài là Thaddeus vào học ở chủng viện. Hai người đi Rôma, rồi bị thu hút đời tu của thánh Alphonsô và các tu sĩ dòng Chúa Cứu Thế. Cuối cùng, hai thanh niên này cùng thụ phong linh mục năm 1785, lúc ngài 34 tuổi.
LM Clement Maria và LM Thaddeus trở về Vienna. Nhưng nhiều khó khăn về tôn giáo ở đó khiến các ngài phải đi Warsaw, Ba Lan. Ở đây các ngài gặp nhiều người Công giáo nói tiếng Đức thiếu linh mục vì sự hạn chế của dòng Tên. Mới đầu các ngài phải sống rất nghèo khó và giảng đạo ngoài đường. Các ngài có được nhà thờ thánh Benno, mỗi ngày các ngài giảng đạo 5 lần trong suốt 9 năm, 2 lần bằng tiếng Đức và 3 lần bằng tiếng Ba Lan, và nhiều người đã trở lại đạo. Các ngài tích cực trong công tác xã hội giúp người ngèo, mở cô nhi viện và trường học cho nam sinh.
Thu hút các ứng sinh vào dòng, các ngài có thể sai các nhà truyền giáo tới Ba Lan, Đức và Thụy Sĩ. Cuối cùng các cơ sở này bị bỏ hoang vì căng thẳng chính trị và tôn giáo thời đó. Sau 20 năm hoạt động cực nhọc, chính Clement bị tù đày và bị trục xuất. Nhưng rồi ngài cũng đến được Vienna, tại đây ngài sống và làm việc 12 năm cuối đời. Không lâu sau ngài trở thành “tông đồ thành Vienna”, giải tội, thăm bệnh nhân, tư vấn cho những người quyền thế, chia sẻ sự thánh thiện với mọi người trong thành phố. Công việc tốt đẹp của ngài là thành lập một đại học Công giáo ngay tại thành phố.
Có lúc nhà cầm quyền không cho ngài rao giảng. Mức cao nhất là bị trục xuất. Nhưng sự thánh thiện và tiếng tăm của ngài đã bảo vệ ngài để có thể phát triển dòng Chúa Cứu Thế. Nhờ nỗ lực của ngài, dòng Chúa Cứu Thế được vững mạnh ở miền Bắc Alps. Ngài qua đời năm 1820. Ngài được ĐGH Gioan-Phaolô II phong thánh năm 1909.