Lời Chúa: Anh là Phê rô, Thầy sẽ
trao cho anh chìa khóa Nước Trời.
Một hôm, khi Đức Giê-su đến miền Xê-da-rê
Phi-líp-phê, Người hỏi các môn đệ rằng: “ Người ta nói Con Người là ai ?” Các
ông thưa: "Kẻ thì nói là ông Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Êlia, có người
lại cho là ông Giêrêmia hay một trong các vị ngôn sứ". Đức Giêsu lại hỏi:
"Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?" Ông Simon Phêrô thưa: "Thầy là Đấng Kitô,
Con Thiên Chúa hằng sống". Đức Giêsu nói với ông: "Này anh Simon con
ông Giôna, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh
điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh
biết: anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của
Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa
Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy;
dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy".
SUY NIỆM & CẦU
NGUYỆN
Trong bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta mừng
lễ kính hai thánh Phêrô và Phaolô, hai vị anh hùng vĩ đại về đức tin. Nhưng hãy
nhớ rằng đó không phải là hai vị khởi sự. Qua hai con người rất hạn hẹp này,
Thiên Chúa đã thi hành một việc vĩ đại. Một khi hai vị biểu lộ đức tin, Thiên
Chúa có thể khởi sự việc xây dựng Hội Thánh gồm những người làm chứng nhân, cho
danh Đức Giêsu. Như hai thánh Phêrô và Phaolô, và tất cả chúng ta cũng phải làm
chứng cho Người. Đức Giêsu đang hoạt động trong Hội Thánh, Người quy tụ và chữa
lành những vết thương của chúng ta, giúp chúng ta chống lại những thế lực của tội
lỗi và sự chết.
Hai thánh Phê-rô và Phao-lô đã biết chỗi
dậy, đứng lên và đổi đời theo gương Chúa Giê-su nên đã trở thành hai trụ cột của
Hội Thánh và là hai vì sao sáng trong bầu trời đức tin, mà chúng ta mừng lễ hôm
nay Có ai ngờ một môn đệ nhiệt thành được Chúa Giê-su ngợi khen là người đại
phúc vì được Chúa Cha mặc khải cho biết mầu nhiệm về Đức Ki-tô như Phê-rô, được
Chúa Giê-su trân trọng đặt làm Đá Tảng xây dựng Hội Thánh và trao quyền cầm giữ
chìa khoá Nước Trời, lại là người không lâu sau đó, đứng ra cám dỗ và cản lối
Chúa Giê-su lên Giê-ru-sa-lem chịu khổ nạn và thi hành thánh ý Chúa Cha. Có ai
ngờ một con người hùng hổ như Phê-rô thề nguyền một lòng sống chết vì Thầy, mà
chẳng mấy chốc sau đó lại hèn nhát chối bỏ Thầy đến ba lần, khi bị chất vấn bởi
các cô đầy tớ gái!. Thế nhưng Phê-rô không ngã qụy không vào hố sâu tuyệt vọng
nhưng đã anh dũng đứng lên để làm lại cuộc đời, còn đẹp tươi ngàn lần hơn trước.
Về phần thánh Phao-lô, trước khi trở lại, ngài là một người lầm lạc nặng nề.
Ngài hằm hằm đe doạ giết các môn đệ Chúa, nên đã đến gặp các Thượng Tế, xin thư
giới thiệu đến các hội đường ở Đa-mát, nếu thấy những người theo Đạo, bất luận
đàn ông hay đàn bà, thì bắt trói giải về Giê-ru-sa-lem. Thế nhưng sau khi được
Chúa Giê-su cảnh báo trên đường đi Đa-mát, Phao-lô mau mắn chỗi dậy, hoán cải
thành tông đồ nhiệt thành bậc nhất. Tận tâm, tận lực loan báo Tin Mừng và xây dựng
Hội Thánh. Như thế, dù đã từng sa ngã và lầm lạc nặng nề như bao nhiêu tội nhân
khác, hai thánh Phê-rô và Phao-lô đã biết chỗi dậy, đứng lên và đổi đời theo
gương Chúa Giê-su nên đã trở thành hai trụ cột của Hội Thánh và là hai vì sao
sáng trong bầu trời đức tin.
