Thứ Bảy, 25 tháng 3, 2017

Thứ Hai Tuần IV Mùa Chay Ga 4,43-54.

Lời Chúa: Ông cứ về đi con ông sống.
TUNG HÔ TIN MỪNG: Hãy tìm điều lành chứ đừng tìm điều dữ, rối anh em sẽ được sống; và Chúa sẽ ở cùng anh em.
Lạy Chúa, xin lắng nghe và xót thương con,
lạy Chúa, xin phù trì nâng đỡ.
Khúc ai ca, Chúa đổi thành vũ điệu.
Lạy Chúa là Thiên Chúa con thờ,

xin tạ ơn Ngài mãi mãi ngàn thu.

Ngày 27/03 – Chân phước Phanxicô Fà Brunô, Linh mục (1825-1888)
Phanxicô sinh trưởng trong một gia đình quý tộc tại Bắc Ý, là con út trong 12 người con. Ngài sống trong thời gian rất hỗn loạn của lịch sử, khi những tình cảm chống Công giáo và chống giáo hoàng rất dữ dội. Sau khi được đào tạo làm sĩ quan quân đội, Phanxicô được Vua Victor Emmanuel II chú ý. Nhà vua ấn tượng với cá tính và sức học của chàng thanh niên này. Được nhà vua mời dạy kèm cho 2 hoàng tử, Phanxicô đồng ý và chuẩn bị học thêm. Như với vai trò của giáo hội trong việc gia đình là điểm khó đối với nhiều người, nhà vua phải rút lời đề nghị với Phanxicô và tìm gia sư khác thích hợp hơn với tình trạng thế tục.
Phanxicô sớm từ giã đời quân ngũ và theo học tiến sĩ ở Paris về toán học và thiên văn học; ngài cũng tỏ ra quan tâm nhiều về tôn giáo và lối sống khổ hạnh. Dù đã dành tâm huyết theo học chuyên ngành, Phanxicô vẫn dành nhiều tâm huyết cho các hoạt động bác ái. Ngài lập Hội thánh Zita cho các cô gái và gia nhân nữ, sau mở rộng cho cả các bà mẹ đơn thân. Ngài giúp mở nhà tế bần và viện dưỡng lão. Ngài còn giám sát việc xây dựng một nhà thờ ở Turin để tưởng nhớ các chiến sĩ trận vong Ý trong cuộc chiến thống nhất nước Ý.
Ước muốn dành tâm huyết cho người nghèo, Phanxicô học làm linh mục. Lúc đầu ngài được ĐGH Piô IX ủng hộ nhưng bị tổng giám mục giáo phận phản đối vì ngài đi tu trễ. Nhưng cuối cùng ngài vẫn được thụ phong linh mục lúc 51 tuổi.
Là linh mục, ngài tiếp tục làm việc tốt, chia sẻ của cải và sức lực. Ngài còn mở một nhà tập thể cho các chị em làm gái làng chơi (prostitutes). Ngài qua đời tại Turin ngày 27/3/1888, và 100 năm sau ngài được ĐGH Gioan-Phaolô II phong chân phước.

1 nhận xét: