Lời
Chúa: Đang lúc Đức Giêsu cầu nguyện, dung mạo Người bổng đổi khác.
Hôm ấy, Đức Giê-su lên núi cầu nguyện, đem theo các ông
Phê-rô, Gio-an và Gia-cô-bê. Đang lúc Người cầu nguyện, dung mạo Người bỗng đổi
khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói loà. Và kìa, có hai nhân vật đàm đạo
với Người, đó là ông Mô-sê và ông Ê-li-a. Hai vị hiện ra, rạng ngời vinh hiển,
và nói về cuộc xuất hành Người sắp hoàn thành tại Giê-ru-sa-lem. Còn ông Phê-rô
và đồng bạn thì ngủ mê mệt, nhưng khi tỉnh hẳn, các ông nhìn thấy vinh quang của
Đức Giê-su, và hai nhân vật đứng bên Người. Đang lúc hai vị này rời xa Đức
Giê-su, ông Phê-rô thưa với Người rằng: "Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật
là hay! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cái cho Thầy, một cái cho ông Mô-sê,
và một cái cho ông Ê-li-a". Ông không biết mình đang nói gì. Ông còn đang
nói, thì bỗng có một đám mây bao phủ các ông. Khi thấy mình vào trong đám mây,
các ông hoảng sợ. Và từ đám mây có tiếng phán rằng: "Đây là Con Ta, người
đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người!" Tiếng phán vừa dứt, thì
chỉ còn thấy một mình Đức Giê-su. Còn các môn đệ thì nín thinh, và trong những
ngày ấy, các ông không kể lại cho ai biết gì cả về những điều mình đã thấy.
SUY NIỆM & CẦU NGUYỆN
Bài Tin Mừng hôm nay nói Đức Giêsu
loan báo lần thứ nhất về cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Người, Chúa Giêsu đã đưa
ba tông đồ thân tín là ông Phêrô, Gioan và Giacôbê lên núi. Người Biến Hình trước
mặt các tông đồ để củng cố niềm tin cho các ông, biến cố Chúa Biến Hình trên
núi để chuẩn bị cho các tông đồ đi vào mầu nhiệm vượt qua của cuộc Tử nạn và Phục
sinh, để cho các tông đồ xác tín rằng theo Chúa Giêsu không chỉ có Thập Giá mà
còn có cả vinh quang nữa, đó là ý nghĩa chính của cuộc Biến Hình này.
Việc Biến
Hình của Đức Giêsu không phải chỉ là một biến cố thú vị trong cuộc đời Ngài, biến
cố ấy được diễn tả trong Tin Mừng như là một khoảng khắc rạng ngời và là một vẻ
đẹp thực tại thần linh đươc thể hiện và làm phá vỡ mọi tội lỗi trên mặt đất
này. Vẻ đẹp thực tại thần linh này là một phần của cuộc đời chúng ta, dù chúng
ta chưa được thấy một cảnh quang rực rỡ giống như biến cố Biến Hình. Nhưng
chúng ta cũng biến đổi như Chúa Giêsu đã biến đổi, hãy để Ngài đốt cháy chúng
ta bằng Sự Sáng của Ngài. Sự Sáng có thể chiếu tỏa qua tình yêu, qua nụ cười, qua
sự tha thứ, qua lòng cảm thông của chúng ta dành cho tha nhân. Và, là sự thay
hình đổi dạng này phải làm cho chúng ta trở thành một con người hoàn thiện hơn,
dễ thương hơn và chúng ta phải làm cho được trong cuộc sống của chúng ta.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể. Chúa là tình yêu, là
chân lý và là sự sống, con đường chúng con đến với Chúa không thể bằng hận thù,
gian ngoa và kiêu ngạo. Trái lại, phải là con đường khiêm hạ, yêu thương, con
đường công bình và tôn trọng sự thật. Xin giúp chúng con biết góp phần tôn trọng
những vẻ đẹp của con đường nầy, để Chúa đến với chúng con, đến với anh chị em
chúng con. Amen
Ngày 21/02 – Thánh Phêrô Đamianô, Giám mục
Tiến sĩ (1007-1072)
Có thể vì ngài mồ côi
và bị anh em đối xử tồi tệ mà Phêrô Đamianô rất tốt với người nghèo. Chỉ là
“chuyện nhỏ” khi ngài thường có một vài người nghèo đồng bàn ăn và ngài thích
đích thân hảo tâm với những người nghèo.
Phêrô Đamianô thoát
nghèo và thờ ơ với người anh khi người anh này, là linh mục hạt trưởng giáo hạt
Ravenna, muốn “che chở” cho ngài, dù người anh này đã gởi ngài đi học và trở
thành giáo sư.
Ngài luôn nghiêm khắc với
chính mình, mặc áo nhặm (hair shirt), ăn chay và cầu nguyện nhiều. Ngài quyết định
bỏ dạy học và dành thời gian cầu nguyện với các tu sĩ dòng Benêđíctô
(Benedictines) cải cách của thánh Rômualđô tại Fonte Avellana. Ngài cầu nguyện
nhiều và ngủ ít đến nỗi ngài bị chứng mất ngủ (insomnia), rồi ngài thấy phải cẩn
thận và quan tâm sức khỏe. Khi ngài không cầu nguyện, ngài nghiên cứu Kinh
thánh.
Tu viện trưởng truyền rằng
khi bề trên qua đời thì Phêrô Đamianô phải kế vị. Và rồi tu viện trưởng Phêrô
Đamianô đã thành lập thêm 5 đan viện khác. Ngài khuyến khích các đan sĩ sống cầu
nguyện và cô tịch, ngài không muốn gì khác cho mình. Tòa Thánh kêu gọi ngài làm
người hòa giải giữa hai đan viện có mâu thuẫn hoặc chính phủ bất đồng ý kiến với
Rôma.
Cuối cùng, ĐGH Stephanô
IX phong ngài làm Hồng y Giám mục giáo phận Ostia. Ngài làm việc cật lực để loại
bỏ việc buôn chức bán quyền trong giáo hội (simony), ngài khuyến khích các linh
mục tuân thủ luật độc thân và thúc đẩy các linh mục giáo phận sống đoàn kết và
duy trì việc cầu nguyện. Ngài muốn duy trì quy luật ban đầu trong giới linh mục
triều và linh mục dòng, tránh những chuyến đi không cần thiết, sống thoải mái
và vi phạm đức khó nghèo. Ngài đã viết thư cho giám mục giáo phận Besancon để
than phiền rằng giáo luật đã bị áp dụng sai khi hát thánh vịnh trong kinh nhật
tụng (Divine Office). Ngài viết nhiều thư, hiện còn khoảng 170 thư. Ngoài ra
còn có 53 bài giảng của ngài và 7 bản tiểu sử mà ngài đã viết. Ngài thích những
tấm gương và truyện thật hơn lý thuyết. Nghi thức Phụng vụ bằng tiếng Latin mà
ngài viết là chứng cớ về tài năng của ngài.
Ngài thường xuyên xin
nghỉ hưu, cuối cùng được ĐGH Alexander II chấp thuận. Ngài vui mừng vì lại được
làm đan sĩ, nhưng ngài vẫn được kêu gọi làm khâm sứ tại Ravenna. Sau khi mãn
nhiệm trở về nhà dòng, ngài bị sốt cao. Ngày 22-2-1072, khi các tu sĩ đang vây
quanh ngài để đọc kinh nhật tụng thì ngài qua đời. Năm 1828 ngài được tôn phong là Tiến sĩ Giáo
hội.
Trả lờiXóađại lý vé eva air
tìm vé máy bay đi mỹ
hang hang khong korean
đại lý bán vé máy bay đi mỹ
Vé máy bay đi canada
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Du Lich Tu Tuc
Tri Thuc Du Lich