Lạy Thiên Chúa là Cha toàn năng, Cha đã
ban Con Một của Cha cho nhân loại, để chịu khổ nạn và Phục Sinh, hầu thiết lập
một Hy Lễ Cứu Độ nhân loại. Trong hành trình cứu chuộc ấy, Cha đã ban cho chúng
con hai vị tông đồ khả kính là Phêrô và Phaolô, để hợp tác với Đức Kitô trong
công cuộc rao giảng Tin Mừng Nước Trời, xin Cha ban cho Hội Thánh Đức Kitô còn ở
trần gian được vững mạnh và tiến bước trên con đường đức tin, nhờ công nghiệp Đức
Kitô và hai vị tông đồ nhiệt thành Phêrô và Phaolô. Xin soi trí soi lòng chúng
con sống và thực hành thánh ý Chúa mọi ngày. Amen
Ngày 29/06 – Các thánh Phêrô và Phaolô, Tông đồ (qua đời năm
64 & 67)
Thánh Phêrô: Ngài đã tuyên xưng: “Thầy là Đức Kitô” (Mc
8:29b). Đó là một trong những khoảnh khắc vinh quang trong đời ngài, bắt đầu từ
ngày ngài được Chúa Giêsu gọi bỏ lưới ở biển Galilê tới lúc trở thành kẻ chài
lưới người ta.
Tân ước cho thấy thánh Phêrô là tông đồ trưởng, được Chúa
Giêsu chọn để có quan hệ đặc biệt. Cùng với Giacôbê và Gioan, nthánh Phêrô được
ưu tiên chứng kiến giây phút Chúa biến hình, làm cho đứa trẻ hồi sinh và giây
phút hấp hối trong vườn Giệtsimani, nhạc mẫu ngài được chữa lành. Ngài được sai
đi cùng thánh Gioan chuẩn bị lễ Vượt qua trước khi Chúa Giêsu chịu chết.
Chúa Giêsu đã nói với ngài: “Anh Simôn con ông Giôna, anh thật
là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là
Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: Anh là
Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và
quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời:
dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất,
anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy” (Mt 16:17-19).
Thánh Phêrô bỏ tất cả mà theo Chúa, ngài hỏi Chúa: “Thầy
coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy. Vậy chúng con sẽ được
gì?” (Mt 19:27). Ngài được ưu tiên, nhưng ngài cũng bị Chúa Giêsu trách mắng nặng
nhất: “Satan, lui lại đàng sau Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh
không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người” (Mt 16:23).
Ngài sẵn sàng chấp nhận giáo lý tha thứ của Chúa Giêsu,
nhưng chỉ giới hạn là 7 lần. Ngài tin và đi trên mặt biển đến với Chúa, nhưng
ngài lại sợ và chìm dần. Ngài từ chối cho Chúa rửa chân, nhưng rồi lại muốn
Chúa rửa cả đầu và mình nữa. Tại Bữa Tiệc Ly, ngài thề không bỏ Chúa, nhưng ông
đã chối Chúa ngay trước mặt người tớ gái. Ngài thể hiện lòng trung thành và thẳng
tính nên chém đứt tai của Mancô (Malchus), nhưng cuối cùng cũng bỏ chạy với những
người khác. Trong sâu thẳm nỗi ân hận, Chúa Giêsu đã quay lại và tha thứ cho
thánh Phêrô, và ngài liền ra ngoài khóc lóc thảm thiết vì ăn năn.
Thánh Phaolô: Sức thuyết phục của thánh Phaolô là đơn giản
và tuyệt đối: Chỉ có Thiên Chúa mới khả dĩ cứu độ nhân loại. Không nỗ lực nào của
con người có thể tạo nên người tốt. Để được cứu độ, con người phải hoàn toàn mở
lòng mình ra với ơn cứu độ của Chúa Giêsu.
Ngài luôn yêu quý gia đình Do Thái của mình, dù ngài tranh
luận cả đời với họ về sự vô ích của Lề luật nếu không có Chúa Giêsu. Ngài tự
thú: “Điều tôi muốn thì tôi lại không làm, điều tôi không muốn thì tôi lại làm”
(Rm 7:19). Ngài căn dặn chúng ta: “Anh em hãy tưởng nhớ Đấng đã cam chịu để cho
những người tội lỗi chống đối mình để anh em khỏi sờn lòng nản chí. Quả thật,
trong cuộc chiến đấu với tội lỗi, anh em chưa chống trả đến mức đổ máu đâu” (Dt
12:3-4).
vé máy bay eva giá rẻ
giá vé máy bay từ sài gòn đi mỹ
hang may bay han quoc
vé máy bay giá rẻ đi mỹ khuyến mãi
mua vé máy bay đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thức Du Lịch