Giuse Lê Ðăng Thị, Sinh năm 1825
tại Kẻ Văn, Quảng Trị, Giáo dân, Cai Ðội, bị xử giảo ngày 24/10/1860 tại An Hòa
dưới đời vua Tự Ðức. Đức Piô X suy tôn ông Giuse Lê Đăng Thị lên hàng Chân Phước
ngày 02.05.1909. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên hàng Hiển
thánh. Lễ kính vào ngày 24/10.
* Cùng bạn về trời.
Đúng ngày bị hành quyết, cai đội
Giuse Lê Đăng Thị thức dậy rất sớm. Ông đánh thức một tù nhân bị xử tử cùng
ngày, rồi đưa anh vào một gócnhà giam. Sau nhiều ngày tận tâm hướng dẫn người bạn
dự tòng này, hôm nay (24.10) ông nghiêm trang đổ nước rửa tội cho anh
"Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần". Thế là ông có một người bạn đồng
hành với mình vào quê hương vĩnh phúc trên Trời.
Giuse Lê Đăng Thị sinh năm 1825 tại
xứ Kẻ Văn, làng Văn Quy, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình binh nghiệp. Thân
phụ anh giữ chức Cai đội. Lớn lên anh cũng theo nghề của cha, xin nhập ngũ và
phục vụ trong quân đội nhà vua. Một thời gian sau, anh được thăng Chưởng vệ
trông coi lính ở Hà Tĩnh, rồi được dời vào Nghệ An. Tại đây, anh lập gia đình
và sống hạnh phúc với vợ con.
* Bão tố và niềm tin.
Vua Tự Đức sau một thời gian bách
hại đạo gắt gao, đã phát hiện ra lệnh của mình chưa được thi hành đồng loạt, vì
ngay trong hàng ngũ lãnh đạo, cũng có người theo đạo Công Giáo. Ngày
15.12.1859, nhà vua ra thêm một chiếu chỉ bắt tất cả các quan có đạo đó.
"những quan nào có đạo (theo tà đạo), dù thành thực bỏ đạo cũng phải truất
chức. Cần phải điều tra cẩn thận để tìm thêm những viên chức triều đình theo tà
đạo. Những ai không tố giác, hoặc chứa chấp trong nhà mình, cũng bị trừng phạt
như chúng…". Nhà vua còn bắt tất cả các quan quân phải bước qua Thánh Giá
trước khi ra trận đánh giặc Tây. "Ai không bỏ đạo sẽ bị giải ngũ, bị khắc
chữ tả đạo vào má và phát lưu".
Theo lời khuyên của quan trấn thủ,
ông cai đội Lê Đăng Thị làm đơn xin xuất ngũ lấy cớ bệnh tật. Đơn xin được chấp
thuận, ông trở về quê cũ để vợ con ở lại Nghệ An. Tháng giêng năm 1860, chiếu
chỉ vua Tự Đức trên đây được áp dụng triệt để trên toàn quốc, ông cai Thị vì có
kẻ tố giác, nên bị bắt ngày 29.1, cùng với một số bạn đồng ngũ khác và bị giải
về Quảng Trị. Ông vui vẻ nhận mình là cai đội và là Kitô hữu.
Cuối tháng hai, ông phải ra tòa
cùng với 31 quân nhân khác. Trong số đó có ba người bỏ đạo. Tất cả đều bị cách
chức, một được tha về vị gìa yếu, còn lại 10 người bị thích tự, lưu đày chung
thân, 17 người bị án tử hình giam hậu.
Riêng ông cai Lê Đăng Thị nhận án
xử giảo, nhưng hẹn đến cuối tháng mười mới thi hành. Từ đó ông được đưa về giam
ở khám đường Huế. Trong một lá thư gửi về cho vợ, ông viết: "Anh nghĩ rằng
chúng ta không còn gặp nhau nữa, dầu chuyện gì xảy ra, chúng ta vẫn đang và sẽ
yêu thương nhau. Anh luôn nhớ đến em và các con mỗi ngày".
* Xứng danh huynh trưởng.
Suốt thời gian trong tù, vì là
người có cấp bậc cao nhất, ông cai Thị khích lệ các anh hùng đức tin cùng bị
giam bằng lời nói và nhất là bằng mẫu gương trung thành, cam đảm. Cũng do chức
vụ ấy, ông bị mang một gông rất nặng và bị đánh đập tra tấn nhiều hơn mọi người.
Dù còn trẻ trung sung sức, nhưng trước những cực hình dã man, ông đã ngã bệnh.
Khi đó, ông chia sẻ với các bạn tù lo lắng lớn nhất của mình. ông nói :
"Tôi không rõ Chúa có cho tôi sống đến ngày tử đạo không. Tôi sợ bệnh tật
làm tôi chết sớm hơn. Than ôi ! Chắc vì tội tôi, nên Chúa từ chối cho tôi ơn trọng
ấy".
Một linh mục đã đến thăm và giải
tội cho ông. Hôm sau một thày giảng cũng lén vào trao Mình Thánh Chúa cho ông.
Ngày 24.10.1860, ông Cai bị dẫn đi hành hình. Viên quan đề nghị ông lần cuối
cùng xuất giáo, và hứa xin vua ân xá, nhưng ông cai Thị quyết liệt từ chối. Bản
án của ông được ghi như sau : "Lê Đăng Thị, Chưởng vệ, theo tà đạo, không
chịu bỏ đạo thì y không thể tha thứ được. Y bị kết án xử giảo cuối mùa
thu".
* Vạn phúc.
Tại pháp trường An Hòa (Huế), ông
Cai kính cần qùy trên chiếc chiếu cầu nguyện. Một linh mục đứng lẫn trong đám
dân chúng ra dấu và giải tội lần cuối cho ông. Sau đó, ông kêu lớn tiếng:
"Vạn phúc! Vạn phúc! Tôi sắp được tử đạo". Lý hình quấn một sợi dây
vào cổ ông cai đội, rồi chia ra hai bên kéo thật mạnh cho tới khi chứng nhân
Chúa Kitô tắt thở. Các tín hữu Phủ Cam tổ chức lễ an táng đông đảo tại xứ mình.
Hiện nay hài cốt vị tử đạo còn được lưu giữ tại nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế - Huế.
Đức Piô X suy tôn ông Giuse Lê
Đăng Thị lên hàng Chân Phước ngày 02.05.1909. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô
II suy tôn ngài lên hàng Hiển thánh.
eva air của hãng nào
ve may bay hang eva di my
hãng korean airlines
vé máy bay đi mỹ là bao nhiêu
vé máy bay đi canada tháng nào rẻ nhất
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thức Du Lịch