Lời
Chúa: Thân nhân của Người nói rằng Người đã mất trí.
Ha-lê-lui-a.
Lạy Chúa, xin mở lòng chúng con, để chúng con lắng nghe lời Chúa. Ha-lê-lui-a.
Lạy
Mục tử nhà Ít-ra-en,
Ngài
là Đấng chăn giữ nhà Giuse
như
chăn giữ chiên cừu, xin hãy lắng tai nghe !
Ngài
là Đấng ngự trên các thần hộ giá,
Xin
giãi sáng hiển linh cho dòng dõi Ép-ra-im,
Ben-gia-min
và Mo-na-se được thấy.
Xin
khơi dậy uy dũng của Ngài,
Đến
cùng chúng con và thương cứu độ.
Ngày 23/01 – Chân phước Marianne Cope,
Trinh nữ (1838-1918)
Dù bệnh phong cùi làm
dân Hawaii hoang mang hồi thế kỷ 19, chứng bệnh này vẫn nảy sinh lòng đại lượng
ở người phụ nữ được biết đến là Mẹ Marianne ở Molokai. Lòng can đảm của bà giúp
cải thiện những nạn nhân ở Hawaii, một vùng thuộc Hoa kỳ thời bà sống (1898).
Lòng đại lượng và can đảm
của Mẹ Marianne được kính nhớ ngày 14-5-2005, ngày Mẹ được phong thánh tại
Rôma. ĐHY Jose Saraiva Martins, Bộ trưởng Bộ Phong thánh, nói rằng Mẹ là một phụ
nữ nói với thế giới bằng “ngôn ngữ của chân lý và yêu thương”. ĐHY Martins, người
chủ tế lễ phong thánh tại Đại Giáo đường thánh Phêrô, đã gọi cuộc đời Mẹ là
“tuyệt tác của Hồng ân Thiên Chúa”. Nói về tình thương đặc biệt của Mẹ dành cho
những người phong cùi, ĐHY Martins nói: “Mẹ nhìn thấy khuôn mặt đau khổ của
Chúa Giêsu nơi những người phong cùi. Như người Samaritanô nhân hậu, Marianne
đã trở nên mẹ của họ”.
Ngày 23-01-1838, một bé
gái được sinh ra là con của Peter và Barbara Cope, người vùng Hessen-Darmstadt,
Đức quốc. Bé gái này được đặt theo tên người mẹ. Hai năm sau, gia đình Cope nhập
cảnh Hoa kỳ và định cư ở Utica, New York. Bé gái Barbara lớn lên và làm việc
trong một nhà máy cho đến tháng 8-1862 thì vào Dòng nữ Phanxicô (Sisters of the
Third Order of Saint Francis) ở Syracuse, New York. Sau khi tuyên khấn vào
tháng 11-1863, nữ tu Barbara được gọi là Marianne và bắt đầu dạy học tại trường
của giáo xứ Mông Triệu.
Nữ tu Marianne giữ chức
vị cao ở vài nơi, hai lần là giáo tập trong hội dòng và ba lần làm trưởng Bệnh
viện Thánh Giuse ở Syracuse, nơi Mẹ biết sẽ hữu ích trong thời gian ở Hawaii.
Được bầu làm giám tỉnh năm 1877, Mẹ Marianne lại tái đắc cử năm 1881. Hai năm
sau, chính quyền Hawaii tìm một người để điều hành Trạm Tiếp Nhận Kakaako
(Kakaako Receiving Station) chăm sóc những người nghi bị phong cùi. Hơn 50 cộng
đồng tôn giáo ở Hoa kỳ và Canada đều được yêu cầu. Khi đến dòng nữ ở Syracuse,
35 nữ tu đã tình nguyện ngay. Ngày 22-10-1883, Mẹ Marianne và 6 nữ tu đi Hawaii
nhận nhiệm vụ tại Trạm Tiếp Nhận Kakaako ở ngoại ô Honolulu. Trên đảo Maui, các
nữ tu mở bệnh viện và trường học cho các em gái.
Năm 1888, Mẹ Marianne
và hai nữ tu đi Molokai để thành lập nhà mở cho các phụ nữ và các cô gái không
có ai che chở. Chính quyền Hawaii khá lưỡng lự khi để phụ nữ đảm nhận nhiệm vụ
khó khăn này. Họ không cần lo về Mẹ Marianne như vậy! Ở Molokai, Mẹ đã đảm
trách nhà mở mà Chân phước Damien DeVeuster (qua đời năm 1889) đã thành lập cho
đàn ông và các em trai. Mẹ Marianne đã “đổi đời” ở Molokai bằng cách giới thiệu
sự sạch sẽ, niềm hãnh diện và sự vui vẻ cho kiều dân. Những chiếc khăn quàng
màu sáng và những chiếc áo đầm xinh xắn dành cho phụ nữ là một phần kế hoạch của
Mẹ.
Chính quyền Hawaii đã tặng
Huân chương Hoàng gia (Royal Order) của Kapiolani và được thi sĩ Robert Louis
Stevenson nhớ đến Mẹ trong một bài thơ, Mẹ Marianne trung thành tiếp tục trách
nhiệm. Nhiều cô gái Hawaii có ơn gọi đi tu và vẫn làm việc ở Molokai. Mẹr Marianne
qua đời ngày 09-08-1918.
ve may bay eva airline
Trả lờiXóagiá vé máy bay đi mỹ giá rẻ
hãng hàng không korean air
book vé máy bay đi mỹ
giá vé máy bay đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Du Lich Tu Tuc
Kien Thuc Du Lich