Tư tưởng của cha charles de
Foucaul vị khai sáng dòng Tiểu Đệ, minh họa thật chính xác và sinh động về các
thánh tử đạo Việt Nam: “ Giác quan khiếp sợ trước những hiểm nguy, những cái sẽ
đem đến đau thương và chết chóc. Nhưng với đức tin mạnh mẽ và sống động, giác
quan không còn e sợ gì cả, nó biết trước và đón nhận tất cả những gì xảy đến do
ý Chúa vì những điều Chúa muốn chỉ xin lợi ít mà thôi.”
Cố gắng mọi ngày một tiến bộ về vật
chất cũng như tinh thần đạo đức, đó là lý tưởng của những người nhìn xa thấy rộng,
muốn tạo cho mình một tương lai sáng lạn, để kiện toàn cuộc sống và làm tốt cho
đời, Thánh Đaminh Ninh là một trong những người đó.
Nông Dân Đaminh Ninh Tử Đạo
Đaminh Ninh sinh năm 1841 tại một
làng toàn tòng Công Giáo là Trung Linh tỉnh Nam Định, nay thuộc giáo phận Bùi
Chu, lớn lên cậu phụ giúp cha mẹ việc đồng áng, cậu còn cố gắng học thêm chử
Nôm, quyết chí xây dựng tương lai tốt đẹp hơn, để giúp ít cho đời và làm sáng
danh đạo. Hơn nữa, cậu ráng sống đạo nhiệt thành, rèn luyện tam tính, trong
làng ai cũng ngợi khen cậu là một Ki-tô hữu tốt lành, trổi vượt trên các thanh
niên cùng trang lứa.
Một việc xảy ra làm cho anh hết sức
đau buồn, cha mẹ muốn anh kết hôn với một thiếu nữ trong làng, phần vì chưa muốn
lập gia đình, phần bởi chưa tìm hiểu nhau, chẳng yêu thương chi nên anh quyết từ
chối, vì cha mẹ cứ nài ép mãi, buộc lòng anh phải vâng lời, chấp nhận kết hôn,
nhung sau ngày cưới hai người không chung sống với nhau. Tuy nhiên anh vẫn cư xử
hòa nhã khiêm tốn với nàng như một em ruột, sau anh nhận thấy mình có phần lỗi
nên đã cố gắng đền bù bằng đời sống thánh thiện và cuối cùng, can đảm chịu mọi
cực hình vì đức tin và lòng mến Chúa.
Đời anh xem ra dỡ dang thất bại,
nhưng Chúa quan phòng đã dẫn đưa anh đi theo con đường khác vẻ vang cao quý
hơn, giữa lúc vua Tự Đức ra chiếu chỉ PHÂN SÁP , bắt bớ giết hại người Công
Giáo vô cùng tàn nhẫn. Làng mạc người Công Giáo bị giải tán, gia đình có đạo phải
phân ly mỗi người một ngã, tài sản bị tịch thu hoặc phân phát cho lương dân, rất
nhiều người có đạo bị bắt, bị tra tấn, tù đày, giết chóc khổ sở, gia đình anh
Ninh cũng lâm cảnh ly tán này.
Năm 1862 lúc đó anh 21 tuổi, anh
bị bắt cùng với một số tín hữu khác, trong thời gian tù ngục, nhiều lần quan dụ
dỗ anh chối bỏ đức tin, hứa hẹn cho nhiều của cải nhưng anh nhất quyết từ chối
và nói: “ Nếu là con cái không được phép sĩ nhục cha mẹ mình, thì làm sao người
Ki-tô hữu lại được phép chà đạp hình ảnh của Đấng Tạo Thành Trồi Đất.” Thấy không
thể cảm hóa được anh, quan dùng đến biện pháp mạnh, cho quân lính đánh đập, tra
tấn anh dữ dội, buộc anh đạp lên Thánh Giá nhưng anh quả quyết và nói: “ Quan cứ
làm điều quan muốn, phần tôi, tôi không bao giờ xúc phạm Thánh Giá Chúa. Tôi là
người Ki-tô hữu, làm sao tôi dám chà đạp Đấng cứu Độ tôi ?” Trước sự dũng cảm của
vị chưng nhân trung thành, tổng đốc Nguyễn Đình Tân đã kết án trảm quyết, đã
cương quyết theo Chúa, của cải không màng, cực hình chẳng sợ. Đaminh Ninh thật
đứng anh hùng của đức tin. Đứng trước lòng can đảm mạnh mẽ đó, các quan thấy
không còn cách nào hơn là đệ đơn xin vua kết án tràm quyết, và bản án được thi
hành tại pháp trường Am Tiêm tỉnh Nam Định ngày 02 tháng 06 năm 1862
Ngày 29 tháng 04 năm 1951 Đức
Thánh Cha Piô XII tôn phong Đaminh Ninh lên hàng chân phước, và Đức Giáo Hoàng
Gioan Phaolô II đã suy tôn Ngài lên bậc Hiển Thánh ngày 19 tháng 06 năm 1988.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét