Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

Thứ Tư Tuần XIX Thường Niên



Lời Chúa: Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã chinh phục được người anh em.
“ Ha-lê-lui-a. Trong Đức Ki-tô, Thiên Chúa đã cho thế gian được hòa giải với Người, và giao cho chúng tôi công bố lời hòa giải. Ha-lê-lui-a.”
Hỡi tôi tớ Chúa hãy dâng lời ca ngợi
Nào ca ngợi danh thánh Chúa đi !
Chúa siêu việt trên hết mọi dân

Vinh quang Người vượt xa trời cao thẳm.


Ngày 13/08. Thánh Pontianô và thánh Hippolytus, Tử đạo (qua đời năm 235)
Hai vị thánh này đã bị đối xử tồi tệ ở đảo Sardinia. Một vị là giáo hoàng trong 5 năm, và một vị là ngụy giáo hoàng trong 18 năm. Cuối cùng họ đã giải hòa.
Pontianô. Ngài là người Rôma, làm Giáo hoàng từ năm 230 tới 235. Trong triều đại giáo hoàng, ngài đã triệu tập một công nghị xác định vạ tuyệt thông đối với thần học gia lỗi lạc Origen ở Alexandria. Ngài bị hoàng đế Rôma bắt đi đày năm 235, và ngài từ chức giáo hoàng để có người khác kế vị tại Rôma. Ngài được đưa về từ đảo Sardinia trong tình trạng sức khỏe yếu kém, rồi qua đời năm 235. Thi hài của các ngài được đem về Rôma và an táng bằng nghi lễ long trọng là các vị tử đạo.


Hippolytô. Là tư tế ở Rôma, Hippolytô (tên ngài nghĩa là “con ngựa bất kham”) trước là người thánh thiện. Ngài chê giáo hoàng không đủ cương trực với một tà thuyết – gọi giáo hoàng là dụng cụ trong tay của Callistô, một phó tế – và biện hộ cho chính tà thuyết của mình. Khi Callistô được bầu làm giáo hoàng, Hippolytô kết án ngài quá khoan dung với các hối nhân, và tự phong giáo hoàng cùng với một nhóm người theo mình. Ngài cảm thấy giáo hội phải có những tâm hồn trong sạch tách biệt khỏi thế giới, và nghĩ rằng nhóm của mình thích hợp. Ngài vẫn ở trong tình trạng ly giáo trong 3 năm. Năm 235, ngài bị đày tới đảo Sardinia. Sau đó ngài hòa giải với giáo hội, và đồng chịu khổ với giáo hoàng Pontianô.
Thánh Hippolytô là người mạnh mẽ, nghiêm khắc và cương trực đối với cả giáo lý chính thống và thực hành không đủ liêm khiết. Tuy nhiên, ngài là một thần học gia quan trọng bậc nhất và viết nhiều sách tôn giáo trước thời Constantine. Các tác phẩm của ngài đầy những kiến thức về phụng vụ La Mã và cấu trúc giáo hội hồi thế kỷ thứ II và III. Cá tác phẩm của ngài gồm nhiều bài chú giải Kinh thánh, những bài bút chiến chống các tà thuyết và một cuốn lịch sử thế giới. Tượng ngài bằng cẩm thạch (ngồi trên ghế), có từ thế kỷ III, được phát hiện năm 1551. ĐGH Gioan XXIII đã đưa tượng ngài về thư viện Tòa thánh.

1 nhận xét: