* Theo gương Thánh Phêrô.
Lạy thầy, Thầy đi đâu vậy ?
Trên đường chạy trốn cơn bách hại
khủng khiếp của bạo chúa Néron đang giáng xuống kinh thành Rôma, vị tông đồ trưởng
Phêrô đã bàng hoàng thốt lên câu hỏi trên khi bất ngờ gặp Chúa Giêsu vác.
Sau đó là khoảnh khắc im lặng. Sự
im lặng tưởng chừng như đến muôn đời sẽ không bao giờ có giây phút nào im lặng
như thế. Phêrô như đọc thấy câu trả lời trong ánh mắt của Đức Kitô, có một chút
gì giống ánh mắt Ngài đã nhìn mình sau ba lần chối Chúa. và tbầu khí thinh lặng
đó, chợt vọng tới tai ông giọng nói buồn bã nhưng ngọt ngào: "Khi anh rời
bỏ dân ta. Ta phải đến Rôma để chịu đóng đinh một lần nữa". Phêrô lặng người
đi và chợt hiểu.
Vị sứ đồ đã ra đi để xa lánh cơn
điên cuồng của một bạo chúa, vì những lời nài nỉ chí tình chí thiết của đoàn
tín hữu. Họ coi ngài là sức mạnh, là hơi thở, là chỗ dựa. Cần phải sống để tiếp
tục mưu ích cho đoàn chiên. Giờ đây, Phêrô được ôn lại bài học vĩ đại nhất của
vị Tôn sư Giêsu, người thợ mộc làng Nazaret đã chết gục vào tuổi 33 trên Thập Tự
để cứu chuộc nhân loại.
Thế là trong cái khoảnh khắc kỳ diệu đó, thánh
Phêrô chợt nhớ ra. Để rồi thay vì những bước chân rời rã, do dự chạy trốn thì
giờ đây ngài bước một cách mạnh mẽ, dứt khoát quay lại. để có thể trở nên giống
Thày mình. Từ đó, trên tảng đá Phêrô, Rôma trở nên kinh thành muôn thuở. Đâu có
ai thời đó đã nghĩ ra như thế. Vâng, đâu có ai thời đó đã hiểu được điều ấy.
Sau lần bị bắt thứ ba, cha Anrê
Dũng Lạc như cảm nhận được bài học của Thánh Phêrô xưa. Yù nghĩ con người không
hẳn đã phù hợp với ý Chúa. ngài xin tín hữu đừng chuộc ngài nữa, ngài đã chấp
nhận hy sinh chính bản thân để trở lên một ngọn đèn, góp lửa với nhiều ngọn đèn
khác làm chứng cho Chúa trên quê hương yêu dấu này.
* Ba lần bị bắt.
Sinh ra trong một gia đình ngoại
giáo ở Bắc Ninh năm 1795, Trần An Dũng theo cha mẹ vào Kẻ Chợ, nay là Hà Nội. Tại
đây vì nhà nghèo, cậu được gán cho một thầy giảng nuôi nấng dạy dỗ và rửa tội với
tên Thánh là Anrê. Ít lâu sau, cậu dũng xin vào chủng viện Vĩnh Trị, ở với cha
chính Lan. Ngay từ đó, cậu Dũng lại siêng năng cần mẫn, có khiếu về thơ phú và
giao tiếp với mọi người cách lịch thiệp hòa nhã. Có người nói rằng cậu chỉ đọc
qua một đoạn sách hai lần là đã thuộc lòng.
Sau 10 năm làm thầy giảng và ba năm thần học,
ngày 15.03.1823, thầy Dũng được lãnh chức linh mục (cùng với lớp thánh Ngân và
Nghi), rồi được bổ nhiệm làm phó xứ Đồng Chuối giúp cha Khiết. Sau đó, về giúp
cha Thi ba năm ở xứ Đoài, rồi lại giúp cha Thuyết ở Sơn Miêng. Cuối cùng, khi
cha làm chánh xứ Kẻ Đầm thì bị bắt. Suốt cuộc đời linh mục, cha Dũng sống nhiệm
nhặt. Ngoài những ngày ăn chay theo luật của Giáo Hội, cha còn giữ chay suốt
Mùa Chay, và nhiều khi cả các thứ sáu, thứ bảy quanh năm. Thường xuyên cha chỉ
dùng những thức ăn đơn giản. Cha Dũng hết mình với nhiệm vụ chủ chăn, chẳng khi
nào thấy cha ngại ngùng việc gì. Cha có lòng ưu ái đặc biệt với người nghèo. Có
được của cải gì, cha chia sẻ cho họ hầu hết. Khi lệnh bách hại của vua Minh Mạng
trở nên gay gắt qua chiếu chỉ toàn quốc ngày 06.1.1833, cha phải ẩn náu tại các
nhà bổn đạo, sau trốn lên Kẻ Roi và lập nhà xứ ở đó. Một hôm, cha dâng lễ vừa
xong thì quân lính ập tới, cha liền cởi áo lễ và ngồi lẫn trong tín hữu. Lính bắt
cha như một trong 30 giáo hữu hôm đó, vì quan quân không biết cha là linh mục.
Oâng tổng Thìn bỏ ra sáu nén bạc, nhận cha là thân nhân đi dự lễ để chuộc về. Từ
đấy cha đổi tên là Lạc.
Lần thứ hai cha bị bắt khi đến Kẻ Sông sưng tội
với cha Thi theo thói quen hàng tháng. Lý trưởng Pháp bắt được hai linh mục và
mặc cả với giáo hữu phải chuộc với giá 200 quan. Các tín hữu gom góp được 100
quan nên viên lý trưởng chỉ tha cha Lạc. Thế nhưng ngay trên đường về, vì gặp
mưa gió, thuyền cha phải ghé vào bờ. Căn nhà cha đang trú lại đang bị quân lính
khám xét. Thế là cha bị bắt lần thứ ba và bị giải lên huyện Bình Lục cùng với
cha Thi.
Một lần nữa, giáo hữu cùng Đức cha Retordd
Liêu tìm cách chuộc cha về, nhưng lần này cha Lạc thấy ý Chúa đã định cho mình,
ngài nhắn với Đức cha câu chuyện thánh Phêrô hai lần thoát khỏi ngục, đến lần
thứ ba, Chúa Giêsu đã yêu cầu ở lại tử đạo tại Rôma, và xin các tín hữu đừng lo
liệu tiền chuộc làm chi nữa.
* Được
cảm tình mọi giới.
Quan hyện Bình Lục đối xử với hai vị linh mục
một cách tử tế. Ông truyền dọn cơm cho hai cha bằng mâm bát của mình, bắt Lý
trưởng trả lại quần áo đã tịch thu và thanh minh rằng: "Phép triều đình cấm
đạo và giết các cụ, chứ không phải tôi. Tôi không có tội gì trong việc
này". Ba ngày sau, quan huyện đưa hai cha xuống thuyền chuyển về Hà Nội.
Các tín hữu thương tiếc đi theo rất đông, hoặc bằng thuyền, hoặc đi bộ trên bờ.
Quan lấy làm lạ hỏi: "Đạo trưởng có cái gì mà dân chúng thương tiếc quá vậy
?". Một phụ nữ đứng gần đó đáp lại: "Thưa quan, các cha dạy chúng tôi
những điều hay lẽ phải, dạy chồng hiền lành, đừng cờ bạc rượu chè, dạy vợ sống
thuận thảo với chồng theo như giáo lý trong đạo". Hai vị linh mục khi thấy
nhiều người khóc lóc tiễn đưa mình, đã dừng lại an ủi khích lệ họ sống đạo cho
tốt đẹp.
Tại Hà Nội, sau mấy lần tra hỏi và dọa nạt hai
vị chứng nhân Đức Kitô không thành công, các quan làm án xin vua xử trảm.
Thời gian trong tù, hai cha chiếm
được cảm tình của lính gác, được tôn trọng và đối xử tử tế. Khi nhận được quà
tiếp tế, hai cha chia cho lính canh, chỉ giữ lại những thứ tối thiểu. Mỗi buổi
sáng và mỗi buổi tối, hai cha quỳ bên nhau cầu nguyện lâu giờ. Tuy các tín hữu
được phép đem cơm vào tù mỗi ngày, hai cha vẫn tìm cách hãm mình, nên dặn họ được
đem thịt hay cá. Các ngài vẫm tiếp tục giữ chay ngày thứ hai, thứ tư, thứ sáu
và thứ bảy. Những ngày đó hai cha ăn thật ít, chỉ vừa đủ sống.
Lễ các Thánh (1-11-1939), linh mục Trân đưa
Mình Thánh vào ngục. Vừa thấy ngài, cha Dũng Lạc ra chào đón: "Xin chào
bác, tôi đợi bác đã lâu vì hết lương thực rồi". Sau đó cha cung kính rước
lễ và trao Mình Thánh cho cha già Thi.
Cuối năm 1939, khi quân lính đến công bố lệnh
xử án, hai cha vui vẻ đón nhận bản án như một phần thưởng trọng hậu, trên đường
đến pháp trường, hai cha yên lặng cầu nguyện. Lúc ra khỏi cổng thành, cha Lạc
chắp tay lại, hát lớn tiếng mấy câu Latinh chúc tụng Chúa. Trước phút hành quyết,
người lý hình đến nói với cha: "Chúng tôi không biết các Thày có tội gì,
chúng tôi chỉ làm theo lệnh trên, xin các thày đừng chấp"
Cha Lạc tươi cười trả lời:
"Quan đã truyền anh cứ thi hành". Sau đó hai cha xin ít phút để cầu
nguyện lần chót, rồi nghiêng đầu cho lý hình chém.
Hai vị đã lãnh phúc tử đạo ngày
21-12-1839 t5ai bãi ngoài cửa ô Cầu Giấy (Hà Nội), giáp đường lên tỉnh Sơn Tây.
Thi hài của cha Lạc được đưa về an táng tại nhà bà Lý Quý gần đó.
Đức giáo hoàng Lêo XIII suy tôn
chân phước cho linh mục Anrê Dũng Lạc ngày 27-05-1900. Ngày 19-06-1988, Đức
Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã suy tôn ngài, đứng đầu danh sách 117 Thánh Tử Đạo
Việt Nam.
Nhớ đến thánh Dũng Lạc, phải nhớ
đến những vần thơ ngài tâm sự trong thư viết trong ngục cho cha Thực (trích
theo Nguyễn Văn Tự, 42 Á Thánh Tử Đạo, Tr 76) rằng:
"Lạc rầy đã rõ chốn quan quân
Bút chép thơ này gửi thở than
Lòng nhớ bạn nỗi còn vất vả
Dạ thương khách chạy chữa yên
hàn.
Đông qua tiết lại thời Xuân đến
Khổ trảm mai sau hưởng phúc an.
Làm kẻ anh hùng quản chi khó.”