Lời Chúa: Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là
để kiện toàn.
“
Ha-lê-lui-a Lạy Thiên Chúa con thờ, lối đi của Ngài, xin chỉ bảo con. Xin dẫn
con đi theo đường chân lý của Ngài. Ha-lê-lui-a.”
Chúa
sẽ dạy con biết đường về cõi sống
Trước
Thánh Nhan ôi vui sướng tràn trề
Ở
bên Ngài con hoan lạc chẳng hề vơi !
Lạy
Chúa Trời xin giữ gìn con
Vì
bên Ngài con đang ẩn náo.
Ngày 11/06 –Thế Kỷ I Thánh Barnabas, Tông đồ
Thánh Barnaba nắm giữ một chức vụ nổi bật trong những chương
đầu của sách Công Vụ Tông Đồ, không phải cho mình mà nhằm giới thiệu thánh
Phaolô, anh hùng trong cuốn sách.
Ngài là một người Do Thái được sinh tại Chypre. Và là một phần
tử trong Giáo Hội sơ khai ở Giêrusalem. Chính ở địa vị này mà khoảng năm 39 tân
tòng Saolê được đón nhận vào cộng đoàn các tông đồ (Cv 9-27). Bốn năm sau, Ngài
kêu gọi Saolê tham gia công tác hướng dẫn cộng đoàn Kitô giáo mới được thiết lập
ở Antiôkia (Cv 11,19-26). Thành phố này rất quan trọng, chỉ kém Rôma và đã trở
nên trung tâm Kitô giáo của lương dân.
Một lần nữa, cùng với Saolê, Ngài được trao phó cho nhiệm vụ
mang tiền cứu trợ gởi về cho Giáo Hội Giêrusalem (Cv 27-30). Nơi đây hai người
lại được Gioan Marô là bà con của Barnaba (Gl 4,10) nhập bọn. Ba người họp
thành đoàn truyền giáo, lên đường khoảng năm 45 (Cv 13 và 14). Từ đây Barnaba dần
dần ẩn mặt đi. Dầu Chypre là sinh quán của Ngài, nhưng chính Saolê dưới tên mới
là Phaolô dẫn dầu cuộc truyền bá Phúc Âm. Phaolô và đoàn tùy tùng lên đường tới
lục địa Tiểu Á. Khi cùng Phaolô rao giảng (Cv 14,8-18), Barnaba được coi là thần
Jupiter và Phaolô là Hermes. Đây là chứng cớ hùng hồn về vai trò hỗ tương của
hai ông. Ba năm sau Phaolô trở về và được cộng đồng Giêrusalem phê chuẩn về đường
lối Ngài theo trong chuyến hành trình (Cv 15,1-35).
Năm sau, dự định hành trình truyền giáo thứ hai có sự tranh
chấp về việc kết nạp Gioan Marcô (Cv 15,35-41). Phaolô chọn các bạn đồng hành
khác và Barnaba trở về Chypre. Việc giới thiệu Phaolô đã được hoàn thành và tên
Ngài không còn được nhắc đến trong sách Công Vụ nữa. Trong việc trao đổi thư từ
của Phaolô với Giáo Hội Côrintô cho thấy khoảng năm 56 thánh Barnaba vẫn còn sống
(1Cr 9,5). Sáu năm sau Phaolô xin Marcô đến gặp mình ở Roma (2Tm 4). Sự kiện
này cho phép chúng ta nghĩ rằng thánh Barnaba đã qua đời.
Một truyền thống sau này nói tới chuyến hành trình của thánh
Barnaba tới Alexandria, Rôma, và Milan. Tại Milan, Ngài là Giám mục tiên khởi.
Một truyền thống đáng tin hơn cho biết Ngài chết vì ném đá ở Salamis, sinh quán
của Ngài. Nay còn nhiều mảnh vụn của cuốn ngụy thư Phúc Âm thánh Barnaba và của
một tác phẩm thuộc thế kỷ thứ V là công vụ thánh Barnana. Nhưng những tài liệu
này không cho biết nhiều hơn những điều đã biết được từ sách Công Vụ các tông đồ.
cuốn gọi là thơ thánh Barnaba mà nhiều giáo phụ chép vào thơ mục Thánh Kinh,
nay người ta biết được là tác phẩm của một người Do Thái theo Kitô giáo ở
Alexandria.
Người ta nói rằng mộ Ngài được tìm thấy năm 448. Trên ngực
Ngài còn có một cuốn Phúc Âm theo thánh Matthêu mà chính thánh Ngài đã chép
tay.
vé máy bay eva
săn vé máy bay đi mỹ giá rẻ
hang may bay han quoc
đặt vé máy bay đi mỹ ở đâu
vé máy bay đi canada tháng nào rẻ nhất
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Du Lich Tu Tuc
Kien Thuc Du Lich