Lời chúa: Họ đã nhận ra Chúa khi người bẻ
bánh.
Vào ngày thứ nhất
trong tuần, có hai người trong nhóm môn đệ đi đến một làng kia tên là Em-mau,
cách Giê-ru-sa-lem chừng mười một cây số. Họ trò chuyện với nhau về tất cả những
sự việc mới xảy ra. Đang lúc họ trò chuyện và bàn tán, thì chính Đức Giê-su tiến
đến gần và cùng đi với họ. Nhưng mắt họ còn bị ngăn cản, không nhận ra Người.
Người hỏi họ : "Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy
?" Họ dừng lại, vẻ mặt buồn rầu.
Một trong hai người tên là Cơ-lê-ô-pát trả
lời : "Chắc ông là người duy nhất trú ngụ tại Giê-ru-sa-lem mà không hay
biết những chuyện đã xảy ra trong thành mấy bữa nay." Đức Giê-su hỏi :
"Chuyện gì vậy ?" Họ thưa : "Chuyện ông Giê-su Na-da-rét. Người
là một ngôn sứ đầy uy thế trong việc làm cũng như lời nói trước mặt Thiên Chúa
và toàn dân. Thế mà các thượng tế và thủ
lãnh của chúng ta đã nộp Người để Người bị án tử hình, và đã đóng đinh Người
vào thập giá. Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Đấng sẽ
cứu chuộc Ít-ra-en. Hơn nữa, những việc ấy xảy ra đến nay là ngày thứ ba rồi.
Thật ra, cũng có mấy người đàn bà trong nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi kinh ngạc.
Các bà ấy ra mộ hồi sáng sớm, không thấy
xác Người đâu cả, về còn nói là đã thấy thiên thần hiện ra bảo rằng Người vẫn sống.
Vài người trong nhóm chúng tôi đã ra mộ, và thấy sự việc y như các bà ấy nói ;
còn chính Người thì họ không thấy."
Bấy giờ Đức Giê-su nói với hai ông rằng :
"Các anh chẳng hiểu gì cả ! Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các
ngôn sứ ! Nào Đấng Ki-tô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào
trong vinh quang của Người sao ? Rồi bắt đầu từ ông Mô-sê và tất cả các ngôn sứ,
Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách
Thánh.
Khi gần tới làng họ muốn đến, Đức Giê-su
làm như còn phải đi xa hơn nữa. Họ nài ép Người rằng : "Mời ông ở lại với
chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn." Bấy giờ Người mới vào và
ở lại với họ. Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ
ra trao cho họ. Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất.
Họ mới bảo nhau : "Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh
Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao ?"
Ngay lúc ấy, họ đứng dậy, quay trở lại
Giê-ru-sa-lem, gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp tại đó. Những người
này bảo hai ông : "Chúa trỗi dậy thật rồi, và đã hiện ra với ông
Si-môn." Còn hai ông thì thuật lại những gì đã xảy ra dọc đường và việc
mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh.
SUY NIỆM & CẦU NGUYỆN
Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại rằng, buổi chiều
hôm đó có hai môn đệ của Chúa Giêsu lên đường đi Em-mau trở về làng cũ của họ.
Cái chết của Chúa Giêsu là một dấu chấm hết đối với họ, tức là trở về với thất
vọng ê chề. Nhưng cũng chính lúc đó, Chúa Giêsu đã hiện ra với họ, cái chết
mang một ý nghĩa mới, mất mát đã trở thành khởi đầu, thất bại đã trở thành khởi
điểm của thành công, buồn phiền đã biến thành niềm vui mừng, ánh sáng Phục Sinh
của Chúa Giêsu đem lại một ý nghĩa mới và cuộc sống mới cho người Kitô hữu.
Ngày nay, trong từng biến cố của cuộc sống
chúng ta. Chúa Kitô Phục Sinh cũng đang đến và đồng hành với chúng ta trong từng
sinh hoạt để gặp gỡ chúng ta, Ngài có mặt trong từng niềm vui và nỗi khổ của
chúng ta. Nếu chúng ta biết đón nhận Ngài như người bạn đồng hành, để Ngài tâm
tình và chia sẻ với chúng ta, đôi mắt đức tin của chúng ta sẽ mở ra, và lúc đó,
trong ánh sáng Phục Sinh của Ngài, chúng ta sẽ tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống.
Lạy Chúa Giêsu
Phục Sinh, nhờ mầu nhiệm Vượt Qua. Chúa đã ban cho chúng con được niềm vui khôn
tả và hoan hỷ, xin cho thân xác yếu hèn của chúng con mai sau cũng được sống lại
vinh hiển và hưởng phúc trường sinh. Amen
Ngày 30/04 – Thánh Piô V, Giáo hoàng
(1504-1572)
Đây là vị giáo hoàng có công về Công đồng Trentô. Công đồngVatican II có những khó khăn thì thánh Piô V cũng gặp nhiều rắc rối về Công đồng Trentô vậy.
Trong triều đại Giáo hoàng (1566-1572), ĐGH Piô V đối mặt với khó khăn là quy tụ giáo hội tản
mác khắp nơi về một mối. Gia đình của
Chúa bị hoành hành vì tham nhũng, cải cách, liên tục bị người Thổ Nhĩ Kỳ xâm lăng và các nước chiến tranh
đẫm máu. Năm 1545, vị giáo hoàng
tiền nhiệm đã triệu tập Công đồng Trentô với nỗ lực là
xử lý các vấn đề nổi cộm trong giáo hội.Suốt 18 năm, các giáo phụ đã
thảo luận, kết tội, xác định và
quyết định cách hành động. Công đồng kết
thúc năm 1563.
ĐGH Piô V được bầu chọn
năm 1566 và chịu trách
nhiệm bổ sung việc cải cách mà Công đồng kêu gọi. Ngài cho thành lập các chủng viện để đào tạo linh mục đúng quy
cách, cho xuất bản sách lễ mới, sách kinh nhật tụng mới, sách giáo lý mới và thành lập Hội Ái hữu Học thuyết Kitô giáo (Confraternity of Christian Doctrine – CCD) cho giới trẻ. Ngài ban hành pháp chế chống lạm dụng trong giáo hội. Ngài kiên
trì phục vụ người bệnh và người nghèo bằng cách cho xây các bệnh viện, cung cấp lương thực cho người đói khát, số tiền thường được dùng
để đãi tiệc của giáo hội thì ngài trao cho các tân tòng nghèo khổ. Quyết định của ngài trở thành thói quen của dòng Đa Minh là mặc
áo dòng trắng.
Vừa nỗ lực cải cách giáo hội vừa cải cách đất
nước, ngài bị chống đối mãnh liệt từ phía nữ hoàng Elizabeth của Anh và hoàng đế Maximilian II của Rôma. Các vấn đề ở
Pháp và Hà Lan cũng cản trở hy vọng của ngài là liên kết Âu châu để chống lại
người Thổ Nhĩ Kỳ. Cuối cùng ngài giành được Vịnh Lepanto khỏi tay Hy Lạp vào ngày 7/10/1571.
Ngài không ngừng đòi hỏi canh tân giáo hội, là
nền tảng sống của ngài với tư cách là một tu sĩ dòng Đa Minh. Ngài dành nhiều thời gian cầu nguyện với Chúa, ăn chay, từ chối những xa xỉ dành cho giáo hoàng và
nghiêm túc theo tu luật và tinh thần Đa Minh.
hãng máy bay eva air
Trả lờiXóamua vé máy bay đi mỹ ở đâu
vé máy bay korean airlines
cách mua vé máy bay đi mỹ
vé máy bay đi canada giá bao nhiêu
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Du Lich Tu Tuc
Tri Thuc Du Lich