Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2017

Thứ Ba Thánh Athanasiô giám mục tiến sĩ Hội Thánh Lễ nhớ Ga 6,30-35.

Lời Chúa: Không phải ông Mô-sê, mà chính là Cha tôi đã cho bánh bởi trời, bánh đích thực.
Ha-le-lui-a. Chúa nói: “Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không phải đói bao giờ”. Ha-lê-lui-a.
Xin tỏa ánh tôn nhan rạng ngời
trên tôi tớ Chúa đây, và lấy tình thương mà cứu độ.
Bên Thánh Nhan, Ngài dấu họ kỹ càng

khỏi người đời mưu hại.

Ngày 02/05 – Thánh Athanasiô, Giám mục Tiến sĩ (295?-373)
Athanasiô sống cuộc đời huyên náo nhưng tận hiến phục vụ Giáo hội. Ngài là nhà vô địch về đức tin chống lại tà thuyết Arian. Sức mạnh của các bài viết của ngài khiến ngài được giáo hội tôn phong là Tiến sĩ Giáo hội.
Ngài sinh trong một gia đình Kitô giáo ở Alexandria, Ai Cập, được giáo dục theo lối cổ điển, đi tu làm linh mục, rồi làm thư ký cho ĐGM Alexander, giáo phận Alexandria. Rồi chính ngài cũng được bổ nhiệm giám mục. Vị tiền nhiệm của ngài là ĐGM Alexander đã phê bình thẳng thắn phong trào phát triển ở Đông phương – tức là tà thuyết Arian.
Khi ĐGM Athanasiô quản nhiệm giáo phận Alexandria, ngài tiếp tục chống tà thuyết này. Mới đầu có vẻ không khó lắm khi kết án tà thuyết Arian. Tuy nhiên, chuyện không đơn giản. Công đồng Tyre được triệu tập với vài lý do vẫn chưa rõ, hoàng đế Constantine bắt ĐGM Athanasiô đi đày ở Bắc Gaul. Đây là lần đầu tiên trong các cuộc đi đày gợi nhớ đến cuộc đời thánh Phaolô.
Sau khi Constantine băng hà, con trai ông phục hồi cương vị giám mục cho Athanasiô. Tuy nhiên, cương vị giám mục chỉ kéo dài 1 năm, rồi ngài lại bị truất phế vì sự cấu kết của các giám mục theo tà thuyết Arian. Ngài đi Rôma, và ĐGH Juliô I triệu tập hội đồng giám mục để xem xét trường hợp của ngài và các vấn đề liên quan.
Ngài bị đi đày 5 lần vì bảo vệ tín lý về thiên tính của Chúa Kitô. Thời gian đầu, ngài sống tương đối an bình trong 10 năm – đọc sách, viết lách và thúc đẩy đời sống Kitô giáo cùng với lý tưởng tu trì mà ngài rất tận tụy. Những bài viết về giáo lý và lịch sử của ngài hầu như là bút chiến (polemic), trực tiếp chống lại mọi phương diện của tà thuyết Arian.
Trong số những bài viết về đời tu khổ hạnh của ngài, cuốn Life of St. Anthony (Cuộc đời Thánh Antôn) được chú ý nhiều và góp công vào việc thành lập đời sống dòng tu ở khắp Tây phương.

Thứ Hai Ngày 01 tháng 05 Thánh Giuse Thợ Mt 13,54-58.

Lời Chúa: Ông này không phải là con bác thợ sao ?.
Ha-lê-lui-a. Ngày lại ngày, xin chúc tụng Chúa, Thiên Chúa cứu độ ta, Người đỡ nâng ta. Ha-lê-lui-a.
Từ buổi mai, xin cho đoàn con được no say tình Chúa,
Để ngày ngày được hớn hở vui ca.
Ước gì chúng con là tôi tớ Chúa
Được thấy công trình Ngài thực hiện,

Và con cháu chúng con được thấy vinh hiển Ngài.

Ngày 01/05 – Đức Thánh Giuse Lao động
Rõ ràng là ngày 01/05 là ngày Quốc tế Lao động dành cho giới công nhân được cộng sản ủng hộ, ĐGH Piô XII thành lập lễ Đức Thánh Giuse Lao động năm 1955. Nhưng mối quan hệ giữa Đức Thánh Giuse và giới công nhân có một lịch sử dài.
Với nỗ lực cố gắng giữ Chúa Giêsu không bị tách khỏi đời sống con người bình thường, tứ đầu Giáo hội đã nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu là thợ mộc (carpenter), được Đức Thánh Giuse đào tạo cả về nhiệm vụ lẫn sự vất vả của nghề nghiệp. Con người giống Thiên Chúa không chỉ về suy nghĩ và yêu thương mà còn về cách sáng tạo. Dù chúng ta đóng một cái bàn hay làm một thánh đường, chúng ta vẫn được mời gọi sinh lợi từ đôi tay và khối óc của mình, đặc biệt là xây dựng Nhiệm thể Đức Kitô.

Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2017

Chúa Nhật III Phục Sinh Năm A

Lời chúa: Họ đã nhận ra Chúa khi người bẻ bánh.
      Vào ngày thứ nhất trong tuần, có hai người trong nhóm môn đệ đi đến một làng kia tên là Em-mau, cách Giê-ru-sa-lem chừng mười một cây số. Họ trò chuyện với nhau về tất cả những sự việc mới xảy ra. Đang lúc họ trò chuyện và bàn tán, thì chính Đức Giê-su tiến đến gần và cùng đi với họ. Nhưng mắt họ còn bị ngăn cản, không nhận ra Người. Người hỏi họ : "Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy ?" Họ dừng lại, vẻ mặt buồn rầu.
      Một trong hai người tên là Cơ-lê-ô-pát trả lời : "Chắc ông là người duy nhất trú ngụ tại Giê-ru-sa-lem mà không hay biết những chuyện đã xảy ra trong thành mấy bữa nay." Đức Giê-su hỏi : "Chuyện gì vậy ?" Họ thưa : "Chuyện ông Giê-su Na-da-rét. Người là một ngôn sứ đầy uy thế trong việc làm cũng như lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân.  Thế mà các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp Người để Người bị án tử hình, và đã đóng đinh Người vào thập giá. Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Đấng sẽ cứu chuộc Ít-ra-en. Hơn nữa, những việc ấy xảy ra đến nay là ngày thứ ba rồi. Thật ra, cũng có mấy người đàn bà trong nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi kinh ngạc. Các bà ấy ra mộ hồi sáng sớm,  không thấy xác Người đâu cả, về còn nói là đã thấy thiên thần hiện ra bảo rằng Người vẫn sống. Vài người trong nhóm chúng tôi đã ra mộ, và thấy sự việc y như các bà ấy nói ; còn chính Người thì họ không thấy."
      Bấy giờ Đức Giê-su nói với hai ông rằng : "Các anh chẳng hiểu gì cả ! Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ ! Nào Đấng Ki-tô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao ? Rồi bắt đầu từ ông Mô-sê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh.
     Khi gần tới làng họ muốn đến, Đức Giê-su làm như còn phải đi xa hơn nữa. Họ nài ép Người rằng : "Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn." Bấy giờ Người mới vào và ở lại với họ. Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ. Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất. Họ mới bảo nhau : "Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao ?"

     Ngay lúc ấy, họ đứng dậy, quay trở lại Giê-ru-sa-lem, gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp tại đó. Những người này bảo hai ông : "Chúa trỗi dậy thật rồi, và đã hiện ra với ông Si-môn." Còn hai ông thì thuật lại những gì đã xảy ra dọc đường và việc mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh.

SUY NIỆM & CẦU NGUYỆN
       Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại rằng, buổi chiều hôm đó có hai môn đệ của Chúa Giêsu lên đường đi Em-mau trở về làng cũ của họ. Cái chết của Chúa Giêsu là một dấu chấm hết đối với họ, tức là trở về với thất vọng ê chề. Nhưng cũng chính lúc đó, Chúa Giêsu đã hiện ra với họ, cái chết mang một ý nghĩa mới, mất mát đã trở thành khởi đầu, thất bại đã trở thành khởi điểm của thành công, buồn phiền đã biến thành niềm vui mừng, ánh sáng Phục Sinh của Chúa Giêsu đem lại một ý nghĩa mới và cuộc sống mới cho người  Kitô hữu.
      Ngày nay, trong từng biến cố của cuộc sống chúng ta. Chúa Kitô Phục Sinh cũng đang đến và đồng hành với chúng ta trong từng sinh hoạt để gặp gỡ chúng ta, Ngài có mặt trong từng niềm vui và nỗi khổ của chúng ta. Nếu chúng ta biết đón nhận Ngài như người bạn đồng hành, để Ngài tâm tình và chia sẻ với chúng ta, đôi mắt đức tin của chúng ta sẽ mở ra, và lúc đó, trong ánh sáng Phục Sinh của Ngài, chúng ta sẽ tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống.
       Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh, nhờ mầu nhiệm Vượt Qua. Chúa đã ban cho chúng con được niềm vui khôn tả và hoan hỷ, xin cho thân xác yếu hèn của chúng con mai sau cũng được sống lại vinh hiển và hưởng phúc trường sinh.  Amen

Ngày 30/04 – Thánh Piô V, Giáo hoàng (1504-1572)
Đây là vị giáo hoàng có công về Công đồng TrentôCông đồngVatican II có những khó khăn thì thánh Piô V cũng gặp nhiều rắc rối về Công đồng Trentô vậy.
Trong triều đại Giáo hoàng (1566-1572), ĐGH Piô V đối mặt với khó khăn là quy tụ giáo hội tản mác khắp nơi về một mốiGia đình của Chúa bị hoành hành vì tham nhũngcải cáchliên tục bị người Thổ Nhĩ Kỳ xâm lăng và các nước chiến tranh đẫm máuNăm 1545, vị giáo hoàng tiền nhiệm đã triệu tập Công đồng Trentô với nỗ lực là xử lý các vấn đề nổi cộm trong giáo hội.Suốt 18 nămcác giáo phụ đã thảo luậnkết tộixác định và quyết định cách hành độngCông đồng kết thúc năm 1563.
ĐGH Piô V được bầu chọn năm 1566 và chịu trách nhiệm bổ sung việc cải cách mà Công đồng kêu gọiNgài cho thành lập các chủng viện để đào tạo linh mục đúng quy cách, cho xuất bản sách lễ mới, sách kinh nhật tụng mớisách giáo lý mới và thành lập Hội Ái hữu Học thuyết Kitô giáo (Confraternity of Christian Doctrine – CCD) cho giới trẻNgài ban hành pháp chế chống lạm dụng trong giáo hội. Ngài kiên trì phục vụ người bệnh và người nghèo bằng cách cho xây các bệnh việncung cấp lương thực cho người đói khát, số tiền thường được dùng để đãi tiệc của giáo hội thì ngài trao cho các tân tòng nghèo khổQuyết định của ngài trở thành thói quen của dòng Đa Minh là mặc áo dòng trắng.
Vừa nỗ lực cải cách giáo hội vừa cải cách đất nướcngài bị chống đối mãnh liệt từ phía nữ hoàng Elizabeth của Anh và hoàng đế Maximilian II của RômaCác vấn đề ở Pháp và Hà Lan cũng cản trở hy vọng của ngài là liên kết Âu châu để chống lại người Thổ Nhĩ KỳCuối cùng ngài giành được Vịnh Lepanto khỏi tay Hy Lạp vào ngày 7/10/1571.
Ngài không ngừng đòi hỏi canh tân giáo hội, là nền tảng sống của ngài với tư cách là một tu sĩ dòng Đa MinhNgài dành nhiều thời gian cầu nguyện với Chúaăn chaytừ chối những xa xỉ dành cho giáo hoàng và nghiêm túc theo tu luật và tinh thần Đa Minh.

Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

Ngày 29/04/1811-1861 Thánh Giuse Tuân Linh mục Tử đạo.

Giuse Tuân chào đời khoảng năm 1811 tại họ Trần Xa, xứ Cao Xá, tỉnh Hưng Yên. Tuy là gia đình nông dân nghèo, nhưng cha mẹ cậu là người đạo đức và tận tâm giáo dục con cái. Tứ cái nôi ấm cúng đó, Giuse Tuân đã lớn lên trong chân lý đức tin và trong tình thương của Thiên Chúa, của cha mẹ và của mọi người.
Thánh Giuse Tuân Linh mục Tử đạo
* Chứng nhân tình thương.

“Thiên Chúa vẫn luôn luôn tác tạo những mùa xuân tươi đẹp. Ngài ban cho mùa màng tiếp tục sinh hoa kết trái. Cũng thế, do bàn tay uy quyền và rộng rãi của Ngài, Thiên Chúa sẽ gieo vãi trên mỗi thế hệ đang lên đầy đủ những đức tính dịu hiền nhân ái, để nâng đỡ những người buồn thảm, hỗ trợ những kẻ lâm nguy. Tương lai sẽ do tình thương, vì không sớm thì muộn, tình thương sẽ thắng sự oán thù. (Fx Ronsin)
Linh mục Giuse Tuân đã sống và chết hiên ngang để làm chứng cho Thiên Chúa,  Đấng sáng tạo muôn loài, mà con người là thụ tạo được Ngài yêu thương hơn cả, đễn nỗi ban chính Con Một Ngài là Đức Giêsu Kitô, để cho thế gian được ơn tái sinh và sự sống viên mãn cùng Ngài (Ga 10,10)
Giuse Tuân chào đời khoảng năm 1811 tại họ Trần Xa, xứ Cao Xá, tỉnh Hưng Yên (nay là Hải Hưng). Tuy là gia đình nông dân nghèo, nhưng cha mẹ cậu là người đạo đức và tận tâm giáo dục con cái. Tứ cái nôi ấm cúng đó, Giuse Tuân đã lớn lên trong chân lý đức tin và trong tình thương của Thiên Chúa, của cha mẹ và của mọi người.
Từ thiếu niên, cậu Tuân đã được nhận vào nhà Đức Chúa Trời học tập và sống tinh thần Phúc Âm. Sau đó cậu được chọn và học chủng viện, rồi thụ phong Linh mục, trở thành người phục vụ Tin Mừng trong thời bách hại tàn khốc nhất dưới triều đại vua Tự Đức, với những cuộc bắt bớ nhằm tiêu diệt các giáo sĩ và giáo dân trên đất Việt. Để có cơ hội cộng tác chặt chẽ hơn với các thừa sai Đaminh trong công cuộc truyền giáo, năm 1857 cha Giuse Tuân xin vào dòng anh em Thuyết giáo (trong dòng tên gọi cha là Hoan). Năm 1858, cha được tuyên khấn trong dòng và trở thành một tu sĩ gương mẫu đạo đức.

* Truyền bá tình thương.
Trước cơn bách hại tàn bạo của vua Tự Đức, vì lo lắng cho đoàn chiên bơ vơ, cha Tuân phải lẫn trốn để có thể âm thầm phục vụ cho con cái trong hoàn cảnh khó khăn này.
Đầu năm 1861, khi cha đang giúp ở xứ Ngọc Đồng, một bà già bị bệnh nặng sai con trai đi mời cha Tuân về ban bí tích sau cùng cho bà. Không ngờ người con ngỗ nghịch này vì ham lợi lộc đã trở thành kẻ phản bội. Hắn đi tố giác với quan huyện để lấy tiền thưởng. Quan liền bắt cha giải lên tỉnh Hưng Yên nộp cho quan Tổng đốc.
Tại công đường, dù cha Tuân bị hành hạ, tra tấn, gông cùm… vẫn hiên ngang trung thành với Thầy chí thánh. Cha một mực làm chứng cho niềm tin của mình vào Đức Giêsu, dù phải hy sinh cả mạng sống. Hân hoan với diễm phúc tử đạo sắp được lãnh nhận, bất chấp những đau đớn và khổ hình trong tù, cha vẫn tiếp tục rao giảng tình thương vô biên của Thiên Chúa. Cha khích lệ, nâng đỡ tinh thần những anh em giáo hữu đang bị giam cầm, an ủi những anh em giáo hữu âm thầm đến thăm cha và ban bí tích cho họ.

* Trong tình yêu Thiên Chúa.
Cuối cùng người chiến sĩ anh dũng đã chạy tới đích. Sau nhiều cực hình trong mấy tháng trời, án trảm quyết cha Tuân được vua Tự Đức châu phê.
Ngày 29.04.1861, cha bị đem ra pháp trường Hưng Yên xử. Tại pháp trường, một giáo hữu chứng kiến vụ hành quyết cha, bà Anna Bình, đã làm chứng trong hồ sơ phong thánh như sau:
“Tôi đã thấy người tôi tá Chúa (cha Tuân) đi lãnh án tử với thái độ trang nghiêm, dũng cảm và hân hoan. Cha phải bước đi khó khăn, chậm chạp vì hai chân bị xiềng xích nặng nề. Khi tới nơi xử, cha quỳ gối xuống, kêu tên Cực Thánh Giêsu, biểu lộ lòng tin yêu và phó thác, rồi bình thản đón chờ cái chết. Có nhiều người đã chứng kiến cái chết oai hùng của cha. Tôi đến gần và lấy vải thấm máu cha vừa đổ xuống”.
Đúng 90 năm sau ngày vị anh hùng đức tin về Thiên Quốc. Ngày 29.04.1951, Đức Thánh cha Pio XII suy tôn linh mục Giuse Tuân lên bậc chân phước cùng với 24 vị tử đạo khác trên đất Việt. Ngày 19.06.1988, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nâng ngài lên bậc Hiển thánh.

Thứ Bảy Tuần II Phục Sinh Ga 6,16-21.

Lời Chúa: Các ông thấy Đức Giê-su đi trên mặt Biển Hồ.
Ha-le-lui-a. Đức Ki-tô nay đã phục sinh, chính Người đã tạo thành vạn vật và xót thương cứu độ loài người. Ha-lê-lui-a.
Chúa để mắt trông nom người kính sợ Chúa,
kẻ trông cậy vào lòng Chúa yêu thương
hầu cứu họ khỏi tay thần chết

và nuôi sống trong buổi cơ hàn.

Ngày 29/04 – Thánh Catarina Siêna (1347-1380)
Thánh nữ Catarina sống không lâu nhưng hoàn toàn dành cho Đức Kitô. Điều ấn tượng nhất ở bà là “đầu hàng” Thiên Chúa.
Bà là con thứ 23 của ông Jacopo và bà Lapa Benincasa. Bà thông minh, vui vẻ và đạo đức. Bà làm người mẹ thất vọng khi bà cắt tóc để làm xấu mình mà không thanh niên nào muốn cưới bà. Người cha muốn mọi người để cho con gái được yên, dành riêng một phòng để con gái cầu nguyện và suy niệm.
Lúc 18 tuổi, bà vào Dòng Ba Đa Minh, dành 3 năm sống cô tịch, cầu nguyện và khổ hạnh. Dần dần nhiều người theo bước bà – đàn ông, đàn bà, và cả các linh mục. Đời sống tông đồ của bà lớn mạnh nhờ sống chiêm niệm. Đa số các thư viết của bà về hướng dẫn tâm linh và khuyến khích những người theo bà, càng ngày càng được chú ý. Nhiều người chống đối và vu oan cho bà vì bà bộc trực (candor) và hoàn toàn vì Chúa Kitô. Nhưng rồi bà được giải oan tại Tổng hội dòng Đa Minh (Dominican General Chapter) năm 1374.
Ảnh hưởng của bà lên đến đỉnh cao nhờ sự thánh thiện của bà, và bà đã gây ấn tượng sâu sắc đối với Đức Giáo Hoàng. Bà hoạt động không ngơi nghỉ để chống lại người Thổ Nhĩ Kỳ, giải hòa giữa Florence và ĐGH.
Năm 1378 xảy ra vụ Đại ly giáo (Great Schism), chia cách các nước theo Kitô giáo, chia hai rồi chia ba, có các giáo hoàng và thậm chí đặt các thánh vào thế đối nghịch. Thánh Catarina dành 2 năm cuối đời ở Rôma, cầu nguyện, bào chữa giáo hội nhân danh ĐGH Urbanô VI và sự hiệp nhất giáo hội. Khi qua đời, các “con cái” vây quanh bà.
Thánh Catarina uy tín trong các nhà thần bí (mystics) và những người viết về tâm linh của giáo hội. Năm 1970, ĐGH Phaolô VI tôn vinh thánh Catarina và thánh Têrêsa Avila là Tiến sĩ Giáo hội. Những năm gần đây, người ta đề nghị nên chọn thánh Catarina làm bổn mạng Internet. Chúc thư tâm linh (spiritual testament) của bà có trong cuốn The Dialogue (Đối thoại).

Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

Ngày 28/04 Kính Nhớ Ba Vị Thánh Tử Đạo Việt Nam

Thánh Phaolô Phạm Khắc Khoan Lm 1771-1840
* Định mệnh nối kết ba con người.
Phaolô Phạm Khắc Khoan sinh năm 1771 tại làng Bồng Hải, tỉnh Ninh Bình, thuộc giáo phận Tây Đàng Ngoài. Sau khi thụ phong linh mục, cha phụ trách xứ Kẻ Vịnh, rồi xứ Phúc Nhạc, nơi đông dân cư nhất trong tỉnh. Cha Khoan rất hăng say hoạt động tông đồ, ngoài xứ chính ra cha còn phụ trách thêm hai họ Đông Biên và Tôn Đạo. Mỗi tháng Ngài đều đến các họ lẻ dâng lễ, giải tội và khích lệ giáo hữu sống đạo đức gương mẫu hơn. Mỗi lần đi như vậy cha thường dẫn theo một vài thầy giảng để giúp dạy giáo lý và tiếp xúc sâu xát hơn với quần chúng. Năm 1837, có hai thầy cùng đi với cha về giúp họ Đông Biên là thầy Phêrô Nguyễn Văn Hiếu 60 tuổi, người làng Đồng Chuối,và thầy Gioan Baotixita Đinh Văn Thành, 41 tuổi, gốc Luốn khê (Phát Diệm). Trên đường trở về, cả ba cha con bị bắt và bị giải về Ninh Bình. Khi đó cha Khoan đã 66 tuổi.

Thánh Phêrô Nguyễn Văn Hiếu Thầy giảng 1777-1840
Phaolô Phạm Khắc Khoan, Sinh năm 1771 tại Duyên Mậu, Ninh Bình, Linh mục, bị xử trảm ngày 28/04/1840 tại Ninh Bình dưới đời vua Minh Mạng cùng với Thánh Gioan Baotixita. Đinh Văn Thành và Thánh Phêrô Hiếu trực thuộc Hội Thừa Sai Balê. Đức Lêo thứ XIII suy tôn Phaolô Phạm Khắc Khoan lên bậc chân phước ngày 27-05-1900. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn các ngài lên bậc Hiển thánh. Lễ kính vào ngày 28/04 hằng năm.
* Lời ca cảm tạ.
Tâu thượng đế,
Này thần dân xin hát mừng trước bệ
Tuyên xưng Ngài là Chúa Tể càn khôn…
Suy tôn Chúa bậc tông đồ hợp xướng,
Tán tụng Ngài bao thế hệ tiên tri.
Đoàn tử đạo quang huy hùng dũng,
Máu đào đổ ra minh chứng về Ngài…
Đó là lời kinh TE DEUM lời kinh tạ ơn mà cha khoan và hai thầy Hiếu, thầy Thành đã hát vang lên trong ngục, cũng như trên đường ra pháp trường. Đó là lời kinh đem lại phấn khởi cho những ai nghe được. Đó là tiếng hát của Giáo Hội sơ khai, khi cuộc bách hại 300 năm chấm dứt, nay lại vang lên trên môi miệng các vị tử đạo Việt Nam, vượt thấu chín tầng mây, chấp cánh cho các ngài bay về hợp đoàn với muôn thần thánh trên Thiên Quốc.

* Định mệnh nối kết ba con người.
Phaolô Phạm Khắc Khoan sinh năm 1771 tại làng Bồng Hải, tỉnh Ninh Bình, thuộc giáo phận Tây Đàng Ngoài. Sau khi thụ phong linh mục, cha phụ trách xứ Kẻ Vịnh, rồi xứ Phúc Nhạc, nơi đông dân cư nhất trong tỉnh. Cha Khoan rất hăng say hoạt động tông đồ, ngoài xứ chính ra cha còn phụ trách thêm hai họ Đông Biên và Tôn Đạo. Mỗi tháng Ngài đều đến các họ lẻ dâng lễ, giải tội và khích lệ giáo hữu sống đạo đức gương mẫu hơn. Mỗi lần đi như vậy cha thường dẫn theo một vài thầy giảng để giúp dạy giáo lý và tiếp xúc sâu xát hơn với quần chúng. Năm 1837, có hai thầy cùng đi với cha về giúp họ Đông Biên là thầy Phêrô Nguyễn Văn Hiếu 60 tuổi, người làng Đồng Chuối,và thầy Gioan Baotixita Đinh Văn Thành, 41 tuổi, gốc Luốn khê (Phát Diệm). Trên đường trở về, cả ba cha con bị bắt và bị giải về Ninh Bình. Khi đó cha Khoan đã 66 tuổi.
* Trước lời đường mật.
Vì kính trọng cha tuổi cao lại có tướng người phúc hậu, một hôm quan Tổng trấn mời ngài đến và nói: "Ta muốn kết thân với ông. Ta chỉ muốn tìm cách cứu mạng ông thôi. Xin ông chịu khó chấp nhận bước qua Thập Giá". Cha trả lời : "Mấy tháng qua ở trong tù, tôi đã suy tính kỹ lắm rồi, nhưng càng nghĩ tôi càng xác tín hơn, càng cương quyết giữ vững đức tin cho đến chết". Rồi cha kể lại chuyện xảy ra năm 1802:
"Khi đó, Thế Tổ Gia Long, phụ thân của Hoàng đế ra Hà Nội, chúng tôi có đến ra mắt. Người hứa cho chúng tôi được tự do giảng đạo, xây nhà thờ và các nhà bác ái. Người yêu cầu chúng tôi cổ động dân chúng sống hòa thuận và chăm chỉ làm ăn. Từ đó đến nay, tôi vẫn lệnh vua, nhắc nhở bà con làm điều tốt, tránh điều xấu. Tôi thờ Vua trên trời và thuần phục vua dưới đất, tôi vẫn xin Vua trên trời ban ơn cho các quan, để thời các ngài được thái bình thịnh trị. Sao hôm nay quan lại bảo tôi bỏ lệnh Tiên Đế mà tôi đã tuân hành biết bao năm nay ?
- Thế ông không muốn sống à ?
- Thưa quan, mọi sinh vật đều muốn sống, huống chi là con người có suy nghĩ. Ai biết giá trị cuộc sống mà chẳng ham sống. Thế nhưng với người Kitô hữu, chết là cách sống đời đời trên Thiên Đàng.
- Ai bảo ông là có Thiên Đàng.
- Đó là chuyện đương nhiên. Như nhà vua vẫn ban thưởng cho những trung thần, thì Chúa trời đất chẳng lẽ không ban thưởng cho những tôi trung phục vụ Người đến chết sao ? Nơi tưởng thưởng đó, chúng tôi gọi là Thiên Đàng.
- Vậy ai dạy cho ông biết là có Chúa trời đất ?
- Thưa Tổng trấn, không cần phải ai dạy cả, chính trời đất vũ trụ là cuốn sách mở ra dạy ta bài học đó. Nhìn ngắm những công trình kỳ diệu của thiên nhiên tức khắc phải nhận ra có Đấng Tạo Hóa đó là Chúa Trời và tôn thờ Người".
Vì hy vọng thời gian sẽ làm các anh hùng đức tin nản chí, quan tìm cách trì hoãn vụ án thật lâu. Thấm thoát ba vị đã ở tù được gần ba năm. Thỉnh thoảng quan lại gọi ra tòa đề nghị bước qua Thập Giá. Mới đầu thì khuyên dụ ngọt ngào, sau dùng cực hình để cưỡng bách, nhưng không cách nào có thể làm các vị thay lòng đổi dạ.
Thái độ hai thầy giảng cũng làm cho mọi người bỡ ngỡ thán phục. Dù bị hành hạ dã man đến đâu, hai thầy cũng vẫn thản nhiên nhẫn nại, không bao giờ trách mắng chửi rủa, chỉ lập đi lập lại một điều : "Dù sống dù chết, chúng tôi không bao giờ bỏ đức tin". Niềm an ủi lớn nhất của hai thầy là được ở gần cha Khoan, sớm hôm tâm sự và thỉnh thoảng lãnh bí tích giải tội. Các thầy coi những ngày ở tù như thời gian thanh luyện để lập công đền bù những lỗi lầm từ thơ ấu. Đôi khi có người khéo léo đưa được Mình Thánh Chúa vào tù, đó là những ngày sung sướng và hạnh phúc nhất của ba vị.
Một lần cha Khoan nói thẳng với quan án rằng: "Quan bảo tôi chà đạp Thập Giá là điều chẳng hợp lý chút nào?". Quan hỏi : "Sao lại không hợp lý, ta chỉ cho ông con đường sống mà không hợp lý à ?". Cha nói : "Thưa quan, nếu nước nhà có biến, mà quan sợ chết đào ngũ thì quan là kẻ hèn nhát. Cũng vậy, tôi nhờ ơn Vua cả trên trời, tôi đâu có quyền sợ chết mà bỏ Người được".

* Lời chứng cuối cùng …và bài ca phục sinh.
Khi thấy hoàn toàn thất vọng trước sự kiên tâm quyết chí của ba người "lính" Chúa Kitô, quan đành quyết định ký án tử gởi về triều đình Huế xin phép. Trong những ngày chờ đợi cuối cùng đó, trại giam Ninh Bình vang vọng những tiếng hát hân hoan. Đó là tiếng hát cha Khoan và hai thầy giảng hát lên lời kinh Tạ Ơn. Cha một câu, hai thầy một câu, nhịp nhàng rộn rã. Trên đường ra pháp trường, ba vị vẫn không ngừng cất tiếng ca những lời tri ân đó.
Tại pháp trường ngày 28.04.1840, cha Khoan xin phép nói với dân chúng đôi lời, ngài nói : "Thưa đồng bào và các bạn hữu, chúng tôi không phạm tội ác, không chống lại vua, không lỗi luật nước. Chúng tôi chết chỉ vì là Kitô hữu và vì không chịu bỏ đạo Kitô, là đạo duy nhất chân thật".
Lính đẩy ba vị vào khu vực riêng xa tầm mắt dân chúng. Ba vị giơ tay lên trời, hai thầy hiệp ý cầu nguyện với linh mục : "Vinh danh chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa, Chúa trời đất. Chúng con hiến dâng mạng sống cho Ngài, xin Chúa chúc phúc cho nhà vua được cai trị lâu dài trong an bình. Xin biến đổi trái tim vua, để vua tin theo đạo thật, đạo duy nhất có thể đem lại cho con người hạnh phúc đích thực".
Tiếp theo ba vị cầu nguyện bằng thánh ca. như trong đêm Phục Sinh, cha Khoan hát lên ba lần Allêluia, Allêluia, Allêluia mỗi lần nói cung giọng cao hơn. Xen kẽ vào đó hai thầy giảng cũng hát thay cho cộng đoàn theo cao độ của vị chủ sự : "Allêluia, Allêluia, Allêluia".
Sau đó lý hình thi hành phận sự. Ba cái đầu cùng rơi xuống đưa ba vị thánh về hợp xướng với ca đoàn thiên thần trên Thiên Quốc với khúc hát Phục Sinh Allêluia bất diệt. Năm đó cha Khoan 69 tuổi, thầy Hiếu 63 tuổi, thầy Thành 44 tuổi. Thầy giảng Huấn chứng kiến từ đầu vụ hành quyết, đã lãnh thi thể ba vị về Phúc Nhạc an táng theo nghi lễ công giáo.
Đức Lêo thứ XIII suy tôn cha Phaolô Phạm Khắc Khoan, hai thầy Phêrô Nguyễn Văn Hiếu và thầy Gioan Baotixita Đinh Văn Thành lên bậc chân phước ngày 27-05-1900. Ngày 19-06-1988, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II suy tôn các ngài lên bậc Hiển thánh.

* Tâm tình Đức Cha Retord Liêu trong thơ gởi cha Khoan.
"Sách có câu : Chết vinh hơn sống nhục. Hãy coi những kẻ bội giáo, cuộc đời họ đáng tủi hổ biết bao. Ngược lại khắp bốn phương thiên hạ đều vang lời khen ngợi những ai chết cho đức tin. Các vị tử đạo như tiếng kèn Thiên Quốc, với âm điệu vang lừng muôn người lắng nghe. Những kẻ chối đạo, ở lại trần gian chỉ để chờ lưỡi rìu chặt đem về tiếp lửa cho hỏa ngục.
Máu các vị tử đạo như giọt sương đêm tưới mát vườn hoa Giáo Hội làm nó thêm phong nhiêu (phong phú và phù nhiêu)…
Tôi viết cho cha những lời vắn tắt vội vã này. Ước mong nó thành ngọn gió đưa cha lướt êm đến bến bờ quê hương. Ước mong nó thành đóa hoa rực rỡ với làn hương thơm tỏa ngát niềm vui tô thắm tâm hồn cha trong cuộc chiến cuối cùng. Xin kính cẩn tạm biệt cha. Xin kính cẩn hôn lên gông cùm xiềng xích của cha. Trong lúc cầu nguyện xin đừng quên tôi nhé !"

Thứ Sáu Tuần II Phục Sinh Ga 6,1-15.

Lời Chúa: Đức Giê-su cầm lấy bánh, rồi phân phát cho những người hiện diện, ai muốn ăn bao nhiêu tùy ý.
Ha-le-lui-a. Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn phải nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra. Ha-lê-lui-a.
Tôi vững vàng tin tưởng sẽ được thấy ân lộc Chúa ban
trong cõi đất dành cho kẻ sống,
Hãy cậy trông vào Chúa, mạnh bạo nên, can đảm lên nào !

Hãy cậy trông vào Chúa.

Ngày 28/04 – Thánh Phêrô Chanel, Linh mục Tử đạo (1803-1841)
Là một linh mục trẻ làm hồi sinh một giáo xứ trong một quận “tồi tệ” bằng phương pháp đơn giản là tận tụy chăm sóc bệnh nhân. Muốn làm nhà truyền giáo nên lúc 28 tuổi, ngài gia nhập Dòng Đức Mẹ (Society of Mary), còn gọi là Bảy Thánh Lập Dòng Tôi Tớ Đức Mẹ (seven Marists). Vì vâng lời, ngài dạy học ở chủng viện 5 năm. Sau đó, ngài làm bề trên dòng, đi miền Tây Oceania và được bầu làm đại diện (vicariate). Đức giám mục theo các nhà truyền giáo, để Peter Chanel một tu sĩ khác ở lại đảo Futuna ở New Hebrides, hứa sẽ trở lại 6 tháng sau. Nhưng thời gian đó kéo dài đến 5 năm sau.
Trong khi đó, ngài phải “vật lộn” với việc trau dồi ngôn ngữ mới, khó sống với dân đánh cá voi, dân buôn bán và dân bản xứ. Dù thành công một chút, ngài vẫn trầm lặng, hiền dịu, kiên nhẫn và can đảm. Một số dân bản xứ được rửa tội, một ít người được hướng dẫn. Khi con trai của một thủ lĩnh (chieftain) xin vào đạo, thủ lĩnh càng khủng bố dữ dội. LM Chanel bị đánh đến chết, thi thể ngài bị cắt ra từng khúc. Sau 2 năm ngài qua đời, cả đảo Oceania theo Công giáo và ngày nay vẫn vậy. Thánh Peter Chanel là thánh tử đạo đầu tiên và là thánh bổn mạng của đảo này.

Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

Ngày 27/04/1802-1856 Thánh Laurensô Nguyễn Văn Hưởng Linh mục Tử đạo.

* Niềm tin yêu cao quý
“Quá khóa đi ! Ta thương và giảm nhẹ án cho !”
Quá Khóa ? Làm sao cha Hưởng có thể Quá Khóa được ? Vì sợ hình phạt dành cho người phản bội đạo Chúa? – Vâng. Vì trách nhiệm của một vị đạo trưởng ?- Vâng. Nhưng không phải chỉ có thế. Quá khóa, đó là chối bỏ niềm tin cao quý nhất của người tín hữu, chối bỏ cả ý nghĩa cuộc đời mục tử của mình.
Quan án không hiểu được cha. Các người lính không thể hiểu cha. Những người đồng đạo cảm thông và kính mến cha. Nhưng có ai cùng cảnh ngộ với cha chăng ? Ngay từ ấu thơ đã phải chịu cảnh bất hạnh nhất của một con người :Mồ côi cha mẹ. Lâm vào cảnh lam lũ vất vả để kiếm sống, con người bất hạnh đó luôn luôn khát khao tình thương của người cha, sự âu yếm của người mẹ, một nỗi khát khao lớn lao không một tấm lòng trần gian nào có thể lấp đầy. Cuối cùng, người con mồ côi ấy đã khám phá ra Thiên Chúa chính là Người Cha yêu thương vô bờ bến, và đã dâng hiến trọn đời mình, trọn đời linh mục cho Tình Thương cao cả ấy.
Biết nói sao đây ? Cha Hưởng chỉ biết đơn sơ trả lời quan án :” Bẩm quan lớn, có bao giờ con cái dẫm đạp lên đều cha mẹ mình chăng?”

Thế là một lần nữa cha phải trả giá cho ý nghĩa cuộc đời linh mục, và lần này thì bằng một giá cao nhất là chính mạng sống của mình.

* Tuổi xanh gian khổ.
Cậu bé Laurenso Nguyễn Văn Hưởng sinh năm 1802, tại xã Tụy Hiền, xứ Kẻ Sải, tổng Trinh Tiết tại Hà Nội. Gia đình nghèo, mồ côi cha mẹ ngay từ nhỏ. Cậu Hưởng phải đi chăn trâu cho ông chú ngoại giáo tên là Thang. Thấy cậu hiền lành, ông rất quý mến và đối xử như con ruột. Tình thương của ông chú thật đáng quý, nhưng chẳng thể bù đắp được nỗi bất hạnh do thiếu tình yêu cao quý của cha mẹ ruột, bởi vì chỉ có tình yêu của cha mẹ mới thực sự bao la mà ca dao Việt Nam thường ví:
Công Cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Cậu Hưởng muốn dâng mình cho Chúa để tìm kiếm một tình thương trọn vẹn hơn, nên đến xin cha Duyệt, chánh xứ Sơn Miêng giúp đỡ. Sau ba năm được cha xứ nuôi dưỡng ăn học, cậu được gửi vào học tại chủng viện Vĩnh Trị, thụ giáo với cha chính địa phận Tây Đàng Ngoài.
Khi vua Minh Mạng ra lệnh cấm đạo nghiêm ngặt, chủng viện Vĩnh Trị phải giải tán. Cậu về quê làm thuốc viên bán quanh làng Độ Nhật, và cũng để thăm viếng giúp đỡ nhiều người. Nhân dịp này, ông chú khuyên cậu nên ở nhà lập gia đình. Ông còn hứa nhường lại gia sản cho cậu. Một quan Tổng có họ hàng với cậu cũng hứa giúp đỡ tận tình. Nhưng cậu Hưởng vẫn cương quyết theo lý tưởng tu trì. Ông chú tức giận đuổi cậu ra khỏi nhà, và cậu liền trở về chủng viện Vĩnh Trị.

* Tất cả vì danh Chúa
Mãn khóa học, cậu Hưởng được gia nhập bậc thầy giảng, đi giúp xứ Kim Sơn, xứ Bạch Bát,.Trong suốt tám năm trời, thầy Hưởng luôn làm việc tận tụy, sống giản dị, khiêm tốn và bác ái. Sau đó, Đức cha gọi thầy về học thêm thần học và truyền chức linh mục cho thầy. Cha Hưởng trở nên một linh mục nhiệt thành, làm phó xứ Giang Sơn hai năm, rồi sang xứ Lạc Thổ, Yên Lộc, Bạch Bát. Ở đâu cha cũng tỏ ra là vị linh mục siêng năng, nhiệt tâm giảng dạy tín hữu, thường xuyên viếng thăm những bệnh nhân.
Năm 1855, cha bị bắt trên đường đi thăm kẻ liệt. Khi ấy, cha đang ở trên thuyền thì mấy gia nhân của phó tổng Tùy với gậy gộc la ó rượt theo, cha liền bảo người lái đò chèo qua bờ bên kia sông rồi bỏ đi. Cha tự nguyện nộp mình, và không muốn người khác phải liên lụy.
Bị bắt, cha không coi đó là một tai họa, nhưng là thánh ý Chúa muốn cho mình thông phần vào cuộc tử nạn của Đức Ki-tô, và nhắn với cha già Chất cùng bổn đạo đừng chạy tiền chuộc.
Sau ba ngày bị giam ở huyện Yên Mô, cha được giải về tỉnh Ninh Bình. Quan tỉnh thấy cha có nét chân tu nên hứa :” Nếu ông đạp lên Thánh Giá, ta cho đến trụ trì ở chùa Non Nước”. Cha đáp :” Tôi không biết gì về Thần Phật, làm sao ở chùa được?”. Quan yêu cầu cha đọc kinh bên đạo, cha đọc Mười Điều Răn. Quan lại thắc mắc về tin đồn rằng :” Tại sao các ông khoét mắt người bệnh, và không thờ kính tổ tiên ?” Cha Hưởng bình tĩnh giải thích cho quan :” Xin quan đừng nghe những lời đồn đãi sai lạc, chúng tôi chỉ xức dầu trên mắt mũi, tai miệng và tay chân để xin Chúa tha các tội mà bệnh nhân đã dùng chúng để phạm tội. Còn với tổ tiên, chúng tôi hằng cầu nguyện bằng các việc lành, chỉ có điều chúng tôi không cúng quả, vì biết rằng cha mẹ chẳng thể trở về ăn uống thứ gì được nữa”.
Với các tín hữu đến thăm, cha an ủi họ:” Chúng con phải mừng cho cha, vì cha được chịu khổ vì chúa Giê-su”.

* Chính trực đến cùng.
Sau nhiều lần dụ dỗ không được, các quan Ninh Bình làm án xin vua cho xử trảm. Trước đó, vì các quan đã nhận mười nén bạc của giáo hữu, nên tìm cách giảm nhẹ án cho cha. Họ đề nghị cha khai mình chỉ là một tín hữu thôi, nhưng cha nhất định không chịu khai man che giấu chức vụ linh mục. Cha viết thư cho Đức cha Retord Liêu :
“Xin Đức cha đừng chạy tiền chuộc con làm chi, con sẵn lòng hy sinh để làm chứng đạo chúa Giê-su là đạo thật. Xin Đức cha cầu nguyện cho con được vững vàng cho đến cùng”.
Cuối cùng vị linh mục được mãn nguyện. Trước kia, cha đã cương quyết từ chối lời đề nghị của ông chú, bây giờ cha lại vui mừng đón nhận bản án tử hình. Cha hân hoan chờ đợi bản án như chờ đợi vòng tay Chúa Cha yêu dấu đang rộng mở đón chờ người con yêu. Đúng ngày thi hành bản án, cha Khoan vào ngục thăm, giải tội và trao Mình Thánh lần cuối cùng. Cha Hưởng vui vẻ ra pháp trường nằm trên võng giáo hữu đã thuê sẵn. Cha cầm sách nguyện kinh Thần vụ lần cuối….
Đầu cha rơi xuống, cha Laurenso Hưởng đã vượt qua cuộc đời trần thế để về sum họp với Cha trên trời ngày 27-04-1856. Các tín hữu đã an táng thi hài chứng nhân Chúa Ki-tô tại Vĩnh Trị.
Đức Thánh Cha Pi ô X suy tôn Chân Phước cho cha Laurenso Nguyễn Văn Hưởng ngày 02-05-1909. Vào ngày 19-06-1988 Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II suy tôn cha lên bậc Hiển thánh.

Thứ Năm Tuần II Phục Sinh Ga 3,31-36.

Lời Chúa: Chúa Cha yêu thương Người Con và đã giao mọi sự trong tay Người.
Ha-lê-lui-a. Chúa nói: “Này anh Tô-ma, vì đã thấy Thầy nên anh mới tin. Phúc thay những người không thấy mà tin”. Ha-lê-lui-a.
Chúa gần gũi những tấm lòng tan vỡ,
cứu những tâm thần thất vọng ê chề.
Người công chính gặp nhiều nỗi gian truân,

nhưng Chúa giúp họ luôn thoát khỏi.

Ngày 27/04 – Thánh Louis Maria Montfort, Linh mục (1673-1716)
Cuộc đời thánh Louis dành để thúc đẩy lòng sùng kính Đức Mẹ.Totus tuus (hoàn toàn thuộc về Mẹ) là khẩu hiệu riêng của ngài. Chính ĐHY Karol Wojtyla (chân phước Gioan-Phaolô II) đã chọn khẩu hiệu này làm khẩu hiệu giám mục.
Ngài sinh tại làng Breton ở Montfort, gần Rennes (Pháp). Lớn lên, ngài biết nơi mình lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy nên ngài thay tên gia đình là Grignion. Sau khi được học với các linh mục dòng Tên (Jesuits) và Hội truyền giáo Xuân Bích (Sulpicians), ngài thụ phong linh mục năm 1700.
Sau đó ngài đi rao giảng khắp miền Tây Pháp. Những năm sống với người nghèo thúc giục ngài sống giản dị, đôi khi ngài gặp rắc rối với giáo quyền. Khi ngài giảng, hàng ngàn người đã lấy lại đức tin. Ngài khuyên nên thường xuyên rước lễ, rước lễ hàng ngày càng tốt (dù thời đó chưa có thói quen rước lễ như vậy). Ngài noi gương “xin vâng” của Đức Mẹ.
Thánh Louis thành lập Hội Truyền giáo Maria (Missionaries of the Company of Mary, dành cho linh mục và tu sĩ) và dòng Nữ tử Khôn ngoan (Daughters of Wisdom) chuyên chăm sóc bệnh nhân. Ngài viết cuốn True Devotion to the Blessed Virgin (Tận hiến cho Đức Mẹ), sách này trở thành cách giải nghĩa về lòng sùng kính Đức Maria. Ngài qua đời tại Saint-Laurent-sur-Sèvre, nơi đây có một nhà thờ dâng kính ngài. Ngài được phong thánh năm 1947.

Thứ Hai, 24 tháng 4, 2017

Thứ Tư Tuần II Phục Sinh Ga 3,16-21.

Lời Chúa: Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ.
Ha-le-lui-a. Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì được sống muôn đời. Ha-lê-lui-a.
Ai nhìn lên Chúa sẽ vui tươi hớn hở,
không bao giờ bẻ mặt hổ ngươi.
Kẻ nghèo này kêu lên và Chúa đã nhận lời,

cứu cho khỏi mọi cơn nguy khốn.

Ngày 26/04 – Thánh Pedro de Betancur San Joseacute, Tu sĩ (1626-1667)
Trung Mỹ có vị thánh đầu tiên là Pedro de Betancur, từng làm việc và chết tại Guatemala. Ngài thường được gọi là “thánh Phanxicô của Mỹ châu”.
Pedro được phong chân phước năm 1980. Ngài được ĐGH Gioan-Phaolô II phong thánh ngày 30/7 tại thành phố Guatemala. Ngài được phong thánh vì “gương mẫu nổi bật” về lòng yêu thương Kitô giáo, Đức Gioan-Phaolô II nói rằng thánh Pedro đã “thực hiện lòng nhân từ một cách anh dũng với những người nhỏ bé nhất và nghèo khổ nhât”. Trước khoảng 500.000 người Guatemala tham dự lễ phong thánh, Đức Gioan-Phaolô II nói về những căn bệnh xã hội ngày nay đang hoành hành đất nước và cần có sự thay đổi.
Trong nghi thức phụng vụ kéo dài 3 giờ, ngài giảng: “Chúng ta hãy nghĩ về các trẻ em và thanh thiếu niên vô gia cư hoặc không được học hành, các phụ nữ cần nhiều nhu cầu, những người bị xã hội bỏ rơi, các nạn nhân của tội phạm có tổ chức là gái điếm hoặc ma túy, những người bệnh tật bị bỏ rơi và những người già sống cô đơn”.
Thánh Pedro rất muốn làm linh mục, nhưng Thiên Chúa có kế hoạch khác cho chàng thanh niên này vốn sinh trưởng trong một gia đình nghèo khó ở Tenerife, thuộc quần đảo Canary. Pedro đi chăn chiên đến lúc 24 tuổi, ngài đi đến TP Guatemala, hy vọng liên lạc với người thân ở đó. Lúc ngài đến Havana thì hết tiền. Ngài làm việc ở đó kiếm tiền rồi lại điGuatemala vào năm sau. Đến nơi, ngài quá nghèo đến nỗi phải xếp hàng nhận của bố thí của các tu sĩ dòng Phanxicô.
Không lâu sau, ngài ghi danh học ở trường dòng Tên để làm linh mục. Nhưng ngài cố gắng thế nào cũng không học nổi, ngài đành phải nghỉ học. Năm 1655, ngài vào dòng Ba Phanxicô. Ba năm sau, ngài mở một bệnh viện cho các bệnh nhân nghèo đang dưỡng bệnh, một nhà mở cho những người vô gia cư và một trường học cho người nghèo. Không làm ngơ dân giàu ở TP Guatemala, ngài vừa đi bộ khắp thành phố vừa rung chuông kêu gọi họ ăn năn sám hối.
Có nhiều người đến chia sẻ công việc của ngài. Không lâu sau, họ trở thành Dòng Belem (Bethlehemite Congregation), và được Tòa thánh phê chuẩn sau khi ngài qua đời.