Lời Chúa: Xin chung vui với tôi, vì tôi
đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó.
Ha-lê-lui-a. Chúa nói: Tôi chính là Mục
Tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi. Ha-lê-lui-a.
Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng
thiếu thốn gì.
Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi
nằm nghỉ.
Người đưa tôi tới dòng nước trong lành
và bổ sức cho tôi.
Ngày 03/06 – Chân phước Gioan XXIII, Giáo
hoàng (1881-1963)
Ít người có ảnh hưởng
trong thế kỷ XX như CP Giáo hoàng Gioan XXIII, ngài tránh được người khác chú ý
càng nhiều càng tốt. Thật vậy, có người đã viết rằng “tính bình dân”
(ordinariness) có vẻ là một trong các đức tính nổi bật của ngài nên ngài được
nhắc đến với biệt danh “ông già bình dân”.
Là con cả trong một gia
đình ở Sotto il Monte, gần Bergamo thuộc Bắc Ý, Angelo Giuseppe Roncalli luôn
hãnh diện về nguồn gốc thực tế (down-to-earth roots). Là chủng sinh ở chủng viện
Bergamo, ngài còn gia nhập Dòng Ba Phanxicô.
Sau khi thụ phong linh
mục năm 1904, ngài trở lại Rôma để học giáo luật (canon law). Sau đó ngài làm
thư ký cho giám mục, rồi là giáo sư dạy lịch sử giáo hội tại chủng viện và xuất
bản báo chí của giáo phận.
Ngài là người khiêng
cáng (stretcher-bearer) cho quân đội Ý trong Thế chiến nên ngài trực tiếp biết
về chiến tranh. Năm 1921, ngài được bầu làm giám đốc Hội Truyền bá Đức tin
(Society for the Propagation of the Faith), ngài dành thời gian dạy khoa nghiên
cứu tông phẩm (patristics, các tác phẩm của các tông đồ đầu tiên của Chúa
Giêsu) tại chủng viện ở Rôma.
Năm 1925, ngài làm nhà
ngoại giao Tòa thánh, phục vụ đầu tiên ở Bulgaria, rồi ở Thổ Nhĩ Kỳ và ở Pháp
(1944-53). Trong Thế chiến II, ngài thân quen với các vị lãnh đạo Chính thống
giáo và được trợ giúp của đại sứ quán Đức tại Thổ Nhĩ Kỳ, TGM Roncalli đã cứu
thoát khoảng 24.000 người Do Thái.
Ngài được tấn phong hồng
y và được bổ nhiệm làm TGM giáo phận Venice năm 1953. Một tháng sau sinh nhật
thứ 78, ngài được bầu làm giáo hoàng, chọn danh hiệu Gioan, tên của cha ngài và
thánh bổn mạng đền thờ Rôma, thánh Gioan Latêranô. Ngài làm việc rất nghiêm
túc, nhưng chính ngài không nghiêm khắc. Sự hóm hỉnh của ngài mau được mọi người
biết đến, và ngài bắt đầu họp với các nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị trên
khắp thế giới. Năm 1962, ngài nỗ lực giải quyết sự khủng hoảng tên lửa của
Cuba.
Hai Tông thư nổi tiếng
của ngài là Mẹ và Thầy (Mother and Teacher, 1961) và Hòa bình trên Trái đất
(Peace on Earth, 1963).
ĐGH Gioan XXIII thêm tổng
số thành viên của Hồng y đoàn (College of Cardinals) và toàn cầu hóa Hồng y
đoàn. Phát biểu tại buổi khai mạc Công đồng Vatican II, ngài chỉ trích“các nhà
tiên tri về tận thế (prophets of doom) trong thời đại hiện đại không thấy gì mà
chỉ quanh co và phá hoại”. Ngài nói: “Giáo hội luôn luôn chống lại... các sai lầm.
Tuy nhiên, ngày nay giáo hội thích dùng liệu pháp Lòng Thương Xót hơn là nghiêm
khắc”. Trên giường bệnh, ngài nhắn nhủ: “Không phải Phúc âm đã thay đổi mà là
chúng ta đã bắt đầu hiểu Phúc âm đúng hơn. Những ai sống lâu như tôi đều có thể
so sánh các nền văn hóa và truyền thống khác nhau, và cũng biết rằng đã đến lúc
nhận biết các dấu hiệu của thời đại, nắm bắt cơ hội và nhìn xa trông rộng”.
ĐGH Gioan Phaolô II
phong chân phước cho ngài vào ngày 3-9-2000, ngày 11-10 (ngày khai mạc khóa họp
đầu tiên của Công đồng Vatican II) là lễ nhớ ngài.
Ngày 03/06 THÁNH CARÔLÔ LWANGA và CÁC BẠN
TỬ ĐẠO
“ Hỡi những kẻ Cha Ta
chúc phúc, hãy đến thừa hưởng vương quốc, dành sẵn cho các ngươi, ngay từ lúc tạo
thành trời đất”( Mt 25, 34 ).Thánh Carôlô Lwanga và các bạn tử đạo đã làm cho Hội
Thánh Ouganda càng lúc càng phát triển. Các Ngài xứng đáng lãnh nhận triều
thiên trên trời.
HỘI THÁNH OUGANDA ĐƯỢC LỚN LÊN NHỜ MÁU CÁC
THÁNH CARÔLÔ LWANGA và CÁC BẠN TỬ ĐẠO: “ Máu của các Kitô hữu làm nẩy sinh Giáo
Hội” hay “ Máu vị tử đạo là hạt giống của các Kitô hữu”. Thánh Carôlô Lwanga
luôn khích lệ, động viên các bạn kiên cường, tuyên xưng danh Chúa dẫu có phải
hy sinh tới cả mạng sống của mình. Các thánh tử đạo Ouganda thuộc mọi lứa tuổi:
có vị như Matthias mới lên 5 tuổi, thánh Kitô mới có 13 và các vị khác lớn hơn
từ 16 tới 24 tuổi đời. Các Ngài đã hy sinh thí mạng sống của mình, đã đi con đường
đức tin, con đường thập giá, con đường tình yêu như Thầy chí thánh Giêsu, những
hình phạt như ném đá, voi dày, đòn vọt, gông cùm, xiềng xích không làm chùn bước các Ngài. Các Ngài đã cảm nghiệm
sâu xa lời của Chúa:”Tôi đã không muốn biết đến chuyện gì khác, ngoài Đức Giêsu
Kitô, mà là Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh vào thập giá”( 1Co 2, 2 ) . Hai mươi hai thánh tử đạo Ouganda trong đó
có bốn vị chưa được chịu phép rửa tội, thánh Carôlô đã động viên, dậy dỗ và rửa
tội cho họ trước khi các Ngài được phúc tử đạo. Hội Thánh Ouganda chỉ thực sự
được phát triển và lớn mạnh nhờ máu của các vị tử đạo mà Giáo Hội mừng kính hôm
nay.
CHÚA THƯỞNG CÔNG CÁC NGÀI:
Cảm nghiệm sâu xa lời
sách khải huyền:” Ai thắng, Ta sẽ cho ăn quả cây sự sống, trồng ở trên thiên
đàng của Thiên Chúa”( Kh 2, 7 ). Thánh Carôlô Lwanga và hai mươi mốt bạn được phúc tử đạo, đã lãnh
triều thiên nước trời. Chúa thưởng công các Ngài, Giáo Hội trần thế tôn vinh
các Ngài. “Lạy Chúa, Chúa đã cho máu tử đạo làm nẩy sinh thêm nhiều Kitô hữu.
Xin cho máu của thánh Carôlô Lwanga và các bạn đã tưới xuống cánh đồng Hội
Thánh cũng đem lại một mùa lúa dồi dào”( Lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Carôlô
Lwanga và các bạn tử đạo ).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét