Lời
Chúa: Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó. Khốn cho các ngươi là những kẻ
giàu có.
Ha-lê-lui-a.
Chúa nói: Anh em hãy vui mừng nhảy múa, vì này đây phần thưởng dành cho anh em ở
trên trời thật lớn lao. Ha-lê-lui-a.
Lòng
hoan hỷ, đoàn người tiến bước,
Vẻ
tưng bừng, vào tận hoàng cung.
Con
cái Ngài sẽ nối dòng tiên đế,
Ngài
phong làm vương bá khắp trần gian.
Ngày 07/09 Chân phước
Frederick Ozanam (1813-1853)
Ngài phục vụ người nghèo ở Paris
và thu hút những người khác cùng phục vụ người nghèo khắp thế giới. Qua Hội
Thánh Vincent de Paul, công việc của ngài vẫn tiếp tục cho tới ngày nay.
Frederick là con thứ 5 trong 14
người con của ông bà Jean và Marie Ozanam, và cũng chỉ mình ngài còn sống. Khi
còn là thiếu niên, ngài bắt đầu nghi ngờ tôn giáo. Đọc sách và cầu nguyện cũng
có vẻ không giúp ích cho ngài, nhưng vừa đi dạo vừa thảo luận với Lm Noirot (Đại
học Lyons) giúp ngài sáng tỏ nhiều vấn đề.
Ngài thích văn chương, nhưng cha
ngài là bác sĩ và muốn ngài làm luật sư. Ngài chiều theo ý cha, và năm 1831
ngài đến Paris để học luật tại ĐH Sorbonne. Khi một số giáo sư mỉa mai các giáo
huấn Công giáo trong khi giảng bài,Frederick đã bảo vệ Giáo hội.
Ngài lập một câu lạc bộ gồm người
Công giáo, người vô thần và lạc giáo cùng tranh luận các vấn đề của thời đó. Có
lần sau khi Frederick nói về vai trò của Kitô giáo trong văn minh, một thành
viên câu lạc bộ nói: “Chúng ta hãy thẳng thắn. Anh làm gì ngoài việc nói để chứng
tỏ đức tin?”. Do đó ngài quyết định thể hiện qua hành động. Không lâu sau cả
nhóm cùng giúp đỡ người nghèo dưới sự bảo trợ của thánh Vincent de Paul. Cảm thấy
đức tin Công giáo cần người có tài ăn nói để giải thích các giáo huấn, ngài
thuyết phục Đức TGM Paris mời Lm Lacordaire, nhà giảng thuyết tài giỏi nhất
Pháp quốc thời đó, đến giảng mùa Chay tại Nhà thờ Đức Bà. Điều này đã trở thành
truyền thống tại Paris.
Sau khi có bằng cấp về luật tại
ĐH Sorbonne, ngài dạy luật tại ĐH Lyons. Ngài còn có bằng cấp về văn chương.
Sau khi kết hôn với Amelie Soulacroix ngày 23-6-1841, ngài trở lại Sorbonne để
dạy văn chương. Ngài là một giảng viên uy tín, luôn vì lợi ích của sinh viên. Trong
khi đó, Hội Thánh Vincent de Paul phát triển khắp Âu châu. Chỉ tại Paris đã có
tới 25 hội.
Năm 1846, ngài cùng vợ và con gái
Marie tới Ý để chữa bệnh. Họ trở về quê năm 1847. Cuộc cách mạng năm 1848 khiến
nhiều người nghèo không được Hội Thánh Vincent de Paul phục vụ. Số người thất
nghiệp lên tới 275.000 người. Chính phủ yêu cầu ngài và các cộng sự giám sát
tài trở của chính phủ dành cho người nghèo.
Ngài thành lập báo The New Era
(Tân Kỷ Nguyên), chuyên về bảo toàn công lý cho người nghèo và giới lao động.
Các bạn Công giáo của ngài thường không vui với những gì ngài viết vì ngài gọi
người nghèo là “linh mục của quốc gia”, ngài nói rằng người đói khát và mồ hôi
của người nghèo đã làm nên sự hy sinh có thể cứu lòng nhân đạo của một dân tộc.
Năm 1852, sức khỏe yếu kém khiến
ngài phải về Ý với vợ và con gái. Ngài qua đời ngày 08-9-1853. Trong bài giảng
tại lễ an táng ngài, Lm Lacordaire đã diễn tả: “Ông Frederick Ozanam là một
trong những người được đặc ân trực tiếp từ Thiên Chúa. Thiên Chúa đã kết hợp nơi
ngài sự dịu dàng tới thiên tài để thắp sáng thế giới”. Vì ngài viết một cuốn
sách nổi tiếng có tựa đề “Các Thi sĩ Dòng Phanxicô của Thế kỷ XIII” (Franciscan
Poets of the Thirteenth Century) và vì sự xứng đáng của ngài dành cho mỗi người
nghèo nên ngài rất gần gũi với cách suy nghĩ của thánh Phanxicô, rất xứng đáng
kể ngài vào những người vĩ đại của Dòng Phanxicô. Ngài được phong chân phước
năm 1997.
hãng vé máy bay eva
vé máy bay đi mỹ bao nhiêu tiền
hang hang khong korean
vé máy bay đi mỹ hãng nào rẻ nhất
vé máy bay đi canada giá rẻ
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Ngau Hung Du Lich
Tri Thức Du Lịch