Lời Chúa: Anh là Phê-rô; Thầy sẽ trao cho anh chìa
khóa Nước Trời.
“ Ha-lê-lui-a. Anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên
tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng
nổi. Ha-lê-lui-a.”
Chúa chẳng ưa thích gì
tế phẩm
Con có thượng tiến lễ
toàn thêu
Ngài cũng không chấp nhận
Lạy Thiên Chúa tế phẩm
dâng Ngài là tâm thần tan nát
Một tấm lòng tan nát
giày vò Ngài sẽ chẳng khinh chê.
Ngày 07/08 Thánh Xystô II Giáo Hoàng và các bạn tử đạo
Ngày 30 tháng 8 năm 257, Đức Xystô lên ngôi Giáo hoàng, kế vị
Đức Stephanô I giữa lúc Giáo hội đang chìm trong con người bách hại thời
Valerianô. Pontiô, một phó tế của Thánh Cyprianô gọi Ngài là "Linh mục
nhân hậu hòa nhã". Ngài đã tránh được một cuộc ly khai khi để cho các Giáo
hội địa phương tự do theo thói quen rửa tội lại cho các người theo lạc giáo.
Một năm sau thánh Cyprianô loan tin: Đức giáo hoàng Xystô đã
bị xử tử đêm 6 tháng 8 cùng với 4 vị trợ tá (phó tế) của Ngài. Các Kitô hữu
Roma đã bị binh lính đột kích trong khi đang cử hành thánh lễ tại hang toại đạo
Callistô. Để khỏi bị bắt giam tất cả, Đức Xystô đã hiến mình chịu chết. Ngài bị
chặt đầu ngay tại ngai tòa giám mục cùng với 4 vị trong số 7 vị trợ tá (phó tế)
của Ngài là Gianuariô. Mahnô, Vicentê và Stêphanô. Hai vị khác là Fêlicissimô
và Agapitô đã bị bắt và bị chặt đầu cùng ngày tại hang toại đạo Praetextato.
Cái chết vì đoàn chiên trong những cảnh thương tâm như vậy
đã khiến cho Đức Xystô II được dân chúng tôn kính rộng rãi. Ngài được mai táng
trong hầm mộ giáo hoàng tại chính nơi Ngài chịu chết. Tuy nhiên di hài của Ngài
có lẽ đã được Đức Lêô IV (847 - 855) di dời về thánh đường Xystô vẫn còn được
tôn kính cho đến ngày nay.
Ngày 07/08 Thánh Cajetano, Linh mục (1480-1557)
Cũng như chúng ta, thánh Cajetan có đời sống “bình thường”.
Đầu tiên ngài là luật sư, rồi là linh mục lo việc của giáo triều Rôma (Roman
Curia).
Cuộc đời ngài có bước ngoặt quan trọng khi ngài gia nhập Hội
Hùng biện về Tình Chúa (Oratory of Divine Love) ở Rôma, một nhóm tận hiến sống
đạo đức và bác ái, không lâu sau khi ngài thụ phong linh mục lúc 36. Lúc 42 tuổi,
ngài mở bệnh viện để chăm sóc các bệnh nhân nay y tại Venice. Tại Vicenza, ngài
gia nhập cộng đoàn gồm những người đàn ông thuộc tầng lớp thấp kém và được mọi
người chú ý, họ nghĩ hành động của ngài phản ánh gia đình ngài. Ngài tìm kiếm
những người bệnh và những người nghèo trong thành phố và phục vụ họ.
Nhu cầu lớn nhất lúc đó là cải cách Giáo hội gồm các thành
viên “bệnh hoạn về tư tưởng”. Ngài và ba người bạn quyết định rằng tốt nhất để
cải cách là phục hồi tinh thần và lòng nhiệt thành của các giáo sĩ. Một trong bốn
người sau đó là ĐGH Phaolô IV). Họ cùng nhau lập Dòng Theatines (*). Họ chuyển
tới Venice sau khi nhà ở Rôma bị quân đội của vua Charles V tàn phá năm 1527.
Các tu sĩ Dòng Theatines nổi bật trong các phong trào cải cách Giáo hội Công
giáo trước khi có cải cách của Tin Lành. Ngài thành lập quỹ Monte de Pieta (Núi
Sùng Kính) ở Naples – một trong nhiều tổ chức từ thiện cho vay tiền không lãi đối
với những vật cầm cố. Mục đích của quỹ này là giúp người nghèo và bảo vệ họ khỏi
những người cho vay nặng lãi (usurers). Cuối cùng, tổ chức nhỏ bé của thánh
Cajetan trở thành Ngân hàng Naples (Bank of Naples), với nhiều thay đổi về
chính sách.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét