Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013






THIÊN CHÚA TẠO DỰNG MUÔN LOÀI

Khởi nguyên trời đất trống không.
Chỉ có thần khí lượn bay là đà.
Bắt tay Chúa dựng muôn loài.
Sáu ngày tạo dựng một ngày nghỉ ngơi.
Ngày đầu cần có“Ánh Sáng”và phân chia giữa “Ngày”và“Đêm”.
Ngày hai Chúa tạo “Vòm Trời”giữa các khối nước cần vòm phân chia.
Ngày ba “Mặt Đất”lộ ra Ngài ban thảo mộc,muôn loài,giống cây.
Ngày tư Chúa tạo“Mặt Trời”“Mặt Trăng”muôn ngàn tinh tú phân ngày trong năm.
Ngày năm“Muôn Thú”“Chim Trời”Ngài phán cho chúng sinh sôi thật nhiều.
Ngày sáu tạo dựng“Con Người”nặn từ bụi đất thổi vào thánh linh con người mang hình. ảnh Ngài ban cho sự sống bá chủ muôn loài trời đất mọi sự hoàn thành.
Qua ngày thứ bảy hoàn thành Ngài liền nghỉ ngơi.


Tiểu Sử Thánh Têrêsa






TIỂU SỬ
THÁNH TÊRÊSA HÀI ÐỒNG GIÊSU,
TIẾN SĨ HỘI THÁNH
(02.01.1873 - 30.09.1897)

Thánh nữ Têrêsa tên chính là Maria Phanxico Teresa Martin, sinh ngày 02.01.1873 tại Alecon, Normandie, Pháp. Tên “Têrêsa Hài Ðồng Giêsu” là tên khấn Dòng. Chị cũng còn gọi là Têrêsa thành Lisieux vì chị tu ở Dòng Carmêlô thành Lisieux, nước Pháp. Têrêsa mồ côi mẹ từ khi tuổi chưa lên bốn, được thân phụ là ông Louis Martin săn sóc giáo dục chu đáo, Têrêxa đã được cha và các chị hướng dẫn trên đường làm tôi trung của Chúa và thánh nữ đã tiến triển một cách mau lẹ. Têrêxa được Rước lễ lần đầu và lãnh nhận Bí tích Thêm sức vào năm Ngài tròn 10 tuổi.

Thánh Têrêsa được biết đến nhiều nhất bởi linh đạo "Đường Thơ ấu" của mình. Trong việc tìm kiếm sự thánh thiện, Têrêsa đã thấu hiểu rằng để đạt được đều ấy và bày tỏ tình yêu của mình đối với Chúa, thì không cần phải thực hiện những việc làm anh hùng hoặc "cao siêu". Têrêsa viết:

"Tình yêu chứng tỏ chính nó bởi việc làm, vì vậy làm sao con có thể chứng tỏ tình yêu của mình được? Con không thể làm những việc cao siêu được. Cách duy nhất để con chứng tỏ tình yêu của mình là bằng cách rắc hoa; những bông hoa này là tất cả những hy sinh bé nhỏ, mỗi cái nhìn, mỗi lời nói và thực hiện mọi việc làm bé nhỏ nhất với tình yêu."
Linh đạo "Đường Thơ ấu" này cũng xuất hiện trong con đường người nữ tu trẻ tiến đến đời sống thiêng liêng:

"Đôi lúc, khi con đọc các bài viết thiêng liêng, nơi mà sự hoàn hảo được cho thấy với một ngàn cản trở cũng như những ảo tưởng xung quanh nó, tâm trí bé nhỏ tội nghiệp của con trở nên mệt mỏi, con đóng cuốn sách, để lại đầu óc con như bị cắt ra làm đôi và trái tim con như bị co rút lại. Con mở Kinh Thánh ra. Và ngay lúc đó, tất cả đều trông thật là rực rỡ, một chữ duy nhất đã mở ra những chân trời vô tận cho linh hồn của con. Sự hoàn hảo trông thật là dễ dàng. Con thấy đó là đủ để nhận ra sự hi hữu của mình và vì như vậy, dâng trọn bản thân mình, như một đứa trẻ, vô cánh tay của Chúa nhân lành. Để lại cho những tâm hồn vĩ đại, những trí óc vị đại những cuốn sách to tát con không thể hiểu nổi, con vui mừng hớn về sự bé nhỏ của mình bởi vì "chỉ có trẻ nhỏ và những ai có đầu óc như vậy sẽ được nhận vào bữa tiệc thiên đàng."

Những đoạn văn ở trên cho thấy Têrêsa chứa nhiều tình cảm và cũng rất ngây thơ. Điều này được thể hiện rõ qua cách người nữ tu tiến đến sự cầu nguyện:
"Đối với con, cầu nguyện là sự dấy lên của trái tim; nó là một cái nhìn đơn sơ về Thiên đàng, nó là tiếng kêu của nhận diệnvà tình yêu, ôm ấp cả khổ cực lẫn niềm vui. Nói một cách khác, nó là một cái gì đó cao quý, siêu nhiên, mở rộng tâm hồn con ra và kết hợp nên một với Chúa... Con đã không có dũng cảm để tìm trong sách các lời kinh đẹp đẽ... Con giống như một đứa con nít chưa biết đọc, chỉ nói với Chúa tất cả những gì con muốn và Ngài sẽ hiểu thấu."






Tìm hiểu gốc tích tháng Mân Côi

Kinh Mân Côi là hương hoa tuyệt diệu thánh Ðaminh trối lại cho Dòng Thuyết Giáo của ngài. Các con cái cha Thánh đã luôn luôn làm cho di sản thánh thiện đó ngày một tăng trưởng.
1- Ðể cổ động việc tôn sùng Mẹ Maria, một Linh mục dòng này đã biên soạn một tập sách nhỏ trình bày 15 Mầu nhiệm chuỗi Mân Côi giúp độc giả suy niệm trong lúc lần hạt, đã đem lại nhiều thành tích tốt đẹp.
2- Giáo quyền nước Tây Ban Nha hưởng ứng và phổ biến nhanh chóng khắp nước việc đạo đức đầy sáng tạo và linh ứng đó của vị tu sĩ nhà.
3. Đức Piô 5, năm 1571, lập lễ Đức Mẹ Mân côi và ấn định mừng vào ngày 7 tháng 10 hằng năm.
4- Ðức Piô thứ 9 (1846-1878) tăng cường sự ủng hộ bằng nhiều ân xá ban cho những giáo dân tích cực tham gia việc tôn sùng Mẹ Maria bằng kinh Mân Côi trong tháng Mười.
5- Ðức Leô 13 (1878-1903) phổ cập viêc đạo đức này khắp thế giới: Bằng nhiều Thông Ðiệp, Sắc lệnh, nhất là thông điệp Supremi Apostolatus, đề cao việc tôn sùng Kinh Mân Côi, ca ngợi, cảm mến và cầu xin với Mẹ Chúa Trời trong Tháng Mười. Ngài ban nhiều ân xá và đại xá đặc biệt cho những ai sùng kính Kinh Mân Côi.
Từ đó, tháng 10 đã trở thành tháng Mân côi kính Đức Mẹ.

Chính Ðức Trinh Nữ Maria, trong 6 lần hiện ra tại Fatima, năm 1917, với 3 trẻ Luxia, Phanxicô và Giaxinta, lần nào cũng kêu gọi khuyên nhủ các em đọc kinh Mân côi cầu cho bình an tâm hồn, gia đình và thế giới, đặc biệt, ngày 13 tháng 10 Mẹ đã xưng mình "Ta là Đức Mẹ Mân côi", đó là điều Đức Mẹ muốn con cái siêng năng cầu nguyện, lẫn chuỗi Mân côi hay Văn côi, Môi khôi, Mai khôi, tùy mỗi nơi thường gọi, để ca ngợi các ơn trọng đại Chúa đã ban cho Mẹ, tôn vinh Mẹ, cầu xin Mẹ, mọi ngày tháng, cách riêng trong tháng Mười, tháng Mân Côi của Giáo hội, cùng với muôn ngàn con cái Mẹ trên khắp thế giới.

Đề nghị thực hành, tùy hoành cảnh mỗi người :
Tháng Mẹ về, lòng chúng con tràn ngập tình yêu mến, yêu mến Mẹ từng giây, từng phút, yêu mến Mẹ trong ý nghĩ, trong lời nói, trong việc làm. Lòng trìu mến đó quyết thể hiện bằng 5 cách sau, để xin ơn bình an cho con, gia đình, cộng đoàn con, cho toàn thế giới, nhất là cho nhiều linh hồn được ơn cứu rỗi:
1- Mỗi ngày đọc riêng hoặc chung gia đình ít là 10 kinh Kính mừng như 10 bông hoa hồng kính Mẹ.
2- Mỗi ngày, nếu có thể, đi dự Lễ và Rước Chúa sốt sắng kính Mẹ.
3- Thứ 7 đầu tháng 10, nếu có thể, xưng tội, Rước lễ đền tạ Trái Tim Đức Mẹ như Mẹ dạy ở Fatima.
4- Thứ 7 trong tháng, chầu Thánh Thể, đọc kinh Mân côi với cộng đoàn, giáo xứ, dâng lễ, rước lễ kính Mẹ.
5- Dự lễ kính Đức Mẹ Mân côi vào ngày 7 tháng 10.
Xin Đức Mẹ ban muôn ơn cho các con cái Mẹ.




Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

Lời Cảnh Báo Đáng Suy Tư






Lời Cảnh Báo Đáng Suy Tư: 

Trên tờ Records của giáo phận Perth, Australia, có đăng lời tâm sự của một cựu linh mục, một nhà thần học sau gần 20 năm trong thiên chức linh mục, nay đã hoàn tục. Bài tâm sự này là một lời cảnh báo cho tất cả chúng ta không nuôi dưỡng đời sống cầu nguyện hằng ngày.

“Không có gì tách tôi ra khỏi lòng mến của Thiên Chúa, trong Đức Kitô. Tôi xác quyết rằng dù sống hay dù chết, dù tù đày, bắt bớ, dù khốn cùng, quẫn bách. Không có gì tách tôi ra khỏi lòng mến của Thiên Chúa, trong Đức Kitô”.

Tôi đã nhiều lần gân cổ, mặt đanh lại khi hát những câu hát trên. Cứ tưởng như là chỉ cần gào to lên như vậy thì tôi sẽ đời đời sống trong lòng mến của Thiên Chúa. Thật ra, cũng không hoàn toàn là vô lý. Thật sự, đúng là tù đày, bắt bớ, khốn cùng, quẫn bách đã không tách tôi ra khỏi lòng mến của Thiên Chúa. Nhưng, đơn giản là vì những thứ ấy không xảy ra trên đất nước tự do này. Ai dám bỏ tù tôi, ai dám kỳ thị tôi, ngược đãi tôi vì tôi là người Công giáo, tôi kiện lên họ tới Tối Cao Pháp Viện chứ chơi à.

Tuy nhiên, đã có một thứ nhẹ nhàng hơn, êm ái hơn đã không chỉ tách tôi mà thực sự là “bứng” tôi hoàn toàn khỏi lòng mến của Thiên Chúa: một đời sống bận rộn và thiếu sự cầu nguyện.

Năm 1972, sau khi tốt nghiệp tiến sĩ thần học ở Rôma, tôi đã nổi như cồn với tác phẩm đầu tay “Tiếng thở dài”. Cuốn sách trình bày những suy tư thần học về ý nghĩa của sự đau khổ trong kiếp nhân sinh này, đã được bề trên, các linh mục và anh chị em giáo dân đón nhận nhiệt liệt. Có những người viết thư cho tôi cho biết họ tìm lại được đức tin sau khi đọc cuốn sách đó. Họ tìm lại được lòng trông cậy vào Chúa và khen nức nở các ý kiến của tôi. Mỗi khi có chuyện không như ý, theo lời khuyên trong cuốn sách, họ cầu nguyện với Chúa: “Lạy Chúa, con biết Chúa hằng yêu thương con. Con phó thác mọi sự trong tay Chúa. Nhưng, lạy Chúa, qua chuyện không vui này, Chúa muốn nói với con điều gì ? ”.

Khốn nạn thân tôi, trong khi khuyên người ta cầu nguyện, tôi càng ngày càng ít dành thời gian cho việc cầu nguyện. Tôi miệt mài trong các thư viện, cố viết hay hơn nữa, nhiều hơn nữa. Tôi tưởng tôi đã gặp được Chúa trong những suy tư thần học, cho nên tôi xao lãng đời sống cầu nguyện, tôi đã không thực hành chính những điều tôi nói và viết hằng ngày trên bục giảng và trong các tác phẩm của tôi. Có lẽ, tôi đã cho rằng cầu nguyện chỉ là hình thức cấp thấp dành cho những người bình dân. Siêu đẳng như tôi thì không cần. Càng ngày tôi cũng càng ít có giờ cho giáo dân và càng ngày tôi càng bướng bỉnh và kiêu căng với các đấng bề trên. Chuyện gì đến cũng đã đến. Tôi không muốn sa vào những phân tích vụn vặt. Điều tôi muốn nói với các bạn sau nhiều năm suy tư, sau những đêm dài không ngủ và trong sự hối tiếc chân thành của tôi là sự thật đơn giản này: Những hiểu biết sâu hơn về Thiên Chúa, nhiều hơn về Thiên Chúa không giúp giữ tôi trong lòng mến của Ngài. Chính đời sống cầu nguyện đơn sơ mà mẹ tôi tập cho tôi từ ngày còn bé mới giữ tôi lại trong tình yêu thương của Thiên Chúa.

Chẳng vậy, mà trong Phúc âm biết bao nhiêu lần chúng ta gặp câu này: “Sau đó, Người lui vào một nơi thanh vắng mà cầu nguyện”. Chính Chúa Con mỗi ngày còn cần đến sự cầu nguyện ở nơi thanh vắng để hiểu được ý Chúa Cha. Chúng ta là ai, tư cách gì, mà đòi có thể biết được ý Chúa qua trí khôn, qua sự xét đoán nông cạn của mình trong cái náo nhiệt, bận rộn của cuộc sống quay cuồng chung quanh.

Chẳng vậy, tất cả các lần Đức Mẹ hiện ra, Mẹ đã không nói gì nhiều hơn là lặp lại tiếng kêu gọi khẩn cấp hãy cầu nguyện đó sao. Chúng ta cũng nhìn thấy điều này nơi các Thánh mà chúng ta hằng tôn kính. Chính sự cầu nguyện đã giúp các Ngài nên Thánh.

Tôi đặc biệt mong muốn lặp lại ở đây những điều Đức Thánh Cha Gioan Phaolô 2 đã viết trong cuốn “Bước qua ngưỡng cửa hy vọng” :

Việc cầu nguyện vừa là tìm tòi Thiên Chúa, vừa là mặc khải Thiên Chúa. Nơi việc cầu nguyện của ta, Thiên Chúa tỏ rõ Ngài là Đấng Sáng Tạo và là Cha, là Đấng Cứu Chuộc và là Chúa Cứu Thế, là Thần Khí “dò thấu mọi sự, cả đến những gì sâu xa nhất của Thiên Chúa” (1 Cr 2, 10), cũng như dò thấu những gì bí mật của tâm hồn. Trong việc cầu nguyện, trước hết, Thiên Chúa tỏ ra Ngài là tình thương xót, nghĩa là một Tình yêu đi tới gặp con người đau khổ. Tình yêu này nâng đỡ, vực dậy và mời gọi chúng ta hãy tin tưởng”.

Trên tất cả mọi sự, tôi nhận rõ rằng chính việc thiếu một đời sống cầu nguyện đã giết chết ơn gọi Linh mục trong tôi.

Lời bàn: Những lời cảnh báo này thật đáng suy nghĩ. Bao nhiêu lần tôi đi dự lễ ngày Chúa Nhật mà chỉ mong cha làm cho nhanh nhanh để tôi về còn lo làm chuyện khác. Tôi có chuyện gì đáng lo hơn là phần rỗi linh hồn của tôi.

Tôi có một công việc rồi, còn muốn kiếm thêm một công việc nữa đến nỗi không còn có giờ cầu nguyện nữa. Sống như điên, cày như điên như thế có phải là cuộc sống được chúc phúc không.



Kính nhớ Thánh & Lời Chúa





Kính nhớ Thánh Giêrônimô Linh Mục tiến sĩ Hội Thánh 30/09. 



Lời Chúa:  Ai là người nhỏ nhất trong tất cả anh em, thì kể ấy là người lớn nhất.
“ Con Người đến để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người.”

Lạy Chúa xin nghe con giãi bài lẽ phải
Lời con than vãn xin Ngài để ý
Xin lắng nghe tiếng con nguyện cầu
Thốt ra từ miệng lưỡi chẳng điêu ngoa
Con xin được Thánh Nhan soi xét.




Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Chúa Nhật XXVI Thường Niên Năm C


Chúa Nhật XXVI Thường Niên Năm C



Lời Chúa: Con đã nhận phần phước của con rồi; còn Lararô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, Lararô được an ủi nơi đây, còn con phải chịu khốn khổ.

          Khi ấy, Đức Giê-su nói với người Pha-ri-sêu dụ ngôn sau đây: “Có một ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người nghèo khó tên là La-da-rô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu, thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta. Thế rồi người nghèo này chết, và được thiên thần đem vào lòng ông Áp-ra-ham. Ông nhà giàu cũng chết, và người ta đem chôn.
          Dưới âm phủ, đang khi chịu cực hình, ông ta ngước mắt lên, thấy tổ phụ Áp-ra-ham ở tận đàng xa, và thấy anh La-da-rô trong lòng tổ phụ. Bấy giờ ông ta kêu lên: “Lạy tổ phụ Áp-ra-ham, xin thương xót con, và sai anh La-da-rô nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ trên lưỡi con cho mát; vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm!” Ông Áp-ra-ham đáp: “Con ơi, hãy nhớ lại: suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi; còn La-da-rô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, La-da-rô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ. Hơn nữa, giữa chúng ta đây và các con đã có một vực thẳm lớn, đến nỗi bên này muốn qua bên các con cũng không được, mà bên đó có qua bên chúng ta đây cũng không được”.
          Ông nhà giàu nói: “Lạy tổ phụ, vậy thì con xin tổ phụ sai anh La-da-rô đến nhà cha con, vì con hiện còn năm người anh em nữa. Xin sai anh đến cảnh cáo họ, kẻo họ lại cũng sa vào chốn cực hình này!” Ông Áp-ra-ham đáp: “Chúng đã có Mô-sê và các Ngôn Sứ, thì chúng cứ nghe lời các vị đó”. Ông nhà giàu nói: “Thưa tổ phụ Áp-ra-ham, họ không chịu nghe đâu, nhưng nếu có người từ cõi chết đến với họ, thì họ sẽ ăn năn sám hối”. Ông Áp-ra-ham đáp: “Mô-sê và các Ngôn Sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin.”


 SUY NIỆM & NGUYỆN

          Bài Phúc Âm hôm nay cho ta thấy điều đó. Có lẽ khi đọc bài dụ ngôn này, có nhiều người bất mãn tự hỏi: “Ông nhà giàu đâu có tội gì mà phải xuống hỏa ngục. Ông không gian tham, trộm cắp, bóc lột. Tiền của do công sức mồ hôi nước mắt ông làm ra, ông có quyền ăn xài chứ? Giàu có đâu phải là tội?”. Vâng, giàu có đâu phải là một tội. Tuần trước Chúa Giêsu đã cho ta thấy giá trị tích cực của tiền bạc khi dạy ta hãy dùng tiền của mua lấy bạn hữu để họ đưa ta vào cuộc sống vĩnh cửu. Tiền bạc, nếu biết sử dụng, sẽ có giá trị tích cực. Nhưng nếu không biết sử dụng, sẽ trở thành nguy cơ.
          Hạnh phúc trên Nước Trời là một cuộc sống hiệp thông trong tình yêu của Chúa Ba Ngôi. Tình yêu của Chúa Ba Ngôi là một tình yêu dâng hiến trọn vẹn. Cho đi tất cả để nhận lãnh được tất cả. Những người ích kỷ không biết cho đi, không biết chia sẻ, không thể tham dự vào sự sống hiệp thông này. Vì thế, người ích kỷ là người tự chọn con đường xuống hỏa ngục. Kẻ khép cửa lòng trước nỗi khốn cùng của tha nhân, là người tự đào huyệt chôn mình. Người sống thiếu tình liên đới là người tự trục xuất mình ra khỏi Nước Trời.
          Bây giờ thì chúng ta hiểu tại sao ông nhà giàu lại bị đày đọa trong hỏa ngục. Ông nhà giàu không có tội gì. Ông chỉ có tội, thiếu sót tình liên đới, thiếu sót sự chia sẻ. Trước đây ông đóng kín cửa để tự ngăn mình với Ladarô. Nay cánh cửa đó biến thành vực sâu thăm thẳm chia cắt hai người. Trước kia ông chỉ cần mở cửa là gặp được Ladarô. Nay ông không tài nào vượt qua được vực thẳm ngăn cách. Trước kia ông nghĩ sẽ không bao giờ cần tới Ladarô. Nay ông biết mình cần Ladarô cho mình một giọt nước thì đã trễ. Tình liên đới nếu không tạo lập ở thế gian, khi chết rồi sẽ không còn cơ hội nữa.
Qua dụ ngôn này, Chúa muốn dạy chúng  ta biết: Ta sống trong cuộc đời không đơn lẻ, nhưng sống với người khác. Người ta không phải là những đường thẳng song song không bao giờ gặp nhau. Trái lại vận mệnh chúng ta đan xen vào nhau. Vì thế trách nhiệm liên đới là không thể thiếu được. Do đó cần phải quan tâm đến những người chung quanh mình. Sự quan tâm này không phải tự nhiên có được, nhưng phải tập luyện hằng ngày. Phải rèn luyện một trái tim nhạy bén biết cảm thương những cảnh ngộ bất hạnh. Phải rèn luyện một trái tim quảng đại sẵn sàng chia sẻ với những anh em nghèo khó thiếu thốn.
          Lạy Chúa, xin mở mắt con để con nhìn thấy Chúa trong những anh em sống chung quanh con. Xin mở tai con để con nghe được tiếng họ đang than van đau khổ. Xin mở trái tim con để con biết chia sẻ với mọi người những niềm vui, nỗi buồn của họ. Amen.



Các Tông Lảnh Thiên Thần





Micae có nghĩa là "Ai bằng Thiên Chúa". Thánh Micae đã chống lại thần dữ để bênh vực quyền tối cao của Thiên Chúa. Giáo Hội nhận thánh Micae như Ðấng bảo trợ và tin rằng ngài vẫn dâng lời cầu nguyện của chúng ta lên ngai tòa Chúa. Tổng Lãnh Thiên Thần Micae cũng đã hiện ra với nhiều người, đặc biệt năm 708, ngài hiện ra với Ðức Giám Mục thành Arranche và Ðức Giám Mục đã xây một thánh đường nguy nga để kính dâng Ðức Micae tại Mont Saint Michel.
Gabrie có nghĩa là "Uy lực của Thiên Chúa" cũng còn gọi là "Sứ Thần truyền tin". Ngài luôn can thiệp vào những sứ mạng liên quan đến việc cứu rỗi loài người. Chính ngài đã báo cho tiên tri Ðaniel thời đại xuất hiện của Ðấng Cứu Thế và là sứ giả được phái đến cùng với Trinh Nữ Maria để loan báo ý định của Thiên Chúa, và cũng chính là người đã nhiều lần hiện ra với thánh Giuse.



Raphae có nghĩa là "Thầy thuốc của Thiên Chúa". Chúng ta biết danh hiệu của Tổng Lãnh Thiên Thần này qua những trang sách Tôbia. Chính ngài đã được Thiên Chúa sai đến giúp đỡ gia đình ông trong cơn hoạn nạn. Ngài đã giúp ông đòi được nợ, chữa ông khỏi mù và lo cho con ông được yên bề gia thất.




KINH CẦU CÙNG TỔNG LÃNH THIÊN THẦN MICAE
Lạy ơn Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, xin giúp chúng con trong cơn giao chiến, đánh phá sự hiểm ác mưu sâu quỉ dữ. Chúng con sấp mình nguyện xin Chúa chế trị nó cùng xin nguyên soái cơ bình trên trời lấy quyền phép Chúa mà hạ Satan cùng các quỉ dữ đang rong ruổi khắp thế làm hại các linh hồn bắt chúng giam cầm trong hỏa ngục. Amen 

KINH TỔNG LÃNH THIÊN THẦN GABRIE 
Lạy Thiên Chúa, Người là Đấng ngự giữa các Thiên Thần của Ngài, Chúa đã chọn Tổng Lãnh Thiên Thần Gabrie làm sứ thần mang tin cho sự cứu rỗi, xin thương xót chúng con để chúng con được kính nhớ Người luôn trên trần thế, và sau này cho chúng con cũng được hạnh phúc với Người trên Thiên Đàng vì Chúa là Đấng Hằng Sống, hằng trị muôn đời. Amen 

KINH TỔNG LÃNH THIÊN THẦN RAPHAE 
Lạy Thiên Chúa, xin sai Tổng Lãnh Thiên Thần Raphae xuống phù giúp chúng con. Xin Người là đấng chầu trước nhan thánh Chúa, dâng những lời nguyện cầu của chúng con lên Chúa, nhân danh Chúa Giêsu Kitô là Chúa chúng con. Amen 

KINH THIÊN THẦN BẢN MỆNH 
Thiên Thần của Chúa là Thiên Thần Bản Mệnh yêu dấu của con. Nơi Ngài tình yêu của Chúa được ban cho con. Mỗi ngày, xin Ngài hãy ở cạnh bên con để soi sáng và canh giữ, để điều khiển và hướng dẫn con. Amen.

Đức Tân Tổng Giám Mục Sài Gòn






Đức tân Tổng Giám mục  phó Phaolô Bùi Văn Đọc
Khẩu Hiệu : “Chúa Là Nguồn Vui Của Con”
Phòng Báo Chí Tòa Thánh vừa loan tin Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Giám mục Giáo Phận Mỹ Tho làm Tổng Giám Mục phó Tổng Giáo Phận Sài Gòn kiêm Giám Quản Giáo Phận Mỹ Tho.
Đức tân Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc sinh ngày 11.11.1944, tại Đà Lạt. Năm 1956, vào Tiểu Chủng Viện Sài Gòn. Năm 1964, du học ở Rôma, tại Đại học Truyền giáo Urbaniana. Năm 1970, trở về Việt Nam và được thụ phong Linh mục ngày 17.12.1970, tại Đà Lạt.
Từ đó ngài làm giáo sư Tiểu Chủng Viện Simon-Hoà, Đại Chủng Viện Minh Hoà và Đại Học Đà Lạt. Năm 1975, được bổ nhiệm Giám đốc Đại Chủng Viện Minh Hoà, giáo sư Thần học tín lý tại Giáo Hoàng Học Viện Piô X, và các Đại Chủng Viện: Sài Gòn, Huế và Hà Nội.
Từ năm 1995, kiêm thêm nhiệm vụ Tổng Đại Diện Giáo phận Đà Lạt và năm 1998 đã tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu với tư cách chuyên viên của các Giám mục Việt Nam.
Ngày 26.03.1999, được bổ nhiệm làm Giám mục Chánh toà Giáo phận Mỹ Tho. Chọn khẩu hiệu: “Chúa là nguồn vui của con.”
Lễ tấn phong được cử hành ngày 20.05.1999, tại nhà thờ Chánh Toà Đà Lạt và nhận giáo phận Mỹ Tho ngày 27.05.1999.
Ngày 28.09.2013, được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục phó Tổng Giáo Phận Sài Gòn.
Tổng Giáo Phận Sài Gòn là một trong những giáo phận lâu đời nhất ở Việt Nam, được thành lập năm 1844 ranh giới bao gồm phần lớn Thành Phố Hồ Chí Minh (ngoại trừ huyện Củ Chi thuộc giáo phận Phú Cường). Tính đến năm 2008, Tổng Giáo Phận có 313 linh mục triều, 292 linh mục dòng, 3.588 nữ tu sĩ thuộc 51 dòng tu và 11 tu hội, 1.027 nam tu sĩ thuộc 17 dòng tu và 7 tu hội, 268 cộng đoàn dòng tu, 61 chủng sinh và 651.046 giáo dân.
Biên tập: Chỉnh Trần, S.J.


Thuộc về mục: Bản Tin, Giáo Hội Việt Nam

ĐTC Phanxicô giảng cư xá Marta






ĐTC Phanxicô: Một Kitô hữu đích thực phải bằng lòng chịu những sỉ nhục với niềm vui và lòng kiên nhẫn 

Đức Thánh Cha Phanxicô giảng hôm thứ Sáu ngày 27 tháng 9 năm 2013 trong Thánh Lễ ở Santa Marta rằng bằng chứng cho thấy chúng ta là những Kitô hữu thực sự hay không được chứng tỏ bằng khả năng chịu đựng những sỉ nhục với niềm vui và lòng kiên nhẫn. 
...
ĐTC nói “đây là cám dỗ của một sự an lành tinh thần.” Như người thanh niên giàu có trong Tin Mừng “muốn theo Chúa Giêsu nhưng chỉ đến một điểm nào đó.” ĐTC nói “Sự sỉ nhục của Thập Giá vẫn tiếp tục chặn đường nhiều Kitô hữu” là những người thay vì đi theo con đường này của Thập Giá lại phàn nàn về những việc làm sai trái và những sỉ nhục mà họ chắc chắn phải chịu.

ĐTC nói “bằng chứng cho thấy một người là một Kitô hữu đích thực là khả năng chịu đựng những sỉ nhục với niềm vui và lòng kiên nhẫn.” Ngài kết luận rằng chúng ta có quyền chọn lựa “hoặc làm một Kitô hữu được an lành hoặc làm một Kitô hữu gần Chúa Giêsu” là kẻ đi cùng Người dọc theo con đường Thập Giá.
Phaolô Phạm Xuân Khôi

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Hãy Trở Về Với Ta





          Lạy Chúa Giêsu, thế giới ngày nay đang đưa con người vào cuộc sống tiến bộ vượt bậc về truyền thông, sống trong cảnh giàu sang, văn minh, hưởng thụ, tiện nghi... thế nên, con người mải mê chạy theo nó và quên mất Chúa, loại Chúa ra khỏi cuộc sống của mình.
         Xin Chúa thức tỉnh và canh tân nhân loại chúng con, để chúng con sống thực thi thánh ý Chúa mỗi ngày. Biết xử dụng truyền thông đem Tin Mừng – Tin Vui đến cho đồng bào lương dân, cầu xin Chúa thương yêu thánh hóa tất cả anh chị em MVTT Tổng Giáo Phận Sài Gòn luôn tích cực hăng sai truyền thông đem Lời Chúa trên khắp các trang mạng. Và chỉ có Chúa mới là hạnh phúc đích thực mà trần gian này không thể cho chúng con được.
          Xin cho cuộc sống của chúng con luôn hướng về Chúa trong tâm tình yêu mến, phụng sự và tín thác. Amen



Kính Thánh Venceslaô và Laurensô Ruiz 28/09





                                     Kính Thánh Tử Đạo Venceslaô và Thánh Laurensô Ruiz 28/09



Lời Chúa: Con người sắp bị nộp vào tay người đời, các ông sợ không dám hỏi lại Người về lời ấy.
“ Đấng cứu độ chúng ta là Đức Giêsu Kitô đã tiêu diệt thần chết, và đã dùng Tin Mừng mà làm sáng tỏ phúc trường sinh.”
Hỡi con gái Xi-on, hãy vui sướng reo hò
Vì này ta đang đến để ở lại giữa ngươi
Sấm ngôn của Đức Chúa
Ngày ấy, nhiều dân tộc sẽ gắn bó cùng Chúa
Chúng sẽ thành dân thánh của ta
Và ta sẽ cư ngụ ở giữa chúng.

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

ĐỨC MẾN







Đức Tin




ĐỨC TIN



Đức Tin cứu rỗi linh hồn
Đức Tin khai mở ơn khôn cho người
Đức Tin đem đến nụ cười
Đức Tin soi sáng hiểu "Lời" Chúa ta
Đức Tin chiến thắng gian tà
Đức Tin thúc đẩy lời ra ngay lành
Đức Tin hạt cải lớn nhanh
Đức Tin hạt cát xây thành núi cao
Đức Tin Thiên Chúa trên cao
Đức Tin ơn thánh dạt dào lan ra
Đức Tin hồn thắm trổ hoa
Đức Tin nguồn sống ban ra cho đời
Đức Tin ở khắp mọi nơi
Đức Tin "Thiên Tử Ngôi Lời" dạy ta
Đức tin dẫn bước về nhà
Đức tin ngay thẳng Chúa Cha chúc lành
Đức Tin hướng dẫn trung thành
Đức Tin tuyệt đối ngọn ngành phúc vinh
Đức Tin giữ trọn ân tình
Đức Tin Con Chúa phục sinh khải hoàn
Đức tin hồn sẽ hân hoan
Đức tin mở trí khôn ngoan hơn người
Đức Tin tăng vẻ đẹp tươi
Đức Tin rạng rỡ môi cười cao sang
Đức Tin mở cửa Thiên Đàng
Đức Tin vui sống nhẹ nhàng nên thơ
Đức Tin Thiên Chúa phụng thờ
Đức Tin đẹp mãi Ngài chờ mong con.

Xóa bỏ Hận Thù






Xóa Bỏ Hận Thù.


          Một cửa hàng kia trong một thị trấn nhỏ, có hai người con trai sinh đôi. Hai chàng trai cùng làm việc tại cửa hàng của cha mình. Khi ông qua đời, họ thay ông trông coi cửa hàng đó. Mọi việc đều êm đẹp cho đến một ngày kia, khi một tờ giấy bạc biến mất. Người em đã để tờ giấy bạc đó trên máy đếm tiền rồi đi ra ngoài với khách hàng. Khi anh quay lại, tờ giấy bạc đã biến mất. Người em hỏi người anh: Anh có thấy tờ giấy bạc đâu không ? Người anh đáp:  Không. Tuy thế người em vẫn không ngưng tìm kiếm và gạn hỏi: Anh không thể không đụng đến nó. Tờ giấy bạc không thể tự đứng dậy và chạy đi được! Chắc chắn anh phải thấy nó ! Sự buộc tội phảng phất trong giọng nói của người em. Căng thẳng bắt đầu tăng lên giữa hai anh em họ. Sự oán giận cũng theo đấy mà len vào. Không lâu sau một hố ngăn cách gay gắt và sâu thẳm đã chia cách hai chàng trai trẻ. Họ không thèm nói với nhau một lời nào. Cuối cùng họ quyết định không làm chung với nhau và một bức tường ngăn cách đã được xây ngay giữa cửa hàng. Sự thù địch và oán giận cũng lớn lên tiếp theo 20 năm sau đó, lan đến cả gia đình của họ.
          Một ngày nọ, một người đàn ông đỗ xe ngay trước cửa hàng. Ông ta bước vào và hỏi người bán hàng: Anh đã ở đây bao lâu rồi . Người bán hàng đáp rằng anh đã ở đây cả cuộc đời. Vị khách nói tiếp: Tôi phải nói với anh điều này. 20 năm trước tôi đã đi xe lửa và tạt vào thị trấn này. Lúc đó tôi đã không ăn gì suốt ba ngày. Khi tôi đến đây bằng cửa sau và thấy tờ giấy bạc trên máy tính tiền, tôi đã bỏ vào túi mình rồi ra ngoài. Những năm qua tôi không thể quên điều đó. Tôi biết nó không phải là món tiền lớn nhưng tôi phải quay lại đây và xin anh thứ lỗi . Người đàn ông lạ mặt ngạc nhiên khi thấy những giọt nước mắt lăn trên má của người bán hàng trạc tuổi trung niên này. Anh ta đề nghị: Ông có vui lòng sang cửa bên và kể lại chuyện này cho người đàn ông trong cửa hàng đó được không ? Rồi người đàn ông lạ càng ngạc nhiên hơn khi thấy hai người đàn ông trung niên, trông giống nhau, ôm nhau khóc ngay trước cửa hàng. Sau 20 năm, rạn nứt giữa họ đã được hàn gắn. Bức tường thù hận chia cắt hai anh em họ đã được đập bỏ, vui mừng đoàn viên
          Trong cuộc sống có những điều nhỏ nhặt vẫn thường xảy ra và vô tình chia cắt con người với nhau, những lời nói việc làm, buộc tội hay những lời trách cứ oán hờn. Và khi đã bị chia cắt, họ  không bao giờ quay lại với nhau nữa. Tất cả là sự hiểu lầm và phương cách tốt nhất là chúng ta nên cầu nguyện nhờ vào ơn Chúa Thánh Thần soi trí mở lòng cho chúng ta, để nhìn thấy chân thiện mỷ nơi Chúa Giêsu là: “ Đừng để cho sự ác thắng được mình, nhưng hãy lấy thiện mà thắng ác.” ( Rm 12,21) Lạy Chúa con luôn yếu đuối, con rất cần đến Chúa, xin Chúa thương tăng ơn thánh và sức mạnh cho con, cũng như cùng với mọi người, để chúng con lướt thắng tội lỗi và thưc thi thánh ý Chúa. Amen



Lễ Thánh Vinh Sơn - Lời Chúa.





        Lễ nhớ hằng năm khi đến ngày 27/09 Hội Thánh nhớ đến mẫu gương nhân đức của Thánh nhân,  Thánh Vinh sơn Phaolô sinh ngày 24.4.1581, trong một gia đình nông dân tại Gát côn, nước Pháp. Sau khi theo học trường các cha dòng Phan sinh tại Dax, rồi học đại học ở Toulouse, Cha được thụ phong linh mục và đi phục vụ một giáo xứ ở Pari.






Lời Chúa: Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa, con Người phải chịu đau khổ nhiều.
                  “ Con Người đến để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn dân.”

Chúc tụng Chúa là núi đá cho con nương ẩn
Chúa là lá chắn, là đồn lũy chở che
Là thành trì bảo vệ, là Đấng giải thoát con
Chúa là khiên mộc cho con ẩn núp.

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Chầu Thánh Thể




Chầu Thánh Thể Chúa Giêsu

          Chúa đã đến trần gian để làm chứng cho sự thật. Chúa chấp nhận đi vào cái chết để bảo vệ sự thật. Chúa không thể nói sai về mình. Chúa không thể khuất phục sự dữ để bỏ lỡ cơ hội làm chứng về Chúa Cha, về Nước Trời vĩnh hằng. Xin Chúa cũng khơi lên trong lòng chúng con ngọn lửa yêu mến Chúa, để chúng con dám làm chứng con Chúa. Xin cho chúng con luôn nhớ rằng mình là ngôn sứ của sự thật, để chúng con dám chấp nhận từ khước những bổng lộc trần gian, dám chấp nhận những thiệt thòi khi sống cho niềm tin của mình.
           Lạy Chúa, thói đời thường gian dối, quanh co. Thế gian còn nặng chiểu tính hận thù, ghen ghét. Ở đời sao chẳng còn mấy ai dám sống tử tế với anh em! Chúa mời gọi chúng con phải là ngôn sứ cho Chúa, khi chúng con không sống theo thói đời tội lỗi. Chúa mời gọi chúng con phải sống ngay thẳng. Chúa dạy chúng con đừng bao giờ nuôi dưỡng hận thù. Chúa mời gọi chúng con phải sống tử tế với nhau. Xin giúp chúng con sống mến yêu nhau để làm chứng cho Tin Mừng của Chúa.  Xin Chúa tăng ơn thánh và sức mạnh để con thực thi thánh  ý Chúa ở đời này và  hướng dẫn chúng con trở về với Chúa, mỗi lần chúng con lầm lỗi xúc phạm đến Chúa và anh chị em. Xin cho chúng con biết lắng nghe và thực thi lời Chúa truyền dạy, để luôn xứng đáng là ngôn sứ trong thời đại hôm nay.
          Lạy Chúa Giêsu mến yêu, Thiên Chúa là tình yêu. Xin cho chúng con biết họa lại tình yêu của Chúa cho anh chị em mình. Một tình yêu hiến dâng.Một tình yêu bao dung. Một tình yêu dám chết cho người mình yêu. Amen.



Kính nhớ Thánh & Lời Chúa




Kính nhớ Thánh Cosma và Thánh Đamianô tử đạo. Amen


Lời Chúa: Ông Gioan, chính ta đã chém đầu rồi ! Vậy thì ông này là ai mà ta nghe đồn những chuyện như thế ?
“ Chúa nói: Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Thầy.”
  



Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Lời Chúa




Lời Chúa : Người sai các ông đi rao giảng Nước Thiên Chúa và chữa lành bệnh nhân.



“ Triều đại Thiên Chúa đã đến gần. Anhem hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.”
Xin giúp con tránh đường xảo trá
Và thương ban cho con luật pháp Ngài
Con coi trọng luật Chúa truyền dạy
Nên con ghét, mọi đường nẻo gian tà
Điều giả dối: con chê, con ghét
Luật pháp Ngài, những mến cùng yêu
Vì Lời Chúa là đèn soi con bước.




Tin Rô Ma






TIN ROMA: của ĐTC Phanxicô cảnh tỉnh các tín hữu đừng dùng lời nói giết hại kẻ khác.
Kể từ thứ hai, mùng 02 tháng 09, ĐTC Phanxicô trở lại với việc cử hành thánh lễ hằng ngày vào buổi sáng, tại nhà nguyện Cư Xá Thánh Martha, khi không có những chương trình khác.
Giải thích đoạn phúc âm của ngày, trích từ Phúc âm theo thánh Luca 04,16-30, kể lại cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với dân chúng làng Nazareth, ĐTC mời gọi các tín hữu đề phòng việc nói xấu nhau. Ngài nói : “Nơi nào có Thiên Chúa hiện diện,thì nơi đó không có hận thù, không có thèm muốn hay ganh tị, và cũng không có việc nói xấu giết chết thanh danh của nhau.”
ĐTC nhận định cuộc gặp gỡ với dân làng Nazareth đã được bắt đầu với việc thán phục, nhưng rồi kết thúc với với một tội ác. Thái độ ganh tị và tham lam của họ làm cho họ muốn giết chết Chúa Giêsu. Từ đó ĐTC rút ra kết luận như sau: “Sự việc như vậy xảy ra mỗi ngày trong tâm hồn chúng ta, trong cộng đoàn chúng ta”…. “Khi một thành viên mới gia nhập cộng đoàn chúng ta, ngày thứ nhất người ta nói tốt về thành viên đó; sang ngày thứ hai, người ta nói ít tốt hơn; và từ ngày thứ ba trở đi, bắt đầu xuất hiện việc nói hành nói xấu và cuối cùng “lột da” người đó.
ĐTC cảnh tỉnh: một cộng đoàn, một gia đình, có thể bị làm cho tan nát vì sự ganh tị thèm muốn, gieo rắc điều xấu vào tâm hồn con người và làm cho người này nói xấu người kia. Trong những ngày này, chúng ta thường nói đến hoà bình, chúng ta nhìn thấy những nạn nhân của những vũ khí; nhưng chúng ta cần suy nghĩ về chính vũ khí chúng ta dùng hằng ngày: đó là việc nói hành nói xấu kẻ khác. 

Và ĐTC kết luận: “Để có hoà bình trong cộng đoàn, trong gia đình, trong một đất nuớc, trong thế giới, chúng ta cần sống kết hiệp với Chúa… Và nơi đâu có Chúa, thì ở đó không có sự tham lam, không có phạm pháp, không có hận thù, không có những ganh tị. Nhưng có tình huynh đệ. Ước gì ước nguyện chúng ta dâng lên Chúa là: đừng bao giờ dùng lời nói mà giết chết anh chị em”. (Zenith.org, 02 sept 2013, Đặng Thế Dũng)
  

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Lời Chúa




.
Lời Chúa: Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành.
“ Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa.”
Hạnh phúc thay ai sống đời hoàn thiện
Biết noi theo luật pháp Chúa Trời
Xin cho con được trí thông minh
Vì con ưa thích đường lối của Ngài.