Các thánh tử đạo Việt Nam phải chịu
nhiều hình khổ khác nhau, ngoài gông cùm ra, tù ngục, đòn roi, các ngài có thể
bị chém đầu, xẻo thịt, thiêu sống. Trong số 117 Hiển Thánh tử đạo, phần đông bị
trảm quyết, chỉ có 6 vị bị thiêu sống, Đaminh Toại, Đaminh huyên là 2 vị đầu
tiên chịu khổ hình này, để được trở nên của lễ toàn thiêu dâng lên Thiên Chúa,
như thánh Polycarpo xưa, 2 vị đã tin tưởng rằng: “ Đấng đã giúp tôi quyết định
chịu đau khổ vì Ngài, sẽ cho tôi sức mạnh. Ngài sẽ làm cho lửa dịu lại và cho
tôi đủ sức lướt thắng mọi thử thách.”
Ngư Phủ Đaminh Đổ Minh Toại
Đaminh Toại sinh năm 1812 và
Đaminh Huyên sinh năm 1817, hai ông đều là giáo hữu họ đạo Đông Thành tỉnh Thái
Bình, thuộc giáo phận Trung Đàng Ngoài, cả 2 người đều có gia đình là những gia
trưởng đạo đức sốt sắng, luôn nêu gương mến Chúa yêu người. Các ông sống bằng
nghề đánh cá, hằng ngày chài lưới trên sông Nhị Bình ở gần cửa Ba Lạt, tánh
tình đơn sơ lương thiện, 2 ông đều được các bạn đồng nghiệp và mọi người yêu
thương khen ngợi.
Tháng 08 năm 1861 vua Tự Đức bắt
đạo gắt gao, nhà vua ra chiếu chỉ PHÂN SÁP, nhằm tận diệt người theo đạo công
giáo, theo chiếu chỉ này, quân lính và người ngoại giáo được phép vào các làng
công giáo tịch thu tài sản và bắt các giáo hữu đem nộp cho quan, để khắc hai chử
TẢ ĐẠO lên gò má. Lúc đó, quân lính và người ngoại giáo kéo nhau vào họ đạo
Đông Thành, sau khi vơ vét tài sản của người công giáo ở đây, họ bắt nhiều người
đem nộp cho quan huyện, trong số đó có Đaminh Toại- Đaminh Huyên. Ông Toại bệnh
tật đi lại không nổi, họ bảo ông nộp tiền chuộc, họ sẽ thả ông về gia đình.
Nhưng 2 ông nghĩ đây là cơ hội tốt để xưng đạo thánh Chúa trước mặt thiên hạ,
và vì 2 ông muốn cùng các đồng đạo tuyên xưng danh Chúa, dẫu phải trả giá bằng
cuộc sống để làm chứng cho đạo Chúa là đạo thật.
Ngư Phủ Đaminh Đổ Minh Huyên
Quân lính dẫn 2 ông đến huyện Quỳnh
Côi, và giam vào ngục chờ ngày xét xử, suốt chín tháng bị giam trong ngục, các ông
phải đói khát, xiềng xích, gông cùm khổ sở, như không bao giờ than thở buồn phiền,
mà lúc nào cũng vui vẻ, sẵn sàng chịu gian lao khốn khó, trước là để lập công
nghiệp, sau là để nêu gương can đảm hy sinh cho các bạn đồng đạo cùng bị giam
trong ngục. Chẳng những thế, 2 ông còn thường xuyên an ủi, khích lệ các bạn bền
tâm giữ vững đức tin: “ Nào anh em hãy can đảm lên, chúng ta chịu khổ vì Đức
Ki-tô, nên chúng ta phải đón nhận đau khổ một cánh nhẫn nại. Chúng ta phải bền
chí đến cùng và nếu cần sẵn sàng hy sinh mạng sống vì danh Chúa.
Trong thời gian bị giam giữ, nhiều
lần hai ông bị điệu ra công đường, tra tấn đánh đập và buộc phải bước qua Thánh
Giá để chối Chúa bỏ đạo, nhưng dù bị đòn đau đớn, các ông dẫn can đảm trung
thành với Chúa, các quan thấy cực không lay chuyển được lòng tin của các ông,
thì tìm cách dụ dỗ, hứa trả tự do và ban cho nhiều tiền của, nếu các ông đạp
lên Thánh Giá, các ông nói: “ Của cải đời này nay còn mai mất, không thể đem lại
cho chúng tôi hạnh phúc vững bền, chỉ có Chúa mới làm cho chúng tôi sống đời đời,
được hưởng hạnh phúc muôn đời. Chúng tôi quyết tin theo Chúa để được Ngài
thương ban hạnh phúc vĩnh viễn đó” Các quan nổi giận kết án thêu sống 2 ông, án
đó chẳng những không làm khiếp sợ, mà còn tăng thêm hân hoan phấn khởi cho các
ông. Và các ông hết lòng cảm ơn Chúa, vì Người đã thương cho các ông trở nên của
lễ toàn thêu dâng tiến Chúa, để làm chứng cho Chúa và cứu rổi các linh hồn.
Sáng ngày 05 tháng 06 năm 1862
đúng ngày ký hòa ước Nhâm Tuất nước Pháp buộc triều đình Việt Nam phải cho tự
do hành đạo, 2 ông Đaminh Toại và Đaminh Huyên vui vẻ bước lên giàn hỏa thiêu
dâng hiến đời mình cho Chúa. Trong khi ngọn lửa bóc cháy bừng bừng, các ông
hoan hỷ cất tiếng ngợi khen và cầu xin Chúa ban ơn thêm sức cho chịu nổi cực
hình ghê tởm này, và các đã từ từ ngã gục trong đóng lửa …
Ngày 29 tháng 04 năm 1951 Đức Cha
Piô XII tôn phong hai ông lên chân phước, Và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
nâng các ngài lên bậc Hiển Thánh ngày 19 tháng 06 năm 1988.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